Phỏng nặng nguy kịch
Đó là hoàn cảnh đáng thương của chị H Tô Li Niê (sinh năm 1996 ở thôn 2, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông).
![]() |
Chi phí một ngày nằm viện của chị H Tô rất lớn. |
Mới đây, khi chị H Tô Li Niê vừa nhóm bếp chuẩn bị cho bữa trưa thì bất ngờ túi xăng treo gần đó rớt xuống, bắt lửa cháy khiến chị bị bỏng nặng. Toàn thân phía trên và mặt bị bỏng nặng độ II và độ III.
Chị H Tô được sơ cứu ở viện địa phương sau đó chuyển đến BV Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị. Ngoài phỏng nửa thân người bên trên, bác sĩ vẫn đang tiếp tục theo dõi phỏng hô hấp.
Từ ngày nhập viện (26/6) chị H Tô được các bác sĩ điều trị tích cực bù dịch, cắt lọc hoại tử, hồi sức nội khoa. Vì vết thương nặng, diện tích rộng nên chi phí điều trị rất tốn kém. Mỗi ngày nằm viện chi phí ước tính từ 5-10 triệu đồng. Tuy nhiên, gia đình mới chỉ đóng được 7,5 triệu tiền tạm ứng viện phí.
Chồng lo đứng lo ngồi vì còn mỗi 500 ngàn đồng
Gặp anh Y Then Ê Ban đang ngồi chờ tin vợ ngoài hành lang phòng chăm sóc đặc biệt, với dáng vẻ mệt mỏi buồn bã.
Hai vợ chồng anh Y Then và chị H Tô lấy nhau 7 năm với hai bàn tay trắng sống bằng nghề làm thuê làm mướn. Hai vợ chồng sinh được 2 đứa con, đứa nhỏ mới phát hiện thoát vị bẹn chưa có tiền nhập viện thì vợ bị bỏng.
Sau nhiều năm phấn đấu làm thuê tích góp được 25 triệu đồng, họ mua một mảnh đất nhỏ 40 triệu đồng để dựng cột lợp bạt để sinh sống. 15 triệu đồng còn thiếu hằng tháng phải trả 1 triệu tiền lãi cho chủ đất.
![]() |
Làm thuê không đủ, hai vợ chồng thuê 5 sào đất trồng mì, hai năm liền trồng mì khi thu hoạch tiền lời không đủ tiền công nên họ lại trả đất tiếp tục làm thuê.
Cái vòng luẩn quẩn nghèo khó chưa thoát được thì con bệnh vợ bị phỏng phải nhập viện. Cha mẹ anh em cho mỗi người được 500 ngàn đồng. Lo chi phí cho vợ nằm viện mấy ngày số tiền cạn kiệt. Hiện anh Y Then còn đúng 500 ngàn đồng.
Tài sản quý giá là chiếc xe máy 3 triệu mua cách đây 4 năm
Trong căn nhà tạm để gia đình sinh sống, theo anh Y Then cho biết thì không có tài sản gì quý giá ngoài chiếc xe máy cũ. Thậm chí giường không có họ phải kê ván gỗ để nằm.
Khi vợ bị bỏng cần tiền anh không biết lấy gì để bán chữa bệnh cho vợ. Hai đứa con nhỏ phải gửi bên ngoại nuôi giùm.
“Vợ em bệnh, mỗi người cho được mấy trăm ngàn lo tiền xe từ Đăk Nông xuống, tiền viện phí là hết. Em còn mỗi 500 ngàn đồng đây. Bác sĩ nói đóng thêm tiền mà em chưa biết kiếm đâu ra. Hai vợ chồng em lấy nhau hai bên cùng nghèo, không dám tổ chức đám cưới về ở với nhau vậy thôi. Đứa con thứ hai sinh non lúc 7 tháng ốm đau suốt vừa qua được đốt đó thì lại bị thoát vị bẹn. Bác sĩ khuyên đưa đến viện tỉnh mổ mà chưa có tiền đưa đi thì mẹ cháu bị bỏng. Giờ em không biết phải làm sao có tiền điều trị cho vợ”.
