Ca sĩ Vũ Hà và bà xã Huyền Vân (Ảnh: Facebook nhân vật).
Chia sẻ với truyền thông, Vũ Hà cho biết tình cảm của anh và vợ bắt đầu từ tình đồng nghiệp, sau đó thân thiết, cảm mến nhau rồi nên duyên. Lúc đến với nhau, Vũ Hà mới 24 tuổi, còn bà xã anh bước sang tuổi 32.
Tính đến nay, ca sĩ Vũ Hà và bà xã Huyền Vân đã có hơn 30 năm bên nhau. Cả 2 được nhiều người ngưỡng mộ bởi cuộc sống viên mãn, hạnh phúc. Dù không có con với nhau, nhưng cặp đôi vẫn gắn kết, mặn nồng. Mỗi lần nhắc đến vợ, ánh mắt Vũ Hà luôn ánh lên niềm hạnh phúc.
Nam ca sĩ nói anh thương bà xã vì cô là người phụ nữ hiền lành, tử tế và rất tôn trọng anh. Vợ cũng yêu thương anh vì anh thẳng thắn, không gian dối.
Ca sĩ Vũ Hà chia sẻ anh và vợ đến với nhau bằng tình yêu thương và sự tin tưởng. Song, khi đã ở bên nhau đủ lâu, tình cảm của anh và vợ cũng trở thành tình bạn, tình tri kỷ. Anh nói, mối quan hệ giữa cả 2 hiện đã vượt hơn cả tình yêu, đó gọi là "nghĩa vợ chồng".
Thỉnh thoảng, Vũ Hà đăng tải hình ảnh bà xã lên Facebook cá nhân (Ảnh: Facebook nhân vật).
Xuất hiện trong chương trình Lời tự sự, ca sĩ Vũ Hà cho biết nhiều năm qua, anh đã quen với việc "làm 10 đồng thì mang về cho vợ 8 đồng".
Anh cũng khẳng định, anh và ca sĩ Huyền Vân có duyên, có nợ nên mới có thể tìm thấy nhau. Cũng chính vì thế mà anh mong cả 2 có thể trọn đời, trọn kiếp vẹn nguyên tình nghĩa.
"Tôi luôn yêu thương vợ và không bao giờ có tư tưởng bỏ vợ để đến với ai khác. Dù có chán cách mấy, tôi cũng cố gắng hâm nóng tình cảm bằng nhiều cách, chẳng hạn như đi xem phim, đi du lịch nước ngoài…", nam ca sĩ chia sẻ.
Mỗi ngày đều ăn cơm chung, hôn nhau trước khi ra khỏi nhà
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, ca sĩ Vũ Hà cho biết với anh, chuyện vợ chồng là hạnh phúc của 2 người, nên anh không muốn quá phô trương, khoe mẽ. Cũng vì thế mà anh và vợ hiếm khi nhắc đến đối phương trước truyền thông, hay nói về nhau trên mạng xã hội.
"Vợ chồng tôi, Facebook của ai thì người đó dùng. Vào các dịp đặc biệt như kỷ niệm hay sinh nhật vợ, tôi mới đăng bài chúc mừng. Tôi không muốn chia sẻ quá nhiều, sợ bị soi mói, bàn tán sẽ không hay", nam ca sĩ bày tỏ.
Vũ Hà dành nhiều tình cảm và luôn quan tâm bà xã (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Vũ Hà cũng cho biết, ở nhà, anh và bà xã Huyền Vân cũng giống như những cặp vợ chồng khác, thường tâm sự với nhau về những chuyện trong cuộc sống.
"Tình yêu trong tôi đơn giản như con người tôi. Mỗi ngày, vợ nấu cơm, tôi đứng bên cạnh trò chuyện, rồi chúng tôi sẽ cùng ăn với nhau. Chúng tôi tự ghi nhớ quy tắc không bao giờ bỏ bữa trưa ở nhà. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc của vợ chồng tôi", ca sĩ Vũ Hà chia sẻ.
Theo anh, có thời gian ăn cơm với nhau mới đúng là một gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, do công việc khá bận rộn, nên cả anh và vợ chỉ cùng ăn cơm trưa, còn buổi chiều, tối thì cả 2 tự ăn ở ngoài.
