Shark Thủy bị bắt tạm giam
Thông tin tại họp báo Bộ Công an sáng 26/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch Công ty Giáo dục EGroup, tức shark Thủy, Đặng Văn Hiền - Trưởng ban quan hệ cổ đông Công ty EGame, về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Từ cuối năm 2022, chuỗi trung tâm tiếng Anh Apax Leaders của EGroup liên tục vướng vào lùm xùm về chất lượng dạy học, chậm trả lương, nợ lương giáo viên.
Hàng loạt phụ huynh đến Apax Leaders để khiếu nại, yêu cầu hoàn trả học phí. Có thời điểm, ông Thủy đã lên tiếng thừa nhận bế tắc, xin khất nợ cũng như giãn thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận để Apax tập trung nguồn lực cho việc tái cấu trúc.
Theo báo cáo ngày 26/2, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM cho biết số tiền học phí phải hoàn trả cho phụ huynh trên địa bàn là hơn 108 tỷ đồng. Trong đó, Apax đã trả hơn 14 tỷ đồng, còn nợ hơn 93 tỷ đồng.
Trưa 26/3, đại diện Apax cho biết đơn vị này tạm dừng việc xác nhận học phí và công nợ học phí cho phụ huynh. Hệ thống trung tâm tiếng anh này cũng tạm ngừng việc hoàn học phí cho đến khi có kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra.
Shark Khải và lùm xùm về xuất xứ hàng hóa
Năm 2017 khi Shark tank mùa 1 diễn ra, doanh nhân Hoàng Khải với thương hiệu Khaisilk phải rút lui khỏi chương trình do liên quan đến việc gian lận xuất xứ hàng hóa. Chương trình cũng dừng phát sóng toàn bộ phần ghi hình liên quan đến ông Khải.
Cụ thể, một số người tiêu dùng phát hiện ra khăn lụa của Khaisilk có gắn tem Made in China nhưng lại được cắt đi, thay thế vào đó là mác "KHAISILK" được thêu sang bên cạnh.
Khăn lụa KHAISILK từng bị người tiêu dùng tố cắt mác "Made in China" (Ảnh: IT).
Đến tháng 10/2017, Bộ Công Thương chỉ đạo kiểm tra nguồn gốc của khăn lụa "KHAISILK".
Tháng 12/2017, Bộ này kết luận Công ty TNHH Khải Đức (thuộc tập đoàn Khải Silk) có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng, vi phạm các quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa, có dấu hiệu che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng.
Căn cứ kết luận kiểm tra, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng chuyển hồ sơ, vật chứng cho cơ quan cảnh sát điều tra xử lý theo quy định đối với các dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
Đến ngày 14/12/2017, ông Hoàng Khải đã thôi chức vụ người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Khải Đức.
Shark Tam và tranh cãi tivi "made in Vietnam"
Đến Shark Tank mùa 3, doanh nhân Phạm Văn Tam, Chủ tịch tập đoàn Asanzo gặp lùm xùm tương tự doanh nhân Hoàng Khải.
Cụ thể tháng 6/2019, tập đoàn này vướng phải lùm xùm nhập linh kiện rồi xé nhãn Trung Quốc, lột tem và dán tem nhãn "made in Vietnam" trong khi hàm lượng sản xuất ở Việt Nam rất ít.
Cuối tháng 10/2019, ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết Asanzo có nhiều vi phạm như lừa dối người tiêu dùng, vi phạm về xuất xứ hàng hóa, trốn thuế… Đơn vị sản xuất Shark tank cũng đã loại bỏ tất cả các phần ghi hình liên quan đến ông Tam.
Tuy nhiên thời điểm này nhiều chuyên gia tranh luận hệ thống pháp luật chưa có quy định xuất xứ "made in Vietnam" với hàng hóa sản xuất, tiêu thụ trong nước.
Shark Vương rút khỏi vị trí lãnh đạo của loạt doanh nghiệp
Năm 2018, sau một thời gian tham gia Shark tank, ông Trần Anh Vương (shark Vương) bất ngờ rút khỏi vị trí lãnh đạo của một số doanh nghiệp.
Cụ thể, tháng 7/2018 ông Vương đệ đơn từ chức Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam (mã chứng khoán: TH1) nhiệm kỳ 2016-2021 và được HĐQT chấp nhận.
Ngày 31/8/2018, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần SAM Holdings (mã chứng khoán: SAM) đã có nghị quyết thông qua đơn từ nhiệm chức danh Tổng giám đốc của ông Trần Anh Vương.
Ông là Tổng giám đốc SAM Holdings từ tháng 5/2016. Ngoài SAM Holdings, thời điểm này ông Vương còn là Thành viên Hội đồng quản trị HĐQT của các công ty gồm Tổng Công ty Dược Việt Nam (mã chứng khoán: DVN), Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai (mã chứng khoán: DNP), Công ty cổ phần SAMETEL (mã chứng khoán: SMT) và Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Đầu tư BVG (mã chứng khoán: BVG).
