Tại buổi gặp, lãnh đạo các tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã đề xuất tham gia triển khai Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, nhà máy thông minh, đào tạo nhân lực CNTT cũng như đưa các công nghệ mới nhất như Internet công nghiệp (IIoT), Blockchain, Dữ liệu lớn vào ứng dụng tại Việt Nam.
Đại diện Tập đoàn SK Holdings, đề xuất hợp tác với FPT trong việc triển khai các giải pháp nhà máy thông minh tại khu vực Đông Nam Á và trước mắt là tại Việt Nam.
Trong khi đó, đại diện Samsung SDS bày tỏ mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển các giải pháp cho Chính phủ điện tử, thành phố thông minh cũng như đưa các công nghệ mới nhất như Internet công nghiệp (IIoT), Blockchain, Dữ liệu lớn vào ứng dụng tại Việt Nam.
Với LG Electronics, doanh nghiệp này đặc biệt quan tâm đến việc mở rộng đào tạo nhân lực CNTT. “Nếu Chính phủ Việt Nam có những hỗ trợ về mặt ưu đãi thuế, nguồn vốn đầu tư công nghệ ….thì chúng tôi có thể thiết kế và cung cấp nhiều chương trình đào tạo đa dạng hơn nữa, và sẽ đóng góp vai trò lớn vào việc giao lưu, phát triển CNTT giữa hai quốc gia”, đại diện LG Electronics cho biết.
Về phía Hanwha, đại diện tập đoàn bày tỏ mong muốn có thể kết nối với các doanh nghiệp, các tổ chức của Việt Nam quan tâm đến chuyển đổi số. Hiện Hanwa đang phát triển dự án Multi Robot Data Acquisition and Monitoring System (Hệ thống vận hành và thu thập dữ liệu đa robot) và mong muốn các DN như FPT cùng hợp tác.
Ngoài ra, lãnh đạo của các tập đoàn lớn như Lotte, CJ cũng muốn hợp tác phát triển các thành phố thông minh tại Việt Nam và hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để triển khai chuyển đổi số các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Phát biểu trước các doanh nghiệp Hàn Quốc, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định, Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, nhà máy thông minh cũng như ứng dụng các công nghệ mới Blockchain, IoT đều là những chiến lược phát triển về CNTT, minh bạch hoá, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, hướng tới một cuộc sống tiện nghi, hiện đại hơn cho người dân.
" alt=""/>SK Holdings đề xuất hợp tác với FPT triển khai nhà máy thông minh tại Việt NamThỏa thuận hợp tác này nhằm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói chung.
Cụ thể, Trường Cao đẳng quốc tế BTEC FPT cơ sở Đà Nẵng và doanh nghiệp thống nhất về đào tạo và các chương trình hướng nghiệp: thực hành, thực tập và tuyển dụng nhằm nâng cao năng lực sinh viên của nhà trường về ngoại ngữ, các kỹ năng kiến thức chuyên môn.
Về đào tạo và hướng nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm cử cán bộ cùng nhà trường xây dựng kế hoạch giao lưu, kiến tập, thực tập, thực hành cũng như định hướng nghề nghiệp nhằm trang bị kiến thức thực tiễn cho sinh viên. Bên cạnh đó, nhà trường phối hợp cùng doanh nghiệp tổ chức các hoạt động giao lưu chia sẻ cùng lãnh đạo doanh nghiệp; Tổ chức các cuộc thi, hội thảo nhằm chia sẻ kiến thức chuyên môn, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên….
Bên cạnh đó, sự hợp tác còn mở ra cơ hội tuyển dụng cho những sinh viên đã thực tập tốt tại doanh nghiệp. Nhà trường sẽ cung cấp thông tin sinh viên sắp tốt nghiệp trước 1-2 kỳ để doanh nghiệp kịp thời hỗ trợ. Doanh nghiệp có thể tham gia ngày hội việc làm do nhà trường tổ chức hằng năm để tiếp cận và tuyển dụng sinh viên của nhà trường.
