Thời gian gần đây dư luận quan tâm, lo lắng việc Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam sắp đưa dây chuyền sản xuất giấy công suất lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam vào hoạt động. Vậy quy trình xử lý nước thải của Lee&Man Việt Nam phải tuân thủ những quy định như thế nào?
Đầu tiên, đó là các quy định về pháp luật, theo đó, mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải công nghiệp giấy và bột giấy ra nguồn tiếp nhận nước thải phải tuân thủ quy định tại QCVN 12-MT : 2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy (Quy chuẩn Quốc gia). Trong đó quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp giấy và bột giấy khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (A) và khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (B). Quy chuẩn quy định 8 thông số, trong đó thông số về Dioxin được áp dụng từ 1/1/2018. Hiện tại, các dây chuyền sản xuất tiên tiến thường dùng từ 10-15 m3 nước cho quá trình sản xuất 1 tấn giấy. Lượng nước này phải được xử lý đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Trước tiên, nước thải từ quá trình sản xuất và sinh hoạt được xử lý sơ bộ để loại bỏ tất cả các tạp vật có thể gây ra sự cố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải. Nước thải được đưa qua hệ thống mắt sàng để giữ lại chất rắn kích thước lớn, rác rưởi rồi tập trung ở bể gom nước thải. Từ đây nước thải được đưa vào hệ thống xử lý nước thải: xử lý hóa lý (cấp I ) và xử lý sinh hóa (cấp II )
Xử lý hóa lý
Ở đây nước thải được lọc xơ sợi, loại bỏ kim loại nặng và huyền phù. Sau đó, từ bể gom, nước được bơm đẩy lên hệ thống lưới lọc nghiêng nhằm thu hồi lại hầu hết xơ sợi có trong nước thải. Nước thải đã được lọc xơ sợi rơi xuống bể trộn.
Tại bể trộn (nhanh, chậm) một lượng hóa chất PAC (poly-alumium chloride ) và PAM (hợp chất cao phân tử hòa tan trong nước) được đưa vào bể để kết tủa các chất huyền phù và các ion kim loại khác trong nước thải.
Ở bể lắng thứ nhất, nước thải từ bể trộn được bơm vào bể lắng thứ nhất. Ở đó các chất kết tủa lắng xuống phía dưới, nước còn lại chuyển sang bể điều hòa để điều chỉnh (hệ thống xử lý còn có bể sự cố để xử lý trong các trường hợp khẩn cấp).
Bể điều hòa, có tác dụng điều hòa lưu lượng để duy trì dòng thải vào gần như không đổi cho các công đoạn sau, khắc phục những vấn đề vận hành do sự dao động lưu lượng nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình ở cuối dây chuyền xử lý. Từ bể điều hòa nước đã lọc bỏ phần lớn chất huyền phù, được chuyển sang tháp làm nguội.
Tại tháp làm nguội, nước thải được làm giảm nhiệt độ xuống nhiệt độ phù hợp với các bước xử lý sau (từ 50°C xuống 35°C). Nước đã làm nguội chuyển sang bể điều chỉnh độ pH cho quá trình xử lý yếm khí.
Xử lý sinh hóa
Trước khi tiến hành xử lý sinh hoá, nước thải cần được điều chỉnh đến độ pH (dùng NaOH) thích hợp. Vì pH ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tạo men trong tế bào và quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng vào tế bào.
Sau khi được điều chỉnh dộ pH thích hợp (6,5-6,8), nước thải được đưa vào hệ thống xử lý yếm khí.
Ở đây nước thải được xử lý bằng các phương pháp sinh học - quá trình oxy hóa sinh hóa, dựa trên cơ sở sử dụng hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải. Để đảm bảo nước thải sau xử lý có thể xả ra nguồn tiếp nhận nước thải dùng cho mục A, các hệ thống xử lý thường sử dụng cả hai phương pháp là yếm khí và hiếu khí. Bằng cách sử dụng các vi sinh vật kỵ khí oxy, phản ứng yếm khí có tác dụng loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải để giảm nồng độ COD (nhu cầu ô xy hóa học). Công nghệ mới nhất hiện nay là EGSB (hệ thống xử lý lớp bùn hạt mở rộng) hoặc IC (tháp tuần hoàn nội tại). Trong quá trình phân hủy các chất gây ô nhiễm hình thành khí gas chứa mê tan (có thể dùng để đốt trong nồi hơi sau khi lọc) và một lượng bùn thải ít hơn nhiều so với phương pháp hiếu khí. Nước đã được xử lý sinh học yếm khí được đưa sang xử lý sinh học hiếu khíXử lý sinh học hiếu khí (duy trì cung cấp oxy liên tục và nhiệt độ ở 20°C – 40°C). Bể hiếu khí luôn chứa các vi khuẩn hiếu khí. Quá trình xử lý sinh học hiếu khí thường được tiến hành hai lần có tác dụng loại bỏ các chất hữu cơ trong nước nhằm giảm nồng độ COD.
