
 |
Các cô dâu trong đám cưới tập thể ở Ấn Độ. Ảnh: AP |
Theo phong tục của Ấn Độ, khi con gái đi lấy chồng, cha mẹ cô dâu thường trao cho gia đình chú rể tiền mặt, vàng, ô tô, hoặc các tài sản giá trị khác. Họ tin rằng việc này sẽ giúp con gái họ ổn định về mặt tài chính. Giá trị của hồi môn thường phụ thuộc vào trình độ học vấn, nghề nghiệp và địa vị gia đình chú rể.
Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới công bố vào tháng trước cho thấy, trong số 40.000 cuộc hôn nhân diễn ra ở vùng nông thôn Ấn Độ từ năm 1960 đến năm 2008, có 95% cô dâu được trao của hồi môn ngay cả khi phong tục này đã bị cấm vào năm 1961.
Mặc dù, theo truyền thống, gia đình chú rể cũng gửi quà cho gia đình cô dâu, nhưng nghiên cứu cho thấy giá trị của món quà trung bình khoảng 67 USD (1,5 triệu đồng), trong khi gia đình cô dâu chi gấp 7 lần số đó cho của hồi môn. Trong đó, bang Kerala được ghi nhận có mức hồi môn cao nhất cả nước.
Của hồi môn là thứ tạo nên danh tiếng của Kerala với tư cách là một bang có các chỉ số tiến bộ nổi trội: tỷ lệ biết chữ cao nhất cả nước, tuổi thọ cao nhất, tỷ lệ tăng dân số thấp nhất.
Nền kinh tế trị giá 139 tỷ USD của Kerala là nền kinh tế lớn thứ 9 ở Ấn Độ. Bang này cũng nhận được gần 1/5 tổng số kiều hối từ nước ngoài, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2018-2019. Kerala cũng là nơi có nền công nghiệp điện ảnh và văn chương phát triển.
Kể từ năm 2010, theo báo cáo của Uỷ ban Phụ nữ bang Kerala, có khoảng 1.100 trường hợp quấy rối liên quan đến của hồi môn. Nhưng con số thực tế được cho là cao hơn nhiều.
Bà Alayamma Vijayan, người điều hành Trung tâm Tài nguyên Phụ nữ Sakhi cho biết, tặng của hồi môn là một thực tế được chấp nhận. Nó chỉ trở thành vấn đề khi phía nhà trai không hài lòng với những gì mình nhận được.
Bà nói thêm rằng, tập tục này phổ biến ở mọi tầng lớp nhưng rõ ràng hơn ở các tầng lớp xã hội thấp hơn.
 |
Một nhóm phụ nữ biểu tình vì bất bình đẳng giới ở Thiruvananthapuram, Kerala, Ấn Độ. Ảnh: AP |
Trước những cái chết bị nghi ngờ nguyên nhân là do của hồi môn, các nhà chức trách Kerala cho biết, họ sẽ sửa đổi giáo trình học tập có nhiều yếu tố nhạy cảm giới tính. Họ cũng đang tìm cách thiết lập các phiên toà để xử các tội ác chống lại phụ nữ và khởi động đường dây trợ giúp 24/7 để phụ nữ có thể báo cáo về hành vi bị lạm dụng.
Theo giáo sư Neetha N. tới từ Viện Nghiên cứu Phát triển thuộc Trung tâm Phụ nữ, Kerala đang ở ngã tư văn hoá và đạo đức.
“Ở góc độ cá nhân, Kerala mô tả các phong tục như tặng của hồi môn là một truyền thống mà họ muốn bảo tồn. Một người có thể tiến bộ về tư tưởng chính trị nhưng anh có thể không thể hiện điều đó trong cuộc sống cá nhân”.
Giáo sư Neetha N. cũng nghi ngờ về hiệu quả của đường dây nóng với một phụ nữ bị chồng bạo hành. “Về mặt lý thuyết, nó có thể hữu ích nhưng có bao nhiêu phụ nữ có thể thực hiện quyền đó? Trong bối cảnh xã hội của hệ thống gia đình ở Kerala và các cùng lân cận, đường dây nóng không có ý nghĩa gì” – bà nói.
“Điều chúng ta cần bây giờ là một phong trào chính trị trao quyền cho phụ nữ từ góc độ xã hội. Các đảng pháp chính trị cần sử dụng các vấn đề như thế này để đạt được lợi ích bầu cử”.
Đăng Dương(Theo SCMP)

Covid-19 càn quét, hàng loạt trẻ con ở Ấn Độ bỗng dưng mồ côi
Đại dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng ở Ấn Độ khiến nước này xuất hiện tình trạng trẻ mồ côi không nơi nương tựa.