" alt=""/>Trường Cao đẳng quốc tế BTEC FPT hợp tác với doanh nghiệp đào tạo nhân lực chất lượng caoNhưng giờ, khi Facebook đã được sử dụng bởi gần 2/3 dân số thế giới có khả năng truy cập Internet, những ngày tăng trưởng dễ dàng đó dường như sắp kết thúc. Động lực mạnh mẽ từng mang lại sức mạnh tài chính để đẩy giá cổ phiếu của họ lên cao nhất từ trước đến nay dường như đang bắt đầu trục trặc. Nó sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều.
Nếu gần 1,5 tỷ người còn lại, những người có truy cập internet nhưng không sử dụng Facebook, có thể được kết nối với hệ thống của họ, Facebook sẽ hướng thẳng tới con số 4 tỷ người dùng. Nhưng một lượng không nhỏ những người dùng đó đang ở Trung Quốc, nơi hoàn toàn chặn Facebook. Điều này có nghĩa là Facebook sẽ phải dùng đến một số mánh khóe ngoại giao, hoặc thỏa hiệp với những điều kiện ngặt nghèo về kiểm soát thông tin của chính phủ, nếu muốn xâm nhập vào quốc gia này.
Sau đó, Facebook sẽ phải chuyển những người thu nhập thấp, những người không có kết nối internet thành người dùng của mình để có thể kiếm tiền thông qua quảng cáo đến những người đó.
Tuy nhiên, điều đó lại có thể trở thành thách thức đối với Facebook vì một vài nguyên nhân sau:
Đầu tiên, bạn hãy nhìn vào bảng phân bổ doanh thu của Facebook quý trước theo vị trí địa lý của người dùng.
Đại đa số doanh thu của họ đến từ Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á – những khu vực của thế giới có mật độ người dùng internet cao nhất.
Những người nghiện internet này (theo một báo cáo mới đây, người tiêu dùng Mỹ dành ra đến 5 tiếng mỗi ngày trên các thiết bị di động của họ) là những đối tượng lý tưởng cho các công ty quảng cáo trên Facebook. Một người dùng Facebook ở Bắc Mỹ hay châu Âu luôn chi ra một lượng không nhỏ thu nhập của mình cho các hàng hóa tiêu dùng so với những người ở các nước đang phát triển.
Giải pháp của Facebook: Bỏ tiền ra mua người dùng
Nhưng nhóm người dùng tiềm năng tiếp theo của Facebook gần như không giúp sinh lời cho công ty. Trong khi đó, Facebook sẽ phải chi nhiều tiền hơn để tiếp cận đến họ.
Facebook biết rằng, cuối cùng họ sẽ chạm phải giới hạn của số người có truy cập internet trên thế giới. Đó là lý do tại sao họ tạo nên các máy bay không người lái để mang internet đến những vùng như Hạ Sahara, hay các trạm Wifi miễn phí ở Ấn Độ hay trả tiền cho các công ty viễn thông để đưa Facebook đến những vùng nông thôn.
Những thứ này đều không rẻ. Các chi phí sử dụng vốn của Facebook đã tăng lên tới mức 4,5 tỷ USD trong năm 2016, so với con số 1,83 tỷ USD của hai năm trước đó.
Facebook không tiết lộ chi phí họ bỏ ra để “mua thêm” lượng người dùng mới. Nhưng cho dù nó là bao nhiêu đi nữa, không khó để giả định rằng, nó sẽ gia tăng không ngừng khi công ty buộc phải đầu tư thêm nhiều hơn nữa để xây dựng cơ sở hạ tầng mạng nhằm tìm kiếm người dùng mới.
Nói cách khác, tương lai của Facebook đang cho thấy, họ sẽ phải chi nhiều tiền hơn cho những người dùng ít giá trị hơn.
Theo GenK
" alt=""/>Niềm vui ngắn chẳng tày gang, Facebook đang phải bỏ thêm tiền để mua người dùng cho mình