Ngân hàng rộn ràng tăng lãi suất
Đầu tháng 12, hàng loạt các ngân hàng nhỏ tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động, mức tăng từ 0,1 đến 0,3 điểm %/năm.
GPBank ngày 4/12 đồng loạt tăng lãi suất đẩy lãi suất huy động cao nhất lên 6,35%/năm. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 và 2 tháng lần lượt được niêm yết tại mức lãi suất 3,7%/năm và 4,2%/năm. Ở kỳ hạn 12 tháng - mốc thường được nhiều ngân hàng lấy làm hệ quy chiếu cho lãi suất cho vay - nhà băng này niêm yết tại 6,25%/năm.
Lãi suất được dự báo tăng tháng cuối năm (Ảnh: Mạnh Quân).
Trước đó, ngày 3/12, Indovina Bank (IVB) cũng đã tăng lãi suất huy động lên mức cao nhất 6,5%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 24-36 tháng. Đây là mức lãi suất tiền gửi cao nhất hiện nay theo niêm yết chính thức của ngành ngân hàng.
OceanBank - ngân hàng mới đây được chuyển giao về MB - có động thái mới về lãi suất huy động, áp dụng mức 4,3%/năm cho kỳ hạn dưới 1 tháng, kỳ hạn 3 tháng lãi suất 4,6%/năm.
Danh sách điều chỉnh lãi suất huy động trong những ngày đầu tháng 12 còn có TPBank và ABBank. Trong đó, TPBank tăng lãi suất huy động thêm 0,2 điểm %/năm đối với kỳ hạn 1-3 tháng và 0,1%/năm đối với các kỳ hạn còn lại. Còn ABBank tăng nhẹ 0,1 điểm %/năm đối với tiền gửi kỳ hạn 3 và 12 tháng.
Trước đó, theo khảo sát của phóng viên Dân trí,tháng 11 có 11 ngân hàng tăng lãi suất. Làn sóng tăng lãi suất tiết kiệm bắt đầu mạnh lên từ đầu tháng 4. Thời điểm đó, lãi suất cao nhất hệ thống cho kỳ hạn 12 tháng chỉ quanh 5%/năm, hiện lên cao nhất là 6,3%/năm. Hầu hết ngân hàng đều đang trả lãi suất từ 5,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng nhưng đa phần là ngân hàng quy mô vừa, nhỏ.
Vì sao các ngân hàng liên tục tăng lãi suất?
PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM, cho rằng trong bối cảnh các kênh đầu tư rủi ro và thiếu bền vững, người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng. "Dòng tiền thông minh thường tìm đến ngân hàng để chờ đợi cơ hội từ các kênh đầu tư khác khi thị trường ổn định hơn", ông Huân nhận định.
Cùng với đó, về cuối năm, nhu cầu cho vay tăng mạnh nên các ngân hàng phải đẩy mạnh lãi suất để huy động vốn , chuẩn bị nguồn tiền để đạt chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, ông Huấn đánh giá việc này không đáng ngại mà mang yếu tố mùa vụ nhiều hơn.
Bên cạnh đó, một số ngân hàng thương mại gần đây có thể sẽ chủ động tăng lãi suất cho vay ở một số phân khúc khách hàng để đảm bảo thanh khoản vào cuối năm. Tuy nhiên, mức tăng sẽ không cao vì nhu cầu tín dụng vẫn còn yếu.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 31/10 tăng 10,08% so với cuối năm 2023 trong khi mục tiêu tăng trưởng cả năm là 14-15%/ Đây được xem là yếu tố góp phần thúc đẩy các ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút vốn mới, qua đó giúp đảm bảo thanh khoản.
Người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng (Ảnh: Mạnh Quân).
Cũng theo ông Huân, kịch bản của lãi suất còn phụ thuộc nhiều vào câu chuyện tỷ giá, với điểm thuận lợi là lạm phát trong nước được đánh giá là đã nằm trong tầm kiểm soát. Nhưng yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát là sức mạnh của đồng USD. Điều này còn chờ đợi Tổng thống Mỹ tái đắc cử Donald Trump chính thức tiếp quản Nhà Trắng vào tháng 1/2025.
Theo chuyên gia đầu tư tài chính cá nhân Lê Xuân Huy, thông thường, vào thời điểm cuối năm các doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh sản xuất để phục vụ cho nhu cầu mua sắm đợt cuối năm và Tết Nguyên đán nên nhu cầu về vốn sẽ tăng lên. Khi đó, các ngân hàng cũng sẽ đẩy mạnh huy động để đáp ứng nguồn tiền cho vay ra này.
Ông Huy cho rằng áp lực thanh khoản là có khi tăng trưởng tín dụng giai đoạn cuối năm thường cao hơn giai đoạn trong năm. Nhận định về môi trường lãi suất huy động trong thời gian tới, ông Huy cho rằng sẽ tăng nhẹ chứ không tăng quá nóng và có thể đi ngang và giảm dần vào giai đoạn đầu năm sau, đặc biệt sau giai đoạn Tết Nguyên đán.
Nhóm phân tích một công ty chứng khoán đánh giá, việc ngân hàng tăng lãi suất đầu vào là cần thiết trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm.
Điều này cũng cho thấy sự linh hoạt của ngân hàng trong việc đảm bảo nguồn vốn để phục vụ nền kinh tế, đồng thời duy trì sự an toàn và tính thanh khoản cho hệ thống. Ngoài nhu cầu tăng trưởng tín dụng, lãi suất huy động tăng cũng là cách để ngân hàng cạnh tranh với các kênh đầu tư khác.
" alt=""/>Vì sao các ngân hàng liên tục tăng lãi suất tiền gửi?Giá xăng E5 RON 92 chiều ngày 26/9 tăng 680 đồng/lít, lên 19.620 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 750 đồng/lít, lên 20.510 đồng/lít. Tương tự, giá dầu diesel tăng 460 đồng/lít, lên 17.500 đồng/lít; giá dầu hỏa đắt thêm 320 đồng/lít, lên mức 17.870 đồng/lít; dầu mazut tăng lên 15.350 đồng/kg.
Như vậy, giá xăng trong nước đã có phiên tăng thứ 2 liên tiếp sau 4 lần giảm, hiện giá nhiên liệu này vẫn ở mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua, tương đương thời điểm tháng 6/2021. Từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 19 lần, giảm 20 lần.
Lý giải về nguyên nhân tăng giá, cơ quan quản lý cho biết thị trường xăng dầu thế giới trong kỳ điều hành lần này (từ ngày 19/9 đến ngày 25/9) chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
Nhà điều hành cho biết căng thẳng gia tăng tại khu vực Trung Đông, Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp kích thích nền kinh tế, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine vẫn tiếp diễn…
"Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua có diễn biến tăng, giảm tùy từng mặt hàng", Bộ Công Thương cho biết.
Bên cạnh đó, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa hai kỳ điều hành giá là 80,94 USD/thùng xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 (tăng 3,9 USD/thùng, tương đương tăng 5,09% so với kỳ trước); xăng RON 95 là 85,58 USD/thùng (tăng hơn 4 USD/thùng, tương đương tăng 5,01%).
Tại kỳ điều hành này, liên bộ tiếp tục không trích lập, đồng thời không chi quỹ bình ổn đối với tất cả mặt hàng xăng, dầu.
Trước diễn biến giá xăng dầu thế giới, Liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cho rằng phương án điều hành giá xăng dầu trên nhằm góp phần bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước cơ bản phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới.
Đồng thời tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá hợp lý giữa xăng sinh học E5 RON 92 và xăng khoáng RON 95, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường.
" alt=""/>Lý do khiến giá xăng tăng vượt 20.500 đồng/lítChiều ngày 2/7, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tổ chức họp báo công bố Báo cáo tóm tắt Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2023, kết quả theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2022.
Kiến nghị cảnh báo về ngân hàng yếu kém
Một trong những vấn đề nóng liên quan đến lĩnh vực ngân hàng được Kiểm toán Nhà nước đề cập đến là hiện tượng ngân hàng thương mại yếu kém, tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống.
Chia sẻ rõ hơn về thông tin này, ông Vũ Mạnh Cường, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành VII phụ trách lĩnh vực tài chính ngân hàng, cho biết Kiểm toán Nhà nước chỉ thực hiện kiểm toán các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước và không kiểm toán các ngân hàng thương mại cổ phần.
Tuy nhiên thông qua công tác kiểm toán cơ quan thanh tra giám sát thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và báo cáo của các cơ quan thanh tra, KTNN đã có kiến nghị về nội dung NHTMCP tư nhân tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng an toàn hệ thống.
Cụ thể, KTNN kiến nghị NHNN trên cơ sở kết quả thanh tra của cơ quan thanh tra giám sát Chính phủ và báo cáo giám sát vi mô cơ quan thanh tra giám sát xác định rõ thực trạng tài chính, giám sát chặt chẽ, bám sát hoạt động của ngân hàng để kịp thời báo cáo Thống đốc NHNN đề ra biện pháp, giải pháp can thiệp phù hợp với các quy định pháp luật, không để thất thoát, mất mát tài sản Nhà nước và nhân dân, bảo đảm an toàn ổn định hệ thống ngân hàng.
Công cụ room tín dụng có đạt hiệu quả?
Hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước thông qua các công cụ như room tín dụng, lãi suất cũng là vấn đề nóng khác được dư luận quan tâm, đặc biệt là sau giai đoạn dịch Covid-19.
Ông Vũ Mạnh Cường cho biết đây là nội dung về kiểm toán điều hành chính sách tiền tệ nằm trong báo cáo kiểm toán NHNN năm 2022.
Năm 2022 nền kinh tế thế giới và Việt Nam gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh này, để đảm bảo được hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, Quốc hội đã ra Nghị quyết 43 với nhiều nội dung hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có các nội dung về hỗ trợ nguồn vốn.
Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 31 để triển khai Nghị quyết 43. NHNN ra thông tư hướng dẫn với các nội dung về điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo linh hoạt, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Ông Cường đánh giá NHNN rất linh hoạt và thực hiện được nhiều mục tiêu. Ví dụ mặc dù lạm phát tại các nước tăng cao nhưng đến tháng 9/2022, NHNN vẫn giữ mức lãi suất ổn định. Tuy nhiên, để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát thì tháng 9 và tháng 10/2022, NHNN buộc phải tăng lãi suất.
"Để đạt mục tiêu kép trong bối cảnh đó rất khó khăn. Lúc đó, NHNN phải chọn mục tiêu nào phù hợp nhất để thực hiện", đại diện Kiểm toán Nhà nước giải thích.
Về room tín dụng, mục tiêu năm 2022 đạt mức 15% sau khi tổng kết thực hiện được 14,1%. Ông Cường cho rằng thời điểm đấy NHNN đã làm rất tốt để đạt mục tiêu này.
Đại diện KTNN đánh giá NHNN đã có rất nhiều biện pháp hữu hiệu tuy nhiên để đạt được kết quả đồng bộ như Nghị quyết 43 đề ra thì chưa hoàn toàn thực hiện được.
"Đánh giá kết quả kiểm toán năm 2022 về điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đã đạt được những mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao", ông Cường trả lời.
Ông Vũ Mạnh Cường - Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành VII (Ảnh: KTNN).
Gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp
Ngoài nội dung về hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, công tác thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 của NHNN cũng được đặt ra cho Kiểm toán Nhà nước. Nhiều ý kiến cho rằng gói có mục tiêu tốt nhưng các tiêu chí tiếp cận đưa ra khiến doanh nghiệp nản lòng.
Ông Cường cho biết trong Nghị quyết 43 có nội dung hỗ trợ cấp bù lãi suất của Ngân hàng chính sách xã hội là 5.000 tỷ đồng và hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại 40.000 tỷ đồng. Đây là chính sách rất lớn của Đảng, Nhà nước tuy nhiên khi triển khai không phải dễ.
"Các NHTM rất tâm huyết với việc cho vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm nhưng bản thân doanh nghiệp có đáp ứng được các yêu cầu, có hấp thụ được hay không cũng là vấn đề lớn. Ai hấp thụ được thì mới đi vay. Đối tượng thì có nhưng không phải tất cả đều hấp thụ được vốn", ông Cường trả lời.
Vì vậy kết quả giải ngân gói hỗ trợ lãi suất rất thấp, không đạt được như kỳ vọng của Quốc hội. Ví dụ năm 2022 chỉ đạt được 132 tỷ đồng so với mức được giao là 16.000 tỷ đồng, tương đương 0,84%. Đến năm 2023, giải ngân được 1200 tỷ đồng, tương đương 3,5%.
" alt=""/>Kiểm toán Nhà nước lên tiếng về ngân hàng yếu kém, tiềm ẩn rủi ro