Giọng ca Trái tim băng giácòn tâm sự, vì vợ lớn tuổi hơn mình, nên anh lại càng thương vợ, bởi anh hiểu phụ nữ sợ nhất là thời gian, sợ sẽ già nhanh hơn chồng.
Vợ chồng nam ca sĩ đã bên nhau hơn 30 năm (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Anh bộc bạch: "Phụ nữ khi có chồng thường già sớm hơn chồng, nên người đàn ông càng phải yêu thương vợ mình. Bản thân tôi là người trẻ lâu, lại còn là nghệ sĩ nên luôn phải chăm chút vẻ ngoài, nhờ vậy mà trông trẻ trung hơn. Vậy nên mỗi lần bà xã thấy tôi có vài sợi tóc bạc, cô ấy lại cười phá lên, trêu chọc tôi".
Vũ Hà cũng tiết lộ, hằng ngày, trước khi ra khỏi nhà, anh đều hôn bà xã. Ngoài ra, anh cũng không ngại nói những lời yêu thương với vợ, như một cách vun đắp tình cảm mỗi ngày.
Vũ Hà sinh năm 1969, quê Ninh Bình. Anh sở hữu giọng hát đặc trưng, vẻ ngoài điển trai nên từng chiếm được nhiều tình cảm của khán giả hồi thập niên 2000, nhất là khán giả miền Tây. Ca sĩ Vũ Hà nổi tiếng với các ca khúc: Mắt nai cha cha cha, Tiểu thơ kiêu kỳ, Trái tim băng giá, Búp bê Chao Mi Ao, Mambo nồng say... |
(Theo Dân Trí)
" alt=""/>Vũ Hà và vợ hơn 8 tuổi: Hôn nhau mỗi ngày, mặn nồng suốt 3 thập kỷThông tin trên trang IQAir ghi nhận chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội sáng nay ở mức 32-35. Theo bảng chú giải, chỉ số AQI của Hà Nội ở mức xanh - cho thấy chất lượng không khí tốt, không ảnh hưởng tới sức khỏe. Đây là ngưỡng không khí trong lành ngang với các thành phố xanh nổi tiếng khác trên thế giới như Berlin (37), Brussels (36)…
Trong những ngày gần đây, Hà Nội thường có chỉ số AQI ở mức vàng - trung bình. Hôm nay là một trong số ít ngày có chỉ số AQI xanh.
Tuy nhiên, nồng độ PM2.5 là 7,8 µg/m3, không quá ô nhiễm nhưng vẫn cao gấp 1,6 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hằng năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Như vậy, so với tối qua (26/2), chất lượng không khí của Hà Nội sáng nay sạch hơn. Theo ghi nhận trên trang IQAir vào 21h30 tối qua, chỉ số AQI là 73 (mức vàng - trung bình), nồng độ PM2.5 là 22,7 µg/m3, gấp 4,5 lần cho phép. Theo Bộ Y tế, chỉ số AQI từ 51 tới 100 cho thấy chất lượng không khí ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên, những người nhạy cảm (người cao tuổi, trẻ em, người mắc các bệnh hô hấp, tim mạch…) có thể chịu những tác động nhất định tới sức khỏe.
Tuy nhiên, trong những ngày rét đậm, rét hại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp dự phòng bảo vệ sức khỏe. Theo đó, khi ra ngoài trời lạnh, mọi người nhất thiết phải mặc ấm đặc biệt cần giữ ấm cổ và ngực. Đặc biệt đối với người già, trẻ em và nhóm mắc các bệnh mạn tính, hạn chế đi ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh và gió mạnh, đặc biệt từ 21h đến 6h sáng hôm sau.
Vào tháng 2, có thời điểm, Hà Nội rơi vào tình trạng ô nhiễm nhất thế giới (ngày 2/2) với chỉ số AQI lên tới 257 - mức tím rất không tốt cho sức khỏe. Thời điểm đó, tới gần 10h sáng, Hà Nội vẫn mù mịt sương, người dân có thể cảm nhận được rõ ràng tình trạng ô nhiễm không khí. Chất gây ô nhiễm chính là bụi mịn PM2.5, nồng độ là 191,7µg/m3 cao gấp 38 lần ngưỡng cho phép.
Dữ liệu chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội được thu thập từ 15 trạm kiểm soát không khí. Trong đó có Mạng lưới giám sát chất lượng không khí Hà Nội, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.