Đức Toàn
Mọi đóng góp xin gửi về: 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ Mã số 2017.159 (chị H Tô Li Niê _ Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account:VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Tại lớp học này, những người nông dân như anh tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc gừng hữu cơ như thế nào, rồi ghi nhật ký trồng trọt ra sao. Lúc thu hoạch thì phải làm ra sao để củ gừng đạt chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu…
Người dân được học bắt đầu thay đổi tư duy, thay đổi thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học bằng cách sử dụng phân vi sinh, ủ phân chuồng, phân xanh chăm bón cây trồng. Tỉnh cũng tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền việc đăng ký sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đặc sản dưới hình thức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể, chủ động giúp dân liên kết với doanh nghiệp tạo thành chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ để ổn định đầu ra sản phẩm.
Sau 3 năm kể từ khóa đào tạo đầu tiên được mở, nông dân đã tích cực mở rộng diện tích trồng gừng hữu cơ xuất khẩu ở vùng cao Lục Khu lêngần 200 ha gừng trâu. Vụ mùa gừng năm 2019, năng suất bình quân từ 35-40 tạ/ha, giá thu mua 13.000 đ/kg.
“Bình quân mỗi ha trồng gừng đạt doanh thu 400-450 triệu đồng, Tính ra doanh thu từ củ ngừng năm vừa rồi cũng đạt khoảng gần 100 tỷ. Trồng ngừng không quá vất vả, lợi nhuận lại rất cao. Như vụ vừa rồi tính ra mỗi 1ha gừng người nông dân thu lãi khoảng 250 triệu”, ông Lưu Trọng Hính - Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Hà Quảng chia sẻ.
Châu Giang
" alt=""/>Được dạy làm nông nghiệp hữu cơ, nông dân vùng cao Lục Khu thoát nghèoHiện tại nhiều huyện của tỉnh Thanh Hóa đang hứng chịu hậu quả từ đợt mưa lũ bất thường, gây thiệt hại lớn cả về người và tài sản; hàng ngàn ngôi nhà bị ngập sâu; người dân vật lộn chống chọi với mưa lũ; tài sản, gia súc, gia cầm bị cuốn trôi; hoa màu bị nhấn chìm trong nước lũ. Năm học mới sắp bắt đầu nhưng trường lớp của các em học sinh đã bị lũ phá hủy, ngập trong nước và bùn đất.
![]() |
Ông Hoàng Văn Đoàn - Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Thanh Hóa tại Hà Nội cho biết: "Bà con các vùng bị ảnh hưởng bởi mưa lũ gặp muôn vàn khó khăn, đang vật lộn cùng với chính quyền địa phương chống chọi và ổn định cuộc sống sau lũ quét. Trước tình cảnh đó, Hội đã kêu gọi các doanh nhân, doanh nghiệp, các hộ kinh tế tư nhân, các tấm lòng hảo tâm ủng hộ, giúp đỡ bà con. Sự ủng hộ này thể hiện tấm lòng của những người con xứ Thanh luôn hướng về quê nhà, sẻ chia làm vơi đi những khó khăn, vất vả mà bà con vùng lũ đang phải đối mặt".
Ngay sau ngày kêu gọi đầu tiên, hội đã thu được hơn 500 triệu đồng tiền ủng hộ. Hiện hội vẫn đang thực hiện việc kêu gọi để các doanh nghiệp, doanh nhân góp sức về hỗ trợ giúp bà con bị bão lụt ở quê nhà bớt đi thiệt hại.
Ông Trần Đức Minh - Trưởng Ban tổ chức chương trình cho hay, trong ngày 17/10, Hội sẽ phối hợp Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa sẽ vận chuyển và trao 1.000 suất quà bao gồm gạo, mỳ tôm, dầu ăn, nước mắm, muối... để hỗ trợ nhân dân các vùng bị chia cắt do ngập lụt ở 2 huyện Yên Định, Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa).
Việc hỗ trợ này chỉ là bước đầu. Thời gian tới Hội sẽ khảo sát, đánh giá nhu cầu của người dân Thanh Hóa để triển khai các hoạt động hỗ trợ phù hợp, nhằm giúp người dân sớm khắc phục hậu quả sau bão lũ, ổn định đời sống. Trong đó, Hội đặc biệt ưu tiên các hoạt động cải tạo, sửa chữa, khôi phục trường, lớp học cho học sinh sớm trở lại trường.
Thu Hương - Ban Bạn đọc
" alt=""/>Doanh nghiệp, doanh nhân chung tay ủng hộ đồng bào Thanh Hóa bị lũ lụt