Dù vậy, không phải luật lệ nào cũng hợp lý và thiết thực, điển hình như việc yêu cầu học sinh phải để tóc màu đen tuyền hoặc mặc nội y trắng tới trường, theo Washington Post.
![]() |
Nhật Bản là quốc gia có quy định nghiêm ngặt về đầu tóc, trang phục của học sinh. Ảnh: Reuters. |
Các cơ sở giáo dục công lập nước này khẳng định những quy tắc chung về màu tóc, trang phục sẽ đảm bảo thanh thiếu niên tập trung học tập, không đua đòi ăn chơi.
Tuy nhiên, các chuyên gia và nhà hoạt động xã hội chỉ trích việc áp đặt luật lệ hà khắc lên học sinh đang tước đoạt bản sắc cá nhân và gây ra tình trạng phân biệt đối xử, bắt nạt học đường.
Bài xích sự khác biệt
Đầu tháng 2 năm nay, tòa án cấp quận tại tỉnh Osaka yêu cầu trường trung học phổ thông Kaifukan ở thị trấn Habikino bồi thường tổn thất hơn 3.000 USD cho một cựu học sinh.
Do sở hữu màu tóc nâu tự nhiên, cô gái này liên tục phải nhuộm đen theo yêu cầu của nhà trường kể từ khi nhập học năm 2015. Cảm thấy áp lực và đau khổ, cô gái bỏ học. Nhà trường sau đó xóa tên cô khỏi sơ đồ lớp học và danh sách học sinh.
Năm 2017, cô gái đệ đơn kiện trường cũ về vụ việc. Tuy nhiên, thẩm phán tuyên bố trường học có quyền đặt quy định về màu tóc, chỉ phải bồi thường do tự động gạch tên nữ sinh khỏi danh sách học sinh.
![]() |
Các chuyên gia cho rằng quy tắc về màu tóc và nội y gây chia rẽ và gia tăng nạn phân biệt đối xử giữa các học sinh. Ảnh: Jpninfo. |
Yoshiyuki Hayashi, luật sư phía nguyên đơn, bày tỏ sự thất vọng trước việc tòa án không có bất kỳ sự lên án pháp lý nào đối với việc nhà trường khăng khăng khẳng định tóc của cô gái có màu đen tự nhiên.
"Cô bé chịu ảnh hưởng tâm lý nặng nề, thậm chí sinh chứng khó thở khi nhìn thấy tóc mình trong gương. Hiện tại, cô ấy phải đi làm bán thời gian và gặp nhiều khó khăn", luật sư Yoshiyuki Hayashi nói.
Theo khảo sát do đài truyền hình NHK thực hiện, gần một nửa số trường trung học ở Tokyo yêu cầu học sinh có mái tóc gợn sóng hoặc không đen nộp giấy xác nhận đó là tóc chưa qua sử dụng hóa chất.
Theo đó, trong số 177 trường trung học do chính quyền thủ đô Tokyo điều hành, 79 trường yêu cầu các giấy chứng nhận có chữ ký của phụ huynh, theo Reuters.
Miyuki Nozu (32 tuổi), hiện làm việc với những người nhập cư, nói rằng cô từng theo học tại một trường tư thục yêu cầu học sinh luôn mang theo giấy chứng nhận màu tóc.
Nozu cho biết những quy tắc hà khắc do trường học đề ra khiến trẻ em nhập cư, con lai hay những người có đặc điểm cơ thể khác biệt cảm thấy lạc lõng, không được coi trọng.
"Các cơ sở giáo dục khẳng định người Nhật phải có mái tóc đen, thẳng. Nhưng Nhật Bản không còn là một quốc gia đơn sắc tộc nữa. Họ đang ép buộc giới trẻ bằng những luật lệ lỗi thời, hà khắc và không quan tâm tới sự đa dạng", cô nhận xét.
![]() |
Gần 60% trong số hơn 200 trường công lập có quy định học sinh phải mặc đồ lót màu trắng. Ảnh: ICU. |
Giáo sư Kayoko Oshima tại ĐH Doshisha cho biết ngày càng nhiều người trẻ "cảm thấy tổn thương và đánh mất lòng tự trọng", chịu cảnh cô lập và bắt nạt từ bạn học vì có ngoại hình khác biệt.