" alt=""/>Chê của hồi môn ít, đàn ông Ấn Độ vũ phu với vợ
Sự hỗ trợ kịp thờiTừ khi phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên trên địa bàn tỉnh - ngày 24/6 đến nay, số ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng ở Phú Yên đang có dấu hiệu tăng lên từng ngày. Tính đến 8h ngày 28/6, toàn tỉnh Phú Yên ghi nhận 58 ca nhiễm trong cộng đồng, trong đó có TP. Tuy Hòa 36 ca, huyện Sơn Hòa 19 ca, thị xã Đông Hòa 3 ca. Hiện toàn tỉnh Phú Yên đang khẩn trương triển khai công tác ngăn chặn sự lây lan dịch, không để dịch bùng phát trên diện rộng.
Sở Y tế tỉnh Phú Yên nhanh chóng chuẩn bị thuốc, hóa chất, vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị y tế... đảm bảo phục vụ công tác phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ, tổ chức tiếp nhận các thiết bị xét nghiệm và khẩn trương khai thác phục vụ công tác xét nghiệm.
 |
Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Phú Yên và lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên tiếp nhận hệ thống tách chiết DNA/RNA tự động |
Trước tình hình đó, Tập đoàn Novaland kịp thời quyết định tặng Sở y tế tỉnh Phú Yên máy tách chiết DNA/ARN tự động, góp phần tối ưu hóa công suất và tiết kiệm tối đa thời gian xét nghiệm Covid-19.
Theo thông tin từ Novaland, máy tách chiết DNA/ARN tự động tặng Sở Y tế tỉnh Phú Yên là loại máy nhập khẩu nguyên chiếc, cho phép tăng năng suất trong phòng thí nghiệm bằng cách chuyển đổi các hoạt động thường ngày thành một giải pháp tự động hoàn toàn. Máy không chỉ có tác dụng hỗ trợ kịp thời khoanh vùng, xử lý dịch bệnh và hạn chế lây lan trong cộng đồng trong giai đoạn diễn biến phức tạp như hiện nay mà còn có thể sử dụng trong các hoạt động xét nghiệm y tế thường nhật, lâu dài.
Bà Nguyễn Thị Mộng Ngọc - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên chia sẻ: “Thiết bị hiện đại được tiếp nhận từ Tập đoàn Novaland lần này rất kịp thời để góp phần kiểm soát dịch. Đây là tiền đề quan trọng để Phú Yên có thể sẵn sàng ứng phó, hạn chế đến mức thấp nhất mức độ nguy hiểm và thiệt hại do dịch bệnh gây ra”.
Ông Bùi Xuân Huy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland chia sẻ: “Chúng tôi tin tưởng rằng dưới sự chỉ đạo đúng đắn của Chính phủ, của lãnh đạo các địa phương, ý thức tuân thủ của toàn dân, cùng chung tay dịch bệnh rồi sẽ sớm được kiểm soát và các hoạt động cộng đồng, kinh doanh sẽ sớm trở lại bình thường”.
Đồng hành cùng cả cộng đồng phòng chống dịch
 |
Tập đoàn Novaland tích cực tham gia đồng hành trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 |
Novaland là một trong những doanh nghiệp đặc biệt tích cực đồng hành cùng cộng đồng phòng chống dịch Covid-19. Ngay từ khi xuất hiện dịch bệnh, Tập đoàn trao tặng trực tiếp máy lọc máu liên tục, máy giúp thở, phòng cách ly áp lực âm đến Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM; trao tặng 02 xe cấp cứu đến Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM.
Nhận thức chiến lược vắc xin là mấu chốt để đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng, giúp người dân cả nước quay lại cuộc sống bình thường, gần đây nhất, Novaland đóng góp 100 tỷ đồng vào Quỹ vắc xin phòng chống dịch Covid-19 cùng nhiều hoạt động được triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước như Cần Thơ, TP.HCM, Bình Thuận.
Đáng kể hơn cả, Novaland còn làm cầu nối gắn kết nhiều doanh nghiệp tham gia chương trình “Kết nối cộng đồng, chung tay đẩy lùi dịch bệnh”, đóng góp và trao tặng hàng ngàn phần quà đến tận tay những người có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 tại TP.HCM, Bình Thuận...
Dù phải chịu không ít ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 trong hoạt động kinh doanh, Novaland nỗ lực đồng hành cùng cộng đồng phòng chống dịch, kiên định với chiến lược phát triển bền vững, quản trị rủi ro chặt chẽ và tuân thủ các yêu cầu từ cơ quan kiểm soát dịch bệnh từ địa phương đến Chính phủ.
Song song các hoạt động ủng hộ công tác phòng chống dịch bệnh, Tập đoàn Novaland triển khai nhiều chương trình cộng đồng ý nghĩa tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như hiện thực hóa lời kêu gọi trồng 1 tỉ cây xanh "Vì một Việt Nam xanh”, góp phần bảo vệ môi trường và tăng sinh kế cho người dân địa phương.
