14 bộ, cơ quan ngang bộ được định hướng sắp xếp và hợp nhất. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Bộ Tài chính hợp nhất, lấy tên dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển. Bộ này quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực đang giao cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng hợp nhất, tên bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Phát triển Hạ tầng hoặc Bộ Giao thông và xây dựng đô thị, nông thôn.
Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hợp nhất, dự kiến tên sau sắp xếp là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Môi trường.
Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ. Tên bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Khoa học, Công nghệ và Chuyển đổi số hoặc Bộ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số và Truyền thông. Bộ này thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực hiện đang giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ hợp nhất, dự kiến tên là Bộ Nội vụ và Lao động. Chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp chuyển sang Bộ Giáo dục và Đào tạo; chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.
Bộ Y tế phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương tiếp nhận một số nhiệm vụ của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương (khi kết thúc hoạt động Ban này); dự kiến tiếp nhận quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chuyển sang.
Bộ Ngoại giao tiếp nhận nhiệm vụ chính của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (khi kết thúc hoạt động của hai cơ quan này).
Bộ Nội vụ xây dựng phương án sắp xếp Học viện Hành chính Quốc gia theo hướng sáp nhập vào Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng đề án hợp nhất Bộ Lao động Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ (sau khi chuyển một số chức năng sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế); phối hợp với Ủy ban Dân tộc chuyển chức năng, nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ về Ủy ban Dân tộc.
Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng phương án tiếp nhận Ban Tôn giáo Chính phủ và phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo.
Nguyên liệu:
![]() |
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món cá kèo kho rau răm:
- 400gr cá kèo
- 01 nhúm rau răm to
- Tỏi, tiêu, ớt, chanh, muối hạt.
Chế biến:
![]() |
Tẩy nhớt cá bằng nước muối hạt pha loãng với nước cốt chanh. Dùng muối và chanh chà xát mình cá, xả lại với nước. Lập lại đến khi mình cá hết nhớt.
![]() |
Ướp cá với 02 muỗng cà phê tiêu xay, 02 cà phê muỗng nước màu, 02 muỗng cà phê đường, 02 muỗng cà phê bột nêm, tỏi và hành tím băm trong 15 phút.
![]() |
Phi thơm hành tím và tỏi đập dập với dầu nóng. Cho cá đã ướp vào đảo nhanh tay cho thịt cá săn lại. Giảm nhỏ lửa và nêm thêm 04 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê đường, kho liu riu cho cá thấm gia vị.
![]() |
Khi cá thấm màu gia vị, cho rau răm và ớt trái đã rửa sạch vào. Đậy nắp nồi kho cùng cá khoảng 2 phút thì tắt bếp.
Thành phẩm:
![]() |
Những ngày đông cuối năm đang đến cùng với những cơn gió lùa làm chúng ta rùng mình, và bất chợt thèm hương thơm đậm đà của bữa cơm gia đình. Một niêu cá kèo kho rau răm nóng tỏa hương thơm nồng cay bên cạnh bát cơm nghi ngút khói, quả là sự hấp dẫn khó cưỡng trong những ngày này.
Thịt cá kèo tươi, dai và ngọt được thấm vị cay của tiêu và ớt, mùi thơm đặc trưng từ rau răm cùng nhau hòa quyện để tạo nên bữa cơm nhà ấm áp và lưu luyến lòng người.
**Lưu ý:
- Gia vị nêm nếm theo khẩu vị mỗi gia đình.
- Không đảo cá mạnh tay làm nát cá.
- Đậy nắp nồi để kho sau khi cho thêm rau răm, để giữ mùi rau thơm.
(Theo Tri thức trẻ)
" alt=""/>Cá kèo kho rau răm thơm lừng dân dã ngửi đã yêu!