"Người Nhật có tâm lý bài xích những cá nhân khác biệt. Do đó, mọi người thường cố tình khiến bản thân kém nổi bật như một phương pháp sinh tồn", cô lý giải.
Những quy định học đường gây chia rẽ tại xứ hoa anh đào không chỉ dừng lại ở màu tóc. Tại thành phố Nagasaki, gần 60% trong số 238 trường công lập có quy định học sinh phải mặc đồ lót màu trắng.
Đài truyền hình NHK đưa tin các giáo viên thường xuyên kiểm tra nội y của học sinh khi các em thay đồ cho tiết thể dục. Một số trường học thậm chí yêu cầu người vi phạm quy định cởi bỏ đồ lót.
Kêu gọi thay đổi
Vài năm gần đây, ngày càng nhiều ý kiến lên án các quy tắc học đường hà khắc, yêu cầu chính phủ và các cơ sở giáo dục phải thay đổi.
Năm 2018, khi vụ việc nữ sinh tại Osaka kiện trường cũ lần đầu được báo giới chú ý, Yuji Sunaga là người đứng ra tổ chức chiến dịch "Ngừng các quy tắc cực đoan trong trường học".
![]() |
Ngày càng nhiều ý kiến cho rằng chính phủ và cơ sở giáo dục thay đổi quy tắc hà khắc với học sinh. Ảnh: Nippon. |
Bản kiến nghị của anh thu về 60.000 chữ ký ủng hộ, đòi chính phủ Nhật Bản có biện pháp xử lý tình trạng áp đặt luật lệ hà khắc về đầu tóc, trang phục lên học sinh.
Anh cho biết những quy định trên không chỉ khiến nạn phân biệt đối xử thêm trầm trọng, mà còn khiến tình trạng quấy rối tình dục học đường gia tăng. Điều này khiến người trẻ chịu ảnh hưởng về tâm lý và thể chất, thậm chí dẫn đến tự tử.
"Các quy định hà khắc, quan niệm 'phải giống như bạn bè' khiến tuổi trưởng thành của nhiều người trẻ trở thành nỗi ám ảnh. Lòng tự trọng của trẻ em ngày nay ngày càng giảm, có thể khiến chúng đánh mất ý chí sống", Sunaga nói.
Theo Zing
Ngày 7/3 hàng năm, những biểu ngữ ghi lời chúc đến sinh viên nữ được treo khắp các trường đại học Trung Quốc. Không ít câu chúc khiến nữ sinh khó chịu vì phân biệt, đùa thô tục.
" alt=""/>Quy định 'tóc đen, nội y trắng' gây chia rẽ nữ sinh NhậtỞ đâu có thành công, ở đó có bắt chước. Không riêng Việt Nam mà cả thế giới đều hỏi: bí mật của các công ty thành công là gì? Giới công nghệ trả lời ngay: chuyển đổi số, tức là dùng công nghệ để "thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới" - định nghĩa của Tập đoàn Dữ liệu toàn cầu IDC.
Thế là nhà nhà chuyển đổi số, ai ai cũng AI. Theo khảo sát năm 2018 của IDC, chuyển đổi số đang trở thành chiến lược tại các doanh nghiệp, tổ chức. Tại Việt Nam, Nghị quyết 52/NQ-TW và Quyết định 749/QĐ-TTg đã đưa chuyển đổi số trở thành chương trình hành động quốc gia.
Về mặt chiến lược, tôi hoàn toàn đồng ý phải áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh và vận hành đất nước, tôi chỉ hơi ngạc nhiên khi có người tuyên bố như thể đây là ý tưởng mới. Nhưng về cách làm, tôi nghĩ còn nhiều điều cần làm rõ.
Trước tiên, chuyển đổi số đang là một "sản phẩm" bán rất chạy. Có rất nhiều công ty đang muốn bán các sản phẩm, dịch vụ giúp thực hiện chuyển đổi số. Người bán luôn thổi phồng giá trị sản phẩm của họ, theo kiểu "số hóa hay là chết".
Vậy ai đang bán công nghệ chuyển đổi số? Các công ty công nghệ! Bạn tôi mới tự hào thông báo công ty anh ấy lọt vào danh sách được mua chip mới nhất của Nvidia. Lẽ thường, chỉ người bán mừng khi ký được hợp đồng, Nvidia quá "siêu" khi khiến người mua cũng mừng luôn. "Dữ liệu là nguồn dầu mới", ai cũng muốn "đào" mỏ dầu, nên giới công nghệ tha hồ bán cuốc xẻng hốt bạc. Từ năm 2015 đến nay, cổ phiếu Nvidia tăng tới 1.800%.
Làm việc ở Thung lũng Silicon, tôi đã tận mắt chứng kiến các công nghệ chuyển đổi số như AI hay điện toán đám mây đem lại lợi ích to lớn như thế nào. Nhưng nói các tập đoàn công nghệ thành công nhờ áp dụng công nghệ thì cũng giống như nói chị Bảy bán bún riêu đắt khách nhờ nấu ngon. Câu hỏi đúng là: vì sao họ chế được những công nghệ, sản phẩm không ai làm được?
Tôi đã suy nghĩ về câu hỏi này một thời gian dài, nhưng không tìm được lời đáp ưng ý. Năm ngoái tôi có dịp gặp gỡ David Eaves, giảng viên chính sách công nghệ và chính phủ điện tử, trường Chính sách công Kennedy ở Harvard. Eaves cho tôi đáp án ngắn gọn: giới công nghệ đang thống lĩnh nhờ khả năng thay đổi và học nhanh hơn phần còn lại của thế giới.
Eaves kể, nhiều lãnh đạo quốc gia và doanh nghiệp lớn đến Harvard hỏi nên chuyển đổi số bằng công nghệ gì, nhưng Eaves luôn nói ông ấy không dạy một công nghệ cụ thể, mà dạy phương pháp suy nghĩ của giới công nghệ, tức tư duy số. Công nghệ tốt cỡ nào rồi sẽ trở nên lỗi thời, nhưng nếu biết cách học và thay đổi nhanh sẽ không bao giờ lạc hậu.
Theo thống kê của Google, mỗi ngày các kỹ sư ở đây thực hiện hơn 60 ngàn thay đổi lớn nhỏ để cải tiến các sản phẩm của công ty. 60 ngàn, tức là khi bạn đọc xong câu này, Google đã thực hiện xong vài cải tiến. Tốc độ vầy mà không phải Google làm gì cũng thành công và kịp thời.
Thay đổi và học thật nhanh không chỉ là chiến lược mà còn là "bánh mì và bơ" của các tập đoàn công nghệ. Nhìn sản phẩm của họ là biết. Điện toán đám mây giúp nhanh chóng thử nghiệm các sản phẩm mới mà không cần tốn thời gian đầu tư xây dựng hạ tầng. AI giúp tự động hóa và nhanh chóng học những thông tin quan trọng nhất từ mớ bòng bong dữ liệu đã thu thập được. Giới công nghệ đầu tư vào những công nghệ này trước tiên để phục vụ nhu cầu của chính họ.
Nếu chỉ cần giỏi một công nghệ sẽ mãi thành công, có lẽ hôm nay ta vẫn còn xài điện thoại Nokia, chụp hình bằng Kodak, chat qua Yahoo! Messenger. Ở mỗi thời điểm, các công ty vẫn đầu tư cho những công nghệ đương đại. Nhưng muốn ở đỉnh cao, phải giữ được phong độ - tức khả năng thích ứng nhanh và không ngừng học hỏi.
Và không công nghệ nào có thể giải quyết được nạn trì trệ, quan liêu. Tôi đã nghe một tập đoàn Việt Nam đầu tư hàng triệu USD mua hệ thống thương mại điện tử của nước ngoài, nhưng muốn đổi font chữ thôi cũng phải chờ đối tác vài tuần. Tôi mới truy cập thử, thấy website đã "chết lâm sàng".
Cũng không phải cứ nhét công nghệ vào là thành "số" hết. Tôi đã thấy có nhà băng khoe là "ngân hàng số", nhưng muốn sửa gì, kỹ sư phải viết đơn chờ ba cấp lãnh đạo phê duyệt. Đồng ý rằng đi chậm có thể chắc hơn, nhưng tôi e là do ở dưới sợ trách nhiệm, ở trên thì lo mất kiểm soát. Tôi coi đánh giá, mười khách hàng hết chín than phiền app chậm và hay bị lỗi.
Ngược lại, không cần phải có công nghệ đình đám mới được coi là "số". Nơi nào tạo điều kiện tối đa để nhân viên làm việc, cổ vũ tự do sáng tạo, khuyến khích đảm nhiệm trọng trách, chấp nhận sai sót mà không đổ lỗi cá nhân, nơi đó đã bắt đầu chuyển đổi số thành công.
Chuyển đổi số, do đó, không phải là chuyển từ "offline" sang "online", từ giấy tờ sang máy tính, từ thủ công sang tự động, mà là chuyển đổi tư duy. Câu hỏi không phải "tôi sẽ dùng công nghệ gì" mà là: tôi phải suy nghĩ thế nào để có thể thay đổi nhanh và học không ngừng.
Dương Ngọc Thái
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>'Số hóa hay là chết?'Hãy dành thời gian trò chuyện với mọi người thay vì chỉ tập trung vào thức ăn.
Chuẩn bị trước bữa tiệc
Hãy dành thời gian tập luyện thể thao trước khi đi tiệc. Mẹo nhỏ này sẽ giúp đánh vào tâm lý của bạn. Bạn sẽ không muốn bỏ phí buổi tập vất vả của mình, và tự khắc tiết chế việc ăn uống.
![]() |
Tập thể thao trước khi đi ăn tiệc sẽ là cách giúp bạn tự kiểm soát lượng ăn. |
Một điều quan trọng là đừng để bụng đói khi đi tiệc. Việc để một chiếc bụng đói cồn cào đi ăn tiệc tất niên sẽ khiến bạn "không đủ lý trí" để tránh được sự mê hoặc từ những món ăn hấp dẫn và ăn uống bất chấp mặc kệ việc chúng có ảnh hưởng đến cân nặng của bạn hãy không. Để tránh khỏi việc đó, hãy ăn trước những món ăn lành mạnh, rồi mới đến bữa tiệc!
Ăn thật chậm
Sau một bữa ăn, đường ruột của bạn sẽ kìm hãm hoạt động của hormone ghrelin nhằm kiểm soát cơn đói, đồng thời cũng giải phóng các hormone tạo cảm giác no. Những hormone này cho bộ não biết được rằng bạn đã ăn, từ đó làm giảm sự thèm ăn, khiến bạn cảm thấy no và giúp bạn ngừng ăn.
![]() |
Ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp bạn có cảm giác nhanh no. |
Quá trình này mất khoảng 20 phút để hoàn thành. Vì vậy, ăn chậm sẽ mang đến cho bộ não thời gian cần thiết để nhận được những tín hiệu trên. Từ đó, dù ăn ít thức ăn nhưng bạn sẽ nhanh có cảm giác no. Đồng thời, việc ăn chậm còn giúp bạn kiểm soát lượng thức ăn, nhờ đó giảm lượng calo tiêu thụ trong mỗi bữa ăn.
Chính vì vậy ăn chậm rãi cũng là một mẹo bạn cần ghi nhớ khi đi ăn tiệc. Ăn chậm, nhai kỹ giúp bộ máy tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn, nhờ đó quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn, thúc đẩy việc đào thải chất béo trở nên nhanh chóng.
Uống nhiều nước và ăn nhiều rau củ
Nước sẽ giúp bạn nhanh chóng có cảm giác no, giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên chọn các loại nước trà, nước lọc, không uống các loại nước chứa nhiều đường và đồ uống có cồn.
![]() |
Nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau củ trong bữa tiệc. |
Nên ăn rau củ thật nhiều trước khi ăn những món chính. Cách làm này sẽ cung cấp cho cơ thể bạn nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể no lâu mà không phải thu nạp các chất béo khác có thể gây tăng cân. Ngoài ra bạn cũng nên tránh đồ chiên xào bởi đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng cân không kiểm soát.
Video: Bữa cơm Tết
Zhang Jixing cho biết chiếc trực thăng do nhóm của anh tự lắp ráp. Tuy nhiên, clip anh tự bay hơn 600km về quê ăn Tết chỉ là trò đùa vui, không phải sự thật.
" alt=""/>Bí kíp ăn tiệc cuối năm không lo tăng cân