Ngọc Minh
" alt=""/>Novaland tiếp sức Phú Yên chống dịch Covid
 sáng lập năm 2011, nay thuộc quản lý của Hội Phụ nữ phường.</p><p>Bà Thủy kể, năm đó, bà tham gia Ban điều hành khu phố 5, có dịp tham gia công tác xã hội, bà thấy nhiều hộ gia đình trong khu phố khó khăn. Họ phải chạy ăn từng bữa nhưng nhiều trẻ vẫn bị suy dinh dưỡng, người nhà neo đơn thiếu ăn. </p><p>Vì vậy mỗi ngày bà đi chợ, nấu 50 suất cơm và cháo dinh dưỡng mang tặng trẻ em nghèo và người già neo đơn trong khu phố. Thấy việc làm của bà có ý nghĩa, nhiều chị, em cũng đến góp tiền và công sức.</p><table class=)
 |
Bà Trần Thị Thu Thủy (áo xanh) đang trao đồ ăn cho những người khó khăn trong khu phố. |
Từ ngày 27/4, đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bắt đầu bùng phát ở TP.HCM. Giữa tháng 6 vừa qua, tại hẻm 162, đường 42 của phường có một ca F0 nên chính quyền địa phương tiến hành phong tỏa con hẻm này. Khu vực phong tỏa có 42 hộ gia đình và những người ở trọ. Cuộc sống của họ rất thiếu thốn, khó khăn.
 |
Một điểm phong tỏa ở phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức, TP.HCM. |
Bà Thủy cùng các chị em trong Hội phụ nữ đã tổ chức nấu ăn, tiếp tế cho người dân và lực lượng tham gia phòng chống dịch tại đây. Các suất ăn hoàn toàn miễn phí. Con hẻm này hiện đã được dỡ phong tỏa.
Bước qua tháng 7, phường Bình Trưng Đông có thêm 11 điểm phong tỏa do liên quan đến các ca F0. Bà Thủy cho biết, những ngày qua, nhóm của bà chia nhau mỗi lần 5 người tổ chức nấu cơm để vừa đảm bảo giãn cách, vừa để việc làm thiện nguyện không bị gián đoạn. Họ chia nhau, người nấu cơm, người cho vào hộp, người mang đồ ăn đến điểm phong tỏa, người thống kê sổ sách, tiếp nhận ủng hộ của các mạnh thường quân.
“Mỗi ngày, nhóm chúng tôi nấu hơn 2.000 suất ăn, đưa đến các điểm phong tỏa. Để mọi người ăn ngon miệng, chúng tôi sẽ thay đổi món liên tục”, người sáng lập bếp ăn tình thương chia sẻ.
Bà Thủy cho biết, chi phí và nguyên liệu để nấu ăn do các mạnh thường quân đóng góp. Người ủng hộ 10 triệu, người 5 triệu, có người 100-500 ngàn đồng, người khác lại đóng góp gạo, cá, thịt, nước mắm, đường… Tất cả đều được bà cập nhật đầy đủ trên trang facebook cá nhân, để vừa gửi lời cảm ơn vừa đảm bảo tính công khai, minh bạch.
 |
Bà Thủy ghi chi tiết tiền, vật chất do mạnh thường quân ủng hộ lên bảng và facebook cá nhân để cảm ơn và công khai, minh bạch các khoản thu chi. |
 |
Các món ăn được nhóm bà Thủy thay đổi liên tục. Nếu hôm nay, họ nấu thịt kho trứng, hôm sau sẽ là cá kho, đồ xào... |
 |
Các túi thực phẩm được chuyển đến khu phong tỏa gửi cho người dân. |
 |
Các chị em của bếp mỗi người một công việc và ngồi cách nhau 2m nhằm đảm bảo phòng chống dịch bệnh. |
 |
Việc nấu ăn được đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và thực hiện đúng các nguyên tắc phòng chống dịch. |
 |
Những phần ăn được đóng gói rồi gửi đến các khu phong tỏa cho các hộ dân và lực lượng tham gia phòng chống dịch. |
 |
Mỗi ngày, nhóm của bà Thủy sẽ có 5 người nấu ăn và sẽ luân phiên nhau để các chị em vừa làm tốt việc nhà, vừa có thể tham gia thiện nguyện. |
 |
Một người bán vé số đến nhận gạo tại bếp tình thương. |
 |
Một em bé đại diện bố mẹ đến bếp ăn tình thương nhận thực phẩm. |
 |
Bà Thủy cho biết, trong những ngày TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhóm của bà nhận được nhiều đồ cứu trợ như: Gạo, mì tôm, rau củ...ở các nơi gửi về. Ngoài dùng để nấu, nhóm của bà chia ra các phần, gửi đến các điểm phong tỏa phát cho các hộ dân. |
 |
Đây là bún thịt nướng được nhóm bà Thủy dùng để thay đổi món, tạo sự đa dạng cho bữa ăn. |
Tú Anh

Sài Gòn giãn cách không xa cách: Ồ ạt chuyển quà vào xóm trọ trước giờ G
Lo sợ người lao động nghèo, vô gia cư thiếu thực phẩm trong thời gian thành phố giãn cách, nhiều nhóm thiện nguyện ồ ạt chuyển quà, thực phẩm vào xóm trọ, khu cách ly.
" alt=""/>Gom thịt, cá... do 'mạnh thường quân' ủng hộ để nấu cơm tặng người nghèo