Để các vi sinh vật sinh sôi cần cung cấp các dưỡng chất như các hỗn hợp photpho và ni tơ và khí oxy vào trong nước thải, đồng thời kiểm soát nhiệt độ nước và khí oxy hòa tan trong nước. Việc sử dụng phương pháp màng đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho vi khuẩn, tăng khả năng hấp thụ các chất hữu cơ của vi sinh vật đảm bảo sự phân giải tối đa. Kết quả, hình thành các bông sinh học có thể lắng theo trọng lực. Đối với đa số các vi sinh vật khoảng giá trị pH tối ưu là 6,8 – 7,2, trong khi hệ thống xử lý đã duy trì độ pH ở nước thải sau khi xử lý yếm khí trong khoảng 6,8 – 7,2 6,8 – 7,5. Nhiệt độ nước thải ảnh hưởng rất lớn tới chức năng hoạt động của vi sinh vật. Đối với đa số vi sinh vật, nhiệt độ nước thải phải từ 20°C – 38°C. Sau khi được xử lý hiếu khí thứ nhất, nước được chuyển sang bể lắng trung gian, tại đây các chất kết tủa được lắng xuống và xả vào bể gom bùn. Từ đó nước tiếp tục được xử lý hiếu khí lần thứ hai, rồi sang bể lắng trung gian thứ hai, trước khi được xả thải ra nguồn tiếp nhận nước thải dùng cho mục A.
Hiện nay hầu hết các dây chuyền sản xuất giấy lớn ở Việt Nam đều có hệ thống xử lý nước thải tiên tiến theo quy trình trên với thiết bị của các công ty xử lý nước thải hàng đầu thế giới (Mỹ và châu Âu) như Công ty CP Giấy Sài Gòn (Khu công nghiệp Mỹ Xuân A, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Công ty CP Giấy An Bình (An Bình, Dĩ An, Bình Dương), Công ty TNHH xưởng GiấyChánh Dương (Khu công nghiệp Mỹ Phước, Bến Cát, Bình Dương), Công ty TNHH Giấy Kraft Vina (Khu công nghiệp Mỹ Phước 3, Bến Cát, Bình Dương)…
Trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp ngành giấy Việt Nam tích cực đầu tư nâng cấp không chỉ thiết bị sản xuất mà cũng đầu tư hoàn thiện và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, khí thải. Họ không ngừng cải thiện công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để giảm tiêu hao các nguồn tài nguyên: nước, năng lượng và lao động để giảm chi phí sản xuất và phát triển bền vững. Giảm lượng nước dùng cho sản xuất 1 tấn giấy, giảm các thông số ô nhiễm trong nước thải các doanh nghiệp ngành giấy không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn giảm được phí môi trường phải trả tính theo khối lượng nước thải và theo giá trị các thông số ô nhiễm.
L.M
" alt=""/>Hiểu đúng về xử lý nước thải trong ngành giấyVăn bản ý kiến đối với Điều 292 - “Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông” của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) dài 10 trang được Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc ký gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 8/8/2016 để phục vụ cho quá trình rà soát, sửa đổi BLHS sự số 100/2015/QH13.
Điều 292 phân biệt đối xử giữa DN trong và ngoài nước
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cũng cho biết, văn bản kiến nghị điều chỉnh các nội dung có liên quan đến Điều 292 trong BLHS vừa được gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được đơn vị tham vấn ý kiến các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và chuyên gia có liên quan.
Cụ thể, VCCI chính thức kiến nghị bãi bỏ Điều 292 BLHS và phi hình sự hóa các hành vi cung cấp dịch vụ không có/không đúng giấy phép đối với (1) Sàn giao dịch thương mại điện tử; (2) Trò chơi điện tử trên mạng; (3) Trung gian thanh toán; (4) Các dịch vụ khác bao gồm trang thông tin điện tử, mạng xã hội, dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông.
VCCI nhận định, Điều 292 BLHS 2015 tác động rất lớn đến việc kinh doanh các dịch vụ trên mạng tại Việt Nam hiện nay, bởi điều luật này đã hình sự hóa nhiều hành vi vốn chỉ nên xử lý hành chính. Ví dụ như, cung cấp trò chơi điện tử trên mạng mà không có giấy phép. Thực tế, điều luật này không phù hợp với cách thức kinh doanh trong lĩnh vực thông tin, đặc biệt là các dịch vụ mới, các start-ups.
Đặc biệt, với điểm e Khoản 1 Điều 292 quy định “Các loại dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định của pháp luật” - điểm khiến cộng đồng doanh nghiệp CNTT, nhất là các start-ups lo lắng, bức xúc hơn cả, VCCI phân tích, hiện nay có 3 dạng dịch vụ trên mạng máy tính, mạng viễn thông phải xin phép/đăng ký bao gồm: Trang thông tin điện tử tổng hợp (không có phát hành tin mới), nếu phát hành tin thì gọi là báo điện tử và quản lý theo pháp luật báo chí; Mạng xã hội, gồm cả diễn đàn hoặc bất kể các website, ứng dụng nào có chức năng trao đổi, tương tác giữa người dùng với nhau, lưu ý nếu website thương mại điện tử, trò chơi điện tử trên mạng cho phép các thành viên trao đổi với nhau thì cũng được coi là mạng xã hội và phải xin Giấy phép mạng xã hội; cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông (nhắn tin đầu số). Trong đó, trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội thì phải có Giấy phép, còn cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng thì phải đăng ký. Mức phạt cho các hành vi cung cấp các dịch vụ trên không có giấy phép, không thực hiện đúng giấy phép ở các mức từ 5 - 30 triệu đồng.
