
Theo nguồn tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 9 tháng đầu năm 2016, có 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc với 5,58 tỷ USD chiếm 34% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với 1,84 tỷ USD, chiếm 11,2% tổng vốn đầu tư đăng ký; Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với 1,7 tỷ USD, chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư...
Có thể kể đến một số dự án lớn của Hàn Quốc như nhà máy LG Display Hải Phòng, cấp phép ngày 15/4/2016, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,5 tỷ USD do LG Display (Hàn Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất và gia công sản phẩm màn hình OLED nhựa cho các thiết bị di động như điện thoại di động, đồng hồ thông minh, máy tính bảng...; dự án nhà máy LG Innotek Hải Phòng, tổng vốn đầu tư đăng ký 550 triệu USD do LG Innotek (Hàn Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất mô đun camera tại Hải Phòng.
Ngoài ra còn có dự án Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Samsung, tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD, do Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đầu tư với mục tiêu tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện, điện tử và viễn thông công nghệ cao tại Hà Nội; dự án Seoul Semiconductor Vina, tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD, do nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư tại Hà Nam với mục tiêu nghiên cứu, phát triển, sản xuất, lắp ráp và gia công bóng LED, sản phẩm bán dẫn, linh kiện LED…
" alt=""/>Các dự án công nghệ khủng giúp Hàn Quốc dẫn đầu về đầu tư vào Việt NamĐoạn clip ghi lại hình ảnh tại một đám cưới được cho là xa hoa nhất hành tinh khi các quan khách dự cưới được ném cho vàng ròng trong khi cô dâu, chú rể diện trang phục dát vàng và đính đá quý gây xôn xao cộng đồng mạng.
Đám cưới của cô dâu Evka, 19 tuổi và chú rể Lukas, 20 tuổi kéo dài suốt 4 ngày tại Slovakia.
Hình ảnh trong đoạn clip cho thấy, cô dâu và chú rể được sở hữu những đồ trang sức đắt giá và hoành tráng bậc nhất. Thậm chí cô dâu còn cầm các đồng vàng tung cho các khách mời.
TS. Phạm Huy Hoàng cho biết, chương trình đào tạo HEDSPI được bắt đầu triển khai tại ĐH Bách khoa Hà Nội từ năm 2006, xuất phát từ nhu cầu nhân lực phục vụ làn sóng đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp CNTT Nhật Bản. Nhiệm vụ của HEDSPI là dựa trên nền tảng của một trường kỹ thuật hàng đầu Việt Nam, xây dựng chương trình đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ thị trường CNTT Nhật Bản.
Sau 5 năm đầu vận hành dựa trên một dự án hợp tác ODA giữa hai chính phủ Việt Nam - Nhật Bản, từ năm 2011, khi kết thúc thời gian hỗ trợ của tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA, chương trình HEDSPI được vận hành như một chương trình đào tạo kỹ sư chính quy chất lượng cao của Viện CNTT-TT, trường ĐH Bách khoa Hà Nội, với tên gọi chương trình CNTT Việt Nhật.
Đến thời điểm năm học 2016 - 2017, các kỹ sư tốt nghiệp chương trình CNTT Việt Nhật đã được biết đến rộng rãi và được đón nhận tại thị trường Nhật. Hàng năm, có khoảng 30 lượt công ty CNTT Nhật sang tuyển dụng trực tiếp các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp và làm các thủ tục để sang Nhật làm việc ngay sau khi nhận bằng. “Việc duy trì được các đối tác “tuần hoàn” này khẳng định chất lượng đầu ra của sinh viên tốt nghiệp chương trình CNTT Việt Nhật của trường đã chinh phục được tính khắt khe của thị trường Nhật, tạo được mối tin cậy và nhận được kế hoạch sử dụng lâu dài”, ông Hoàng nhấn mạnh.
Chia sẻ kinh nghiệm triển khai chương trình đào tạo CNTT định hướng thị trường Nhật Bản trong 10 năm qua, đại diện lãnh đạo Viện CNTT-TT cho biết, chương trình đào tạo CNTT Việt Nhật được được xây dựng với thời lượng 173 tín chỉ, trong đó có 27 tín chỉ tiếng Nhật bắt buộc và 6 tín chỉ tiếng Nhật chuyên ngành bắt buộc.
Như vậy, thời lượng các môn tiếng Nhật và tiếng Nhật chuyên ngành chiếm khoảng 20% tổng thời lượng chương trình đào tạo. Nếu so sánh với các môn học CNTT (cơ sở, cốt lõi ngành và chuyển ngành, không kể đồ án tốt nghiệp) là 55 tín chỉ thì thời lượng tiếng Nhật/CNTT là 33/55, tức là sinh viên học 5 tín chỉ CNTT thì phải học 3 tín chỉ tiếng Nhật hoặc tiếng Nhật chuyên ngành.
" alt=""/>50% kỹ sư CNTT Việt Nhật của ĐH Bách khoa Hà Nội có lương 50