Năm 2018, Chương trình học bổng Vallet sẽ trao tặng hơn 2.200 suất học bổng cho các học sinh, sinh viên xuất sắc trong cả nước và các em ở làng S.O.S Việt Nam với tổng giá trị lên đến hơn 25 tỷ đồng.
GS Trần Thanh Vân trao các suất học bổng Vallet năm 2018. Ảnh: Thanh Hùng. |
Sau miền Bắc, chương trình sẽ trao 1.140 suất học bổng cho học sinh, sinh viên các tỉnh miền Trung (tại các TP Vinh, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng và Đà Lạt) và gần 500 suất học bổng cho khu vực miền Nam.
GS Trần Thanh Vân, Chủ tịch Tổ chức khoa học Gặp gỡ Việt Nam chia sẻ:
“Học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay có được học bổng Vallet trong nhiều năm như vậy không phải do chúng tôi làm ra hay trên trời rơi xuống mà quan trọng là do kết quả của các em. Vì các em nỗ lực học giỏi thì mới có được học bổng Vallet trong bao nhiêu năm nay chứ không phải vì chúng tôi thành lập được học bổng Vallet mà thành công đâu. Sự thành công là do các em bằng việc tiếp tục mang về những tấm huy chương quốc tế,… Các em tiếp tục nỗ lực cố gắng học tập tốt thì học bổng Vallet sẽ luôn tiếp tục.
Trong ngành khoa học, chúng ta có những người rất giỏi như Đàm Thanh Sơn, Ngô Bảo Châu, … họ trước đây cũng giống như các em là những học sinh giỏi và sau này không chỉ là nhà khoa học của Việt Nam mà còn trên thế giới. Chúng tôi mong các em tiếp bước các thế hệ đi trước để làm rạng danh đất nước Việt Nam”.
GS Trần Thanh Vân chia sẻ với học sinh có thành tích xuất sắc. Ảnh: Thanh Hùng |
Tham dự buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đánh giá đây là một hoạt động có ý nghĩa thực sự nhân văn sâu sắc, không những động viên, khích lệ HSSV phấn đấu đạt kết quả học tập, nghiên cứu khoa học cao hơn, mà còn tạo cơ hội tiếp cận môi trường, điều kiện học tập tốt nhất cho trẻ em, HSSV đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Bộ trưởng cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với GS Odon Vallet và GS Trần Thanh Vân cùng phu nhân khi dành sự quan tâm cho quê hương Việt Nam nói chung, sự phát triển của nền khoa học- giáo dục nước nhà nói riêng và các học sinh, xuất sắc trong gần 20 năm qua.
![]() |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trao học bổng cho học sinh |
Bộ trưởng cũng hy vọng, thời gian tới Tổ chức khoa học Gặp gỡ Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức thành công hơn nữa Chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” hằng năm để kết nối các nhà khoa học, nền khoa học của Việt Nam với thế giới, cũng như hoạt động cấp học bổng cho HSSV… để góp phần đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam có kiến thức, năng lực say mê nghiên cứu và làm chủ khoa học, sánh vai với bạn bè trên thế giới.
GS Trần Thanh Vân và GS Odon Vallet trao các suất học bổng cho học sinh có thành tích học tập xuất sắc năm 2018. Ảnh: Thanh Hùng. |
Học bổng Vallet được thành lập từ năm 2001, với sự tự nguyện đóng góp của GS Odon Vallet (làm việc tại ĐH Sorbonne, Cộng hòa Pháp) để đồng hành cùng các hoạt động phát triển khoa học - giáo dục của Tổ chức khoa học Gặp gỡ Việt Nam do GS Trần Thanh Vân và phu nhân thành lập để tặng học bổng cho HSSV ưu tú ở Việt Nam. Với mong muốn góp phần tạo điều kiện tốt hơn cho thế hệ trẻ Việt Nam trong học tập và nghiên cứu, nâng cao khả năng hội nhập quốc tế.
Kể từ năm 2001 đến nay, Học bổng Vallet tại Việt Nam đã trao hơn 32.250 suất cho HSSV xuất sắc trên toàn quốc với tổng giá trị hơn 175 tỷ đồng, mức học bổng tăng đều qua từng năm cả về số lượng và giá trị.
Thanh Hùng
Sau khi VietNamNet đăng bài viết về em Hoàng Thị Ánh đạt điểm 24,35 nhưng có nguy cơ phải dừng ước mơ vào đại học, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã quyết định trao suất học bổng hỗ trợ.
" alt=""/>Trao học bổng hơn 25 tỷ đồng cho học sinh có thành tích xuất sắc"Tuy nhiên, tôi cũng đồng ý với phụ huynh rằng, không phải ai cũng cần học toán quá nặng. Các trường đại học giờ đây chia môn Toán cao cấp cho các khối ngành khác nhau, phù hợp hơn với nhu cầu của từng ngành”, ông Khánh nói.