VCCI cho rằng: Điều 292 sử dụng từ “các loại dịch vụ khác” là không phù hợp vì nó sẽ cho phép các bộ ngành có thể quy định thêm “tội mới” trong BLHS, mỗi khi ban hành thêm một quy định yêu cầu một loại dịch vụ trên mạng nào đó phải xin cấp phép. Ví dụ, các dịch vụ thư điện tử, dịch vụ lưu trữ, dịch vụ tìm kiếm, tra cứu, dịch vụ giải trí như xem phim, nghe nhạc… Nếu Bộ ngành nào quy định thêm các dịch vụ này phải xin phép thì đồng nghĩa với việc mở rộng các hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cũng theo phân tích, đánh giá của VCCI, một điểm bất cập, không hợp lý nữa của Điều 292 BLHS 2015 là điều luật này không phân biệt về động cơ và mục đích của việc phạm tội và cũng xử lý cả trường hợp người phạm tội có doanh thu (mà không chỉ dừng lại ở thu lợi bất chính). “Đây cũng là một đặc thù vì nhiều điều luật khác liên quan đến mạng viễn thông, mạng internet luôn có yếu tố động cơ mục đích. Ví dụ, Điều 290 nhắm vào các hành vi có động cơ chiếm đoạt tài sản, Điều 291 nhắm vào các hành vi có yếu tố thu lợi bất chính (chứ không phải chỉ là có doanh thu). Như vậy, Điều 292 đã có phạm vi xử lý rộng hơn nhiều so với các Tội danh khác” kiến nghị của VCCI nêu.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, Điều 292 đã quy định quá rộng khi xử lý hình sự ngay cả hành vi kinh doanh có nguy cơ gây nguy hiểm cho xã hội thấp. Điều 292 xử lý hành vi “cung cấp một trong các dịch vụ sau đây trên mạng máy tính, mạng viễn thông không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được cấp phép”. Chỉ cần điều chỉnh cách tiếp cận thành “không làm thủ tục xin phép hoặc điều chỉnh giấy phép trước khi cung cấp một trong các dịch vụ sau đây trên mạng máy tính, mạng viễn thông” sẽ thấy ngay đây chỉ nên bị xử lý hành chính vì đã thiếu sót về làm thủ tục hành chính. “Do đó, có thể nói Điều 292 đã hình sự hóa một vi phạm hành chính, tương tự như hành vi kinh doanh mà không đăng ký kinh doanh trong Tội kinh doanh trái phép của BLHS 1999”, ông Lộc nhận định.
Đáng chú ý, trong văn bản ý kiến về nội dung Điều 292, VCCI cũng thẳng thắn chỉ rõ, điều luật này phân biệt đối xử giữa DN trong nước và DN nước ngoài. Cụ thể, theo phân tích của VCCI, pháp luật về quản lý mạng Internet hiện nay của Việt Nam quá chú trọng vào công tác tiền kiểm thông qua các quy định về đăng ký và cấp phép. Tuy nhiên, với đặc tính không biên giới, các quy định này hầu như không tác động đến các nhà cung cấp dịch vụ ở nước ngoài mà chỉ siết chặt hơn hoạt động của các doanh nghiệp của Việt Nam. Trên thực tế, hiện vẫn có rất nhiều các dịch vụ được liệt kê tại Điều 292 do các nhà cung cấp đặt tại nước ngoài mà không thể bị xử lý theo tội danh này. Ví dụ, người dùng Việt Nam vẫn có thể dễ dàng tải và chơi các games trên kho ứng dụng toàn cầu được sản xuất và phát hành bởi nhiều doanh nghiệp nước ngoài.
" alt=""/>Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc kiến nghị bỏ Điều 292 trong Bộ luật Hình sựGame 1: Tào Hồng trong tay Sài Gòn Dlight tỏa sáng
Ở game đấu đầu tiên, Kiên Giang ARB chọn Tào Phi cho Top để đảm nhiệm vị trí late, trong khi đó phía Sài Gòn Dlight lại chọn Tào Hồng - một vị tướng mới nổi gần đây ở phiên bản 3Q Củ Hành 3D cho vị trí này. Và lựa chọn này của Dlight tỏ ra vô cùng hiệu quả khi Tào Hồng gần như khắc chế được hầu hết các vị tướng còn lại của Kiên Giang ARB, vốn thiên về sát thương phép gồm: Biện Ngọc Nhi, Chu Du, Mi Trúc, Pháp Chính.
Tào Phi dù là một vị tướng có khả năng áp chế về Tào Hồng về cuối trận, tuy nhiên để làm được điều đó thì Tào Phi cần phải có rất nhiều item. Chính vì vậy, với việc không thể khắc chế được Tào Hồng ở đầu trận, cộng