Tiếp tục làm chủ thế trận, Selecao châu Âu có được bàn mở tỷ số ở phút 26. Từ pha treo bóng của Mendes bên cánh trái, Bruno Fernandes đánh đầu trả bóng ngược để Bernardo Silva băng vào đá nối cực nhanh khiến thủ thành của Ba Lan chỉ biết đứng nhìn bóng bay vào lưới.
Bàn thắng dẫn trước giúp Bồ Đào Nha càng chơi càng hay. Phút 37, đội trưởng Ronaldo chớp cơ hội với cú đá bồi cực nhanh ở cự ly gần nhân đôi cách biệt. Đây là bàn thắng thứ 906 trong sự nghiệp của CR7.
Qua giờ giải lao, Ba Lan nỗ lực vùng lên tìm kiếm bàn gỡ. Và sau nhiều nỗ lực, Ba Lan cũng có được bàn rút ngắn cách biệt nhờ công của Zielinski ở phút 77.
Tuy nhiên, hi vọng vừa mới được nhen nhóm thì lại bị dập tắt ở phút 88. Mendes căng ngang từ bên cánh trái khó chịu khiến Bednarek của đội chủ nhà đá phản lưới nhà.
Thắng trận 3-1, Bồ Đào Nha tiếp tục đứng đầu bảng A1 Nations League 2024/25 với 9 điểm tuyệt đối sau 3 trận.
Ghi bàn
Ba Lan: Zielinski (77')
Bồ Đào Nha: Silva (26'), Ronaldo (37'), Bednarek (phản lưới 88')
Đội hình thi đấu Ba Lan vs Bồ Đào Nha
Ba Lan: Skorupski, Dawidowicz, Bednarek, Walukiewicz (kiwior 46'), Frankowski, Szymanski (Piatek 84'), Oyedele (Moder 66'), Zielinski, Zalewski (Ameyaw 76'), Swiderski (Urbanski 76'), Lewandowski
Bồ Đào Nha: Diogo Costa, Dalot, Dias, Veiga, Mendes, Neves, Silva (Samu Costa 90'+1), Fernandes (Otavio 90'+1), Neto (Semedo 82'), Ronaldo (Jota 63'), Leao (Trincao 64')
Học sinh dự thi 3 môn gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Trong đó, thời gian thi môn Toán và Văn là 120 phút. Thời gian thi môn Ngoại ngữ 90 phút. Điểm xét tuyển vào lớp 10 thường = điểm Toán + điểm Ngữ văn + điểm Ngoại ngữ + điểm khuyến khích (nếu có).
Thí sinh sẽ được đăng ký ba nguyện vọng ưu tiên 1, 2, 3 để xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập (trừ Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa và Trường Phổ thông năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM).
Đối với lớp 10 Chuyên và Tích hợp thí sinh làm bài thi môn chuyên và tích hợp vào buổi chiều ngày 7/6, thời gian thi môn Chuyên, tích hợp là 150 phút. Điểm xét tuyển lớp 10 Chuyên = điểm Toán + điểm Ngữ văn + điểm Ngoại ngữ + điểm Môn chuyên x 2 + điểm khuyến khích (nếu có).
Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong nhận học sinh THCS các tỉnh khác dự thi nếu đủ điều kiện theo quy định. Học sinh đăng ký 4 nguyện vọng trong đó nguyện vọng 1,2 vào lớp chuyên; Nguyện vọng 3,4 vào lớp không chuyên tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong và Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa. Nếu học sinh không trúng tuyển vào trường chuyên, lớp chuyên vẫn được dự tuyển vào lớp 10 THPT.
Cập nhật tin tức thi vào lớp 10 năm 2023mới nhất
Một điểm đáng chú ý khác trong tài liệu mới được phê duyệt là "các thách thức và mối đe dọa" hải quân Nga phải đối mặt. Trong số các nguy cơ an ninh, chiến lược của Mỹ hướng tới sự kiểm soát ở các vùng biển thế giới và ảnh hưởng toàn cầu của nó đối với các quá trình quốc tế được coi là vấn đề trọng tâm. Bên cạnh đó, việc mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự của NATO tại các khu vực tiếp giáp với biên giới Nga cũng là điều không thể chấp nhận được trong quan hệ của Moscow với liên minh này.
Cũng theo học thuyết mới, hải quân Nga nhận thức rõ những khó khăn và bất lợi của việc không có những căn cứ quân sự ở nước ngoài, vốn là yếu tố quan trọng để duy trì sức ảnh hưởng và mở rộng phạm vi hoạt động. Để giải quyết vấn đề này, học thuyết đã đề cập tới kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân ở Biển Đỏ.
Một yếu tố quan trọng khác để nâng cao vị thế của hải quân là việc đóng mới các tàu sân bay cũng được đề cập trong học thuyết. Tài liệu này cho biết, một cơ sở đóng tàu mới sẽ được xây dựng ở miền Đông nước Nga, nhằm cung cấp các con tàu "phù hợp với nhiệm vụ ở Bắc Cực", cũng như “tàu sân bay hiện đại cho Hải quân”. Hiện tại, Nga chỉ có một tàu sân bay là "Đô đốc Kuznetsov", vốn đã ngừng hoạt động để sửa chữa được vài năm.
Học thuyết Hải quân được cho là sẽ cố gắng gia tăng tầm ảnh hưởng của Moscow trên toàn cầu, nhưng một khu vực đặc biệt được chú ý là Bắc Cực. Tài liệu này khẳng định, Nga coi Bắc Cực không chỉ là một khu vực trọng yếu với kinh tế, mà còn là một "cứ điểm quân sự chiến lược". Tầm nhìn của Moscow là muốn tuyến đường biển ở cực bắc trở thành tuyến hàng hải quốc gia "an toàn quanh năm".
Ngoài ra, học thuyết mới cũng đặt mục tiêu "tăng cường toàn diện vị thế địa chính trị của Nga" ở Biển Đen và Azov. Một điểm đáng lưu ý nữa có liên quan tới việc nâng cao hiệu quả phòng thủ và bảo vệ biên giới biển của Nga. "Trong trường hợp các phương pháp giải quyết khúc mắc như công cụ ngoại giao và kinh tế không đạt hiệu quả, Nga có thể sử dụng lực lượng quân sự tại các đại dương trên thế giới theo đúng hiệp ước và luật pháp quốc tế", học thuyết ghi rõ.
Việt Dũng