Một phụ huynh ở Hà Nội có con gái thiên hướng học ngoại ngữ băn khoăn: “Con và gia đình chỉ biết thế mạnh học tốt ngoại ngữ, không biết nên chọn ngành gì liên quan đến ngoại ngữ phù hợp sau này?”.
PGS.TS Vũ Thị Hiền- Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương, cho hay, nếu thí sinh giỏi ngoại ngữ, có 2 cách tiếp cận.
Thứ nhất, dùng ngoại ngữ như một công cụ học các ngành khác. “Hiện nay, rất nhiều trường đại học có những chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng ngoại ngữ hoặc tỷ lệ các môn học được giảng dạy bằng ngoại ngữ cao. Sau này, năng lực của sinh viên sẽ tốt và có những lợi thế vượt trội so với những người khác”.
Thứ hai, đi thẳng vào ngành ngoại ngữ và chọn ngôn ngữ đó làm ngành học như Ngôn ngữ Anh... Không chỉ Trường ĐH Ngoại thương, nhiều đại học khác có những ngành học này.
Theo bà Hiền, để chọn ngành phù hợp, cần dựa vào sở thích, đam mê; năng lực của bản thân; nhu cầu nhân lực; năng lực tài chính của gia đình.
Một phụ huynh có con dự thi tốt nghiệp THPT năm nay thắc mắc: "Con muốn học ngành Thiết kế đồ họa nhưng tìm hiểu tất cả các trường, thấy rằng, những trường đại học công lập để học ngành này, trong tổ hợp xét tuyển đều phải có môn Vẽ hoặc Hình họa hoặc Bố cục trang trí màu.
Song, những môn này, trong các môn học phổ thông không có, con tôi không dám đăng ký thi vào các trường ĐH Kiến trúc, ĐH Mỹ thuật công nghiệp... Có lẽ tôi phải đăng ký cho con vào các trường ngoài công lập?”. Vị phụ huynh cho rằng, đây là điều bất hợp lý đối với những học sinh không phải ở vùng đô thị có điều kiện học thêm, học ngoài môn Vẽ.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy- Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), cho hay, dưới góc độ quản lý nhìn toàn hệ thống, với những ngành đào tạo đặc thù, tỷ lệ các em trúng tuyển vào đại học mỗi năm tính trên toàn hệ thống rất nhỏ, thậm chí chưa đến 1%.
Vì vậy, việc đưa những môn học đó vào bậc phổ thông áp dụng cho toàn hệ thống là chưa phù hợp, nhất là chương trình phổ thông dạy trên toàn quốc ở tất cả các vùng miền từ thành phố đến nông thôn, vùng sâu vùng xa. Ngay cả đội ngũ giáo viên dạy cũng là vấn đề, phổ cập những môn đó trên toàn quốc phải tốn rất nhiều nguồn lực.
Trong khi rõ ràng những ngành đặc thù này cần năng khiếu chứ không phải một kỹ năng đại trà chúng ta dạy ở bậc phổ thông. Bậc phổ thông là những kiến thức phổ quát nhất, nền tảng cho học sinh. Đi vào những ngành đặc thù, chúng ta cần có những sự đầu tư và định hướng ban đầu.
"Tất nhiên, chúng tôi rất chia sẻ với những thí sinh ở những địa bàn khó khăn. Tuy nhiên, các em có nhiều con đường khác. Ngành Thiết kế đồ họa, với những kiến thức công nghệ thông tin và những kỹ năng khác, các em hoàn toàn có thể theo đuổi ngành này, không nhất thiết phải có môn vẽ”, bà Thủy nói.
Tương tự, trong nhiều năm qua, số lượng học sinh lớp 9 thi lên lớp 10 ở TP.HCM luôn tăng, tuy nhiên thành phố vẫn duy trì mức khoảng 70% học sinh dự thi có chỗ học công lập. Để đáp ứng điều này, TP.HCM đã thực hiện những giải pháp gì?
Độc giả có thể theo dõi thêm các kỳ trước của Tuyến bài Cửa hẹp vào công lập THPT ở Hà Nội trên VietNamNet:
kỳ 1: Tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, phụ huynh Hà Nội 'ngồi trên lửa'
kỳ 2: Phụ huynh nghèo ‘khóc ròng’ vì con trượt lớp 10 công lập
Kỳ 3: Nghịch lý thiếu trường học, quá nhiều chung cư
Kỳ 4: Doanh nghiệp vẫn xin được, tại sao đất cho giáo dục lại không?
" alt=""/>Từ Hà Nội nhìn chỉ tiêu thi vào lớp 10 công lập ở TP.HCM