Các website giả mạo được các đối tượng tạo ra để lừa đảo, không những gây thiệt hại cho người dân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu của cơ quan, tổ chức bị giả mạo.
Báo cáo tình hình an toàn thông tin tại Việt Nam quý III/2024 mới được Viettel Cyber Security công bố cũng cho hay, trong quý thứ 3 của năm nay, số lượng tên miền giả mạo tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chuyên gia nhận định, sự gia tăng mạnh số lượng tên miền giả mạo đặt ra những vấn đề cấp bách về bảo vệ thương hiệu đối với các công ty, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đề cập đến sự phân bổ tấn công lừa đảo, giả mạo theo nhóm ngành, trong quý vừa qua, tài chính - ngân hàng vẫn là mục tiêu hàng đầu của các nhóm tấn công, chiếm 58% tổng số các cuộc tấn công, tập trung chủ yếu vào các hình thức lừa đảo liên quan đến dịch vụ thẻ tín dụng, vay tiền trực tuyến…
Với tỷ lệ lần lượt là 17% và 13%, bán lẻ - thương mại điện tử và dịch vụ công cũng là 2 lĩnh vực phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công lừa đảo, giả mạo trong quý III.
Trong đó, các cuộc tấn công vào lĩnh vực bán lẻ, thương mại điện tử Chủ yếu là lợi dụng thương hiệu của các tổ chức lớn để lừa đảo với hình thức làm nhiệm vụ ăn chia hoa hồng.
Các cuộc tấn công lừa đảo, giả mạo vào lĩnh vực dịch vụ công đã và đang gây ra thiệt hại lớn cho các nạn nhân, khi số tiền bị chiếm đoạt trong mỗi vụ lừa đảo lên tới hàng trăm, hàng tỉ đồng.
Ngoài ra, hệ thống Viettel Threat Intelligence cũng ghi nhận các cuộc tấn công lừa đảo, giả mạo liên quan đến những ngành, lĩnh vực quan trọng khác tại Việt Nam như viễn thông, chứng khoán, năng lượng...
Nhiều thách thức trong 'cuộc chiến' chống lừa đảo
Nhận định lừa đảo trực tuyến vẫn đang là vấn nạn nhức nhối trên không gian mạng Việt Nam và thế giới, các chuyên gia bảo mật cũng thống nhất rằng ‘cuộc chiến’ nhằm đẩy lùi vấn nạn này đang đối mặt với nhiều thách thức.
Đó là, các hành vi lừa đảo ngày càng tinh vi, sử dụng các thiết bị kỹ thuật công nghệ cao, sử dụng các trang web, tên miền đặt máy chủ tại nước ngoài khiến cho việc phát hiện, ngăn chặn gặp nhiều khó khăn.
Các hành vi lừa đảo qua các mạng xã hội phần lớn là ẩn danh không xác định được nhân thân theo quy định về bảo mật thông tin cá nhân của các mạng xã hội.
Cùng với đó, còn tồn tại nhiều tài khoản ngân hàng với thông tin cá nhân ảo, số điện thoại ảo để các đối tượng lừa đảo sử dụng.
Một thách thức lớn khác là nhận thức của người dùng mạng xã hội chưa cao, khiến cho việc chiếm tài khoản mạng xã hội để lừa đảo còn diễn ra.
Người dân được khuyến nghị áp dụng 'quy tắc 6 không’ để phòng tránh lừa đảo trực tuyến. Nguồn clip: NCSC
Theo các chuyên gia, bên cạnh hàng loạt giải pháp đang được Bộ TT&TT và các bộ, ngành quyết liệt triển khai, thời gian tới, việc thực thi các quy định về xác thực, chặn lọc, bảo vệ người dùng mạng xã hội... tại Nghị định 147 ngày 9/11/2024 của Chính phủ, sẽ góp phần giảm thiểu các hành vi tiêu cực, trong đó có các chiêu trò lợi dụng không gian mạng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người dân.
Với người dùng, chuyên gia NCSC lưu ý: Bằng thủ đoạn tinh vi, đối tượng lừa đảo trực tuyến áp dụng nhiều biện pháp tác động tâm lý để tạo dựng lòng tin và dẫn dắt các nạn nhân làm theo kịch bản của chúng.
Vì thế, mỗi người dân cần nắm được những kiến thức, kỹ năng phòng tránh lừa đảo trực tuyến để tự bảo vệ mình trên không gian mạng.