Hiện ông Vương chỉ còn đảm nhiệm vị trí Chủ tịch của Công ty cổ phần Đầu tư BVG (mã chứng khoán: BVG). Tại ngày 26/3, cổ phiếu của doanh nghiệp được giao dịch ở mức 2.500 đồng/cổ phiếu.
" alt=""/>Những lần các shark bị "mắc cạn"Sáng nay (19/8), UBND TPHCM phối hợp với Liên minh diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức chương trình đối thoại chính sách năm 2024 với chủ đề "Tạo động lực cho tăng trưởng bền vững: Tối ưu hóa kinh tế, công nghệ và năng lượng".
Sự kiện là cơ hội để cộng đồng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và lãnh đạo các tỉnh thành khu vực phía Nam trao đổi, giải đáp các thắc mắc nhằm cải thiện về môi trường đầu tư.
Ông Đức Trần, nhóm công tác Đầu tư và Thương mại VBF, đặt vấn đề về chi phí mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải trả cho logistics (chuỗi cung ứng) tại Việt Nam cao hơn trung bình của thế giới, chiếm 25% GDP. Chi phí vận tải chiếm 30-40% giá thành sản phẩm, cao hơn so với mức 10-20% của thế giới.
Trong khi đó, theo ông, cơ sở hạ tầng giao thông tại TPHCM không đáp ứng sự phát triển. Đường vào cảng Cát Lái và cao tốc Long Thành - Dầu Giây liên tục kẹt xe. Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất quá tải từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
"Ngay khi nhà đầu tư bước chân vào Việt Nam, họ thấy cảnh xếp hàng rất dài, mất 30-45 phút, thậm chí 1 giờ đồng hồ mới có thể qua cửa an ninh ở sân bay. Nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam thường đặt câu hỏi tại sao phải xếp hàng chờ lâu thế?", ông Đức Trần nêu.
Do đó, ông Đức Trần cho rằng cần phải cải thiện hạ tầng giao thông, giảm chi phí logistics, phát triển các giải pháp bền vững trong vận tải và logistics xanh.
Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải (Ảnh: Hoàng Lê).
Đáp lại ý kiến trên, ông Nguyễn Công Hoàn - Phó giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - cho biết hiện nay sức khai thác của sân bay Tân Sơn Nhất đã vượt quá công suất thiết kế. Sân bay này đang phục vụ 41,6 triệu lượt khách mỗi năm, trong khi công suất thiết kế ban đầu chỉ ở mức 28-30 triệu lượt.
Chính phủ đã yêu cầu phát triển các nhà ga, hạ tầng khu vực lân cận. Đối với Tân Sơn Nhất là nhà ga T3, công suất 20 triệu khách mỗi năm, dự kiến khai thác tháng 4/2025. Ngoài ra, Cảng hàng không quốc tế Long Thành cũng dự kiến được đưa vào khai thác năm 2026, có thể cải thiện khả năng phục vụ hành khách qua Tân Sơn Nhất.
Ông Hoàn thừa nhận cơ sở hạ tầng Tân Sơn Nhất hiện tại quá tải, không tránh khỏi hạn chế về vấn đề chất lượng dịch vụ, sự đông đúc vào giai đoạn cao điểm. Tuy nhiên, với sự cải thiện hạ tầng trong các năm tới, ông hi vọng việc phục vụ hành khách sẽ tốt hơn.
Về vấn đề khó khăn trong nhập cảnh, ông nói công an cửa khẩu đã làm việc nỗ lực, cải thiện từng bước trong các năm gần đây. Việc xếp hàng đã được cải thiện bằng cách giăng dây, phân làn, tránh lộn xộn. Sân bay cũng tiến hành thử nghiệm robot tự động để chuyển đổi kỹ thuật số, nhưng đòi hỏi thời gian và dữ liệu thu thập.
Ông cũng trình bày khó khăn lớn nhất với các đơn vị này là hạ tầng nhà ga quốc tế cũng đã khai thác được 16 năm. Vì thế, vị đại diện cho biết sẽ tiếp tục làm việc với công an cửa khẩu và các đơn vị mặt đất để cải thiện tình hình, đáp ứng mong đợi của hành khách khi đến sân bay.
Nhìn nhận vấn đề rộng hơn, ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TPHCM - nói những năm gần đây, giao thông - hạ tầng tại các tỉnh phía Nam đã được đầu tư, cơ bản có kết nối nhưng chưa phát triển nhiều. "Hạ tầng là khâu yếu nhất ở phía Nam, Chính phủ đang quan tâm đầu tư", ông Hoan thừa nhận.
Đại diện TPHCM tin rằng khi hạ tầng được chú trọng, các doanh nghiệp FDI sẽ có cơ hội đầu tư vào vùng này bởi đó là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước. Tiềm năng đầu tư, phát triển sẽ rất lớn.
Ông Võ Văn Hoan cũng nhấn mạnh miền Tây đang được đầu tư mạnh mẽ hệ thống cảng tại Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Bến Tre... giúp phát triển giao thông đường thủy. TPHCM cũng xin Trung ương cho phép triển khai Cảng trung chuyển Cần Giờ, có vai trò giao thương lớn trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Dự án này cần nhiều nhà đầu tư lớn tham gia, là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.
" alt=""/>Tại sao phải mất 30