 tiếp tục với 6 phiên hội thảo, trong đó phiên chuyên đề “Lãnh đạo địa phương hợp lực chuyển đổi số, phát triển kinh tế số” thu hút được sự quan tâm của nhiều đại biểu cả trực tiếp và trực tuyến.</p><p>Trao đổi tại hội thảo, ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT chỉ rõ, định hướng xuyên suốt về chuyển đổi số năm 2022 là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp cho người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số.</p><table class=)
 |
Theo đại diện Cục Tin học hóa, định hướng xuyên suốt về chuyển đổi số năm 2022 là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam. |
Đại diện Cục Tin học hóa cũng điểm ra 22 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng vừa mang tính trung hạn, vừa mang tính ưu tiên triển khai trong năm 2022 của các bộ, ngành, địa phương để thực hiện định hướng trên, trong đó có các việc: Tham mưu, đề xuất ban hành Nghị quyết của cấp ủy Đảng về chuyển đổi số; Xây dựng và ban hành kế hoạch tổng thể giai đoạn 5 năm và kế hoạch hành động hàng năm về chuyển đổi số; thiết lập mạng lưới công nghệ số cộng đồng hỗ trợ triển khai chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đến tận cấp đơn vị, cấp cơ sở, phường, xã, tổ, đội...
Các đại biểu dự hội thảo còn được nghe câu chuyện thực tế về chuyển đổi số của các địa phương như Thừa Thiên Huế, Hà Giang, Đà Nẵng, Thanh Hóa. Đại diện lãnh đạo địa phương cũng như doanh nghiệp tham gia hỗ trợ các tỉnh, thành phố triển khai chuyển đổi số, phát triển kinh tế số đều có chung nhận định rằng chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức và chuyển đổi số ở mỗi cơ quan, địa phương phụ thuộc nhiều vào người đứng đầu. Người đứng đầu không có quyết tâm chính trị thì chuyển đổi số sẽ không thể thành công.
Vai trò của lãnh đạo đặc biệt quan trọng, nhất là giai đoạn bắt đầu chuyển đổi số
Đảm nhận vai trò dẫn dắt tọa đàm “Chuyển đổi số là sự nghiệp của toàn dân – Vai trò của lãnh đạo địa phương trong chuyển đổi số” trong khuôn khổ hội thảo về sự hợp lực của địa phương, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng sáng lập VINASA, Chủ tịch FPT cho biết, bức tranh chuyển đổi số tại Việt Nam đang diễn ra vô cùng tích cực và hứng khởi.
Đến đầu tháng 5/2022, Việt Nam có 63/63 địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số, 55/63 địa phương ban hành nghị quyết về chuyển đổi số và 59/63 địa phương đã ban hành chương trình/đề án hoặc kế hoạch chuyển đổi số trong giai đoạn 5 năm.
Song song đó, Chính phủ đã ban hành quyết định lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia, cho thấy tầm quan trọng của công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Chuyển đổi số ở nhiều tỉnh thành đã đem lại những thành quả bước đầu đáng khích lệ trong phát triển và đem lại sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp.
 |
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng sáng lập VINASA, Chủ tịch FPT tại phiên tọa đàm. |
Tuy nhiên, theo ông Trương Gia Bình, chuyển đổi số ngoài là cơ hội, còn mang nhiều thách thức. Báo cáo gần nhất của World Bank về chuyển đổi số tại Việt Nam, hành trình chuyển đổi số tại Việt Nam đang sở hữu một thuận lợi cơ bản, đồng thời là thách thức lớn. Đó là mô hình phân cấp cụ thể của quốc gia. Việt Nam là quốc gia nhất thể, nhưng 63 tỉnh thành của quốc gia phụ trách phần lớn việc quyết định và thực thi chuyển đổi số.
“Chuyển đổi số quốc gia cần là thành công chuyển đổi số của từng địa phương, từng doanh nghiệp. Mỗi tỉnh thành, mỗi địa phương và doanh nghiệp cần tìm ra cho mình một nhà lãnh đạo chuyển đổi số có khát vọng thay đổi, truyền cảm hứng và thúc đẩy kết nối để toàn bộ tổ chức, cá nhân cùng song hành, cùng sáng tạo, cùng hành động”, ông Trương Gia Bình chia sẻ.
 |
Phiên tọa đàm “Chuyển đổi số là sự nghiệp của toàn dân – Vai trò của lãnh đạo địa phương trong chuyển đổi số” diễn ra vào chiều ngày 25/5 trong khuôn khổ hội thảo chuyên đề về sự hợp lực của địa phương. |
Bàn về vai trò của lãnh đạo, ông Nguyễn Quang Thanh, Thành ủy viên, Phó trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số, Giám đốc Sở TT&TT TP. Đà Nẵng phân tích, có 4 cụm từ quan trọng trong xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số là Lãnh đạo, Liên kết, Lực lượng và Lâu dài.
Theo ông Thanh, trong lộ trình chuyển đổi số không nên khẳng định lãnh đạo luôn ở vai trò quan trọng nhất. Bởi lẽ, ở giai đoạn đầu, khi chuyển đổi nhận thức, đặt nền tảng cho chuyển đổi số, vai trò của lãnh đạo rất quan trọng. Nhưng với giai đoạn triển khai, vai trò của doanh nghiệp là rất lớn. Còn khi chúng ta có 1 hệ thống, tạo được niềm tin, có chính sách thì người sử dụng giữ vai trò quan trọng, đóng góp vào sự tồn tại của các hệ thống, vào hiệu quả chuyển đổi số.
Đồng quan điểm với đại diện Sở TT&TT Đà Nẵng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Thanh Bình nhận định: Người lãnh đạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác chuyển đổi số. Tuy nhiên, vai trò đó chiếm bao nhiêu % còn phụ thuộc vào từng giai đoạn.
“Ở giai đoạn hiện nay, quá trình triển khai thực tế tại địa phương cho thấy vai trò người lãnh đạo cực kỳ quan trọng – là người đặt ra chủ trương, dẫn dắt, người quyết định những giải pháp cụ thể, thậm chí là tìm kiếm nguồn lực để triển khai. Tuy nhiên, giai đoạn sau này, khi chuyển đổi số đã định hình thì vai trò quan trọng hơn cả là cộng đồng thụ hưởng, sử dụng, là người dân, doanh nghiệp và cộng đồng”, ông Nguyễn Thanh Bình phân tích.
Với quan điểm đó, các lãnh đạo địa phương và doanh nghiệp thống nhất rằng để chuyển đổi số, phát triển kinh tế số hiệu quả, cần thiết phải có sự hợp lực của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp công nghệ cũng như người dân, doanh nghiệp - đối tượng thụ hưởng, sử dụng các dịch vụ, tiện ích thông minh.
Vân Anh

Đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên mạng qua phổ cập nền tảng số Việt Nam
Bộ TT&TT vừa đề nghị các bộ, tỉnh tập trung thúc đẩy chuyển đổi số năm 2022 với định hướng xuyên suốt là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số và triển khai 22 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng.
" alt=""/>Lãnh đạo địa phương hợp lực chuyển đổi số, phát triển kinh tế số
Mới đây, trang Sohu đưa tin nghệ sĩ lão làng TVB Dư Tử Minh vừa được thông báo cắt giảm khối lượng công việc xuống còn 1 chương trình/năm không rõ lý do khiến dư luận bức xúc.Chính Dư Tử Minh cũng đặt câu hỏi, với công việc ghi hình duy nhất chương trình thì thu nhập của ông vỏn vẹn 1.000 NDT/năm (khoảng 3,3 triệu đồng) thì lam sao đủ sống? "Vì dịch Covid-19 mà từ đầu tháng 1 đến nay, lứa diễn viên bán thời gian như chúng tôi không có chương trình nào để quay. Chúng tôi đã không có phát lương, giờ lại nghe thông báo này, thật cũng chẳng biết làm thế nào", ông nói.
 |
Dư Tử Minh (giữa) vai Khương Tử Nha trong "Đát Kỷ Trụ Vương". |
Trước đó, tin đài TVB xếp lịch ghi hình cho Dư Tử Minh vào lúc nửa đêm đến tận sáng hôm sau khi ông đã 76 tuổi gây bức xúc dư luận. Tuổi cao sức khỏe, diễn viên gạo cội vẫn phải chấp nhận lịch quay khắc nghiệt, cố gắng đến đài ghi hình để kiếm tiền mưu sinh vì không còn công việc khác.
Dù không nêu rõ lý do cắt giảm công việc của nghệ sĩ Dư Tử Minh nhưng không khó để đoán ra khi tình hình kinh doanh của đài TVB đang rất bi đát, thua lỗ đều đặn hàng năm, nghệ sĩ bỏ đài đi ào ạt. Vấn đề cũ chưa kịp khắc phục, đại dịch Covid-19 khiến nhiều dự án của TVB bị hoãn vô thời hạn. Không chỉ đài TVB, cục diện giải trí ở Hồng Kông nói riêng và Đại lục nói chung cũng rất ảm đạm.
Tuy chính sách cắt giảm nhân sự của TVB là bất khả kháng nhưng khán giả vẫn thấy xót xa khi nhiều nghệ sĩ gạo cội như Dư Tử Minh bị đẩy vào đường cùng. Nhiều ý kiến chỉ trích TVB đối tệ với những công thần đã cống hiến cho đài này hơn nửa đời người.
 |
73 tuổi, Lưu Giang vẫn đắt show và được giới nghệ sĩ Hồng Kông kính trọng. Vì vậy, ông thẳng thừng dứt áo ra đi khỏi TVB. |
Trước Dư Tử Minh, sao gạo cội Lưu Giang cũng quyết định rời đài TVB. Trường hợp của Lưu Giang không khác gì Dư Tử Minh khi cát-xê của ông bị cắt giảm từ 60.000 NDT/ tháng (hơn 200 triệu đồng) xuống gần 10 lần, chỉ còn 7.500 NDT/tháng (khoảng 25 triệu đồng). Ngoài ra, ông cũng bị đối xử thiếu tôn trọng, gặp tình trạng bị xếp lịch quay lúc nửa đêm đến sáng khi đã 73 tuổi mà không có lái xe đưa về nhà.
Tuy nhiên, Lưu Giang khác Dư Tử Minh khi ông dám ra đi ở tuổi thất thập lai hy. Trong khi đó, đồng nghiệp của ông chấp nhận ở lại làm việc với mức lương ít ỏi cũng như bị đối xử bạc bẽo, ghẻ lạnh vì không còn đường khác.
Dư Tử Minh vào nghề từ những năm 60 của thế kỷ trước, là nghệ sĩ lão làng trung thành của màn ảnh nhỏ TVB với số lượng phim lên đến 200. Ngoài đóng phim, ông còn làm diễn viên lồng tiếng.
Cẩm Lan

Mỹ nhân lộ ảnh giường chiếu với chồng bạn thân, là chủ quán bar 'máu mặt'
Từng chịu tổn thương vì chuyện tình cảm đổ vỡ, hoa đán TVB lộ ảnh giường chiếu với ông chủ quán bar, vướng tin đồn cướp chồng bạn thân.
" alt=""/>TVB gây bất bình vì bạc bẽo với 'Khương Tử Nha' Dư Tử Minh