Dù vậy, không có thành công nào đạt được dễ dàng. Trong một phiên thảo luận gần đây với CEO Catcha Group Patrick Grove, ông Fernandes đã chia sẻ một số bài học giá trị rút ra được trong thời gian qua.
Khi mua AirAsia, ông Tony thừa nhận ông rất sợ thất bại. “Tôi không lo bản thân thất bại mà lo cho 250 nhân viên. Nếu chúng tôi thất bại, họ sẽ mất việc”.
Như bất kỳ công ty nào mới khởi nghiệp, AirAsia luôn trong tình trạng thiếu tiền. “Tôi chưa bao giờ nghĩ xa hơn tuần kế tiếp vì chúng tôi thực sự không có nhiều tiền. Chúng tôi không có kinh nghiệm và chỉ có 2 máy bay so với các đối thủ lớn hơn nhiều. Thật đáng sợ”.
Ông cố gắng gọi vốn, xin vay thế chấp, tiếp cận các ngân hàng tín dụng nhưng không thành công. Ông chỉ là một người vừa rút khỏi ngành công nghiệp âm nhạc và đột nhiên quyết định thành lập một hãng hàng không. Đây hoàn toàn không phải câu chuyện có sức thuyết phục.
“Internet chính là cứu tinh của chúng tôi”, ông Fernandes nói.
Nó cho phép AirAsia bán vé trước, có thêm tiền để xoay xở cho đến khi phát triển đủ lớn để được đồng ý cho vay. Nó cũng giúp công ty bán vé trực tiếp cho khách hàng, loại bỏ kênh phân phối truyền thống, cắt giảm chi phí. Theo CEO AirAsia, thương mại điện tử nay chiếm tỉ lệ lớn trong việc kinh doanh của hãng, mang về khoảng hơn 1,5 tỷ USD doanh thu năm ngoái.
Tương tự những ngày đầu, thương mại điện tử chứng minh là “phao cứu sinh” cho AirAsia vài năm gần đây khi cạnh tranh trên thị trường ngày một khốc liệt, dẫn đến giá vé giảm mạnh. Một phần lớn doanh thu đến từ bán hàng hóa và dịch vụ phụ trợ trên mạng, bao gồm mọi thứ từ hành lý xách tay, ghế ưu tiên, suất ăn trên máy bay, Wi-Fi cho đến dịch vụ cho thuê xe hơi, phòng khách sạn.
" alt=""/>Internet đã cứu AirAsia như thế nào: Bài học từ CEO Tony FernandesKhoảng cách này thậm chí sẽ được duy trì trong nhiều tháng sau đó, bài báo trên tờ Chosun Biz (Hàn Quốc) dự đoán, với ước tính trung bình mỗi tháng của quý 3/2016, Samsung sẽ xuất xưởng tới 3 triệu chiếc Note 7, so với con số 1,6 triệu máy mỗi tháng của Note 5. "Đây là một con số đặc biệt ấn tượng trong bối cảnh thị trường lạnh nhạt như hiện nay", Chosun Biz khẳng định.
![]() |
Note 7 được dự đoán có doanh số xuất xưởng cao gấp đôi Note 5 |
Có nhiều lý do để tin rằng Note 7 sẽ là mẫu phablet bán chạy nhất trong lịch sử Samsung, tờ này phân tích. Thứ nhất, so với Note 5, Note 7 là một bước nhảy vọt cả về sự trau chuốt trong hoàn thiện, trải nghiệm, tính năng và cấu hình.
Thứ hai, hãng di động Hàn Quốc được cho là đang rất tích cực đa dạng hóa danh sách nhà cung ứng để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường dành cho Note 7. Lấy thí dụ, module cảm biến mống mắt mới có thể được đặt hàng với bất cứ doanh nghiệp nào trong số 10 ứng viên mà Samsung đang đàm phán gần đây. Tại thời điểm hiện tại, hãng Patron của Hàn Quốc vẫn đang là nhà cung ứng duy nhất module này, nhưng với 3 triệu máy sản xuất mỗi tháng, việc Samsung san tải sang các hãng khác sẽ hợp lý và an toàn hơn.
Thứ ba, lượng đặt mua Note 7 tại Hàn Quốc hiện đang cao gấp đôi so với con dế đầu bảng Galaxy S7 mà Samsung trình làng hồi tháng 3. Có vẻ như những thay đổi và cải tiến mà Samsung đã áp dụng cho con dế này được người dúng đón nhận và đánh giá cao.
Cuối cùng, không thể nói đến những chiến dịch marketing cực kỳ rầm rộ và hiệu quả mà hãng đã tiến hành trong thời gian qua, kể cả tại quê nhà Hàn Quốc lẫn nhiều thị trường quốc tế, trong đó bao gồm cả Việt Nam.
Tất nhiên, mức độ thành công thực tế của Note 7 sẽ chỉ được đánh giá chính xác sau khi con dế này chính thức mở bán vào cuối tuần này ở các thị trường lớn. Nhưng với việc đại địch Apple cũng chuẩn bị tung ra iPhone mới vào cuối tháng 9, Samsung sẽ chỉ có hơn một tháng "ưu thế" trong cuộc đại chiến smartphone cao cấp khốc liệt chưa từng có này.
T.C
" alt=""/>Doanh số Samsung Galaxy Note 7 nhiều gấp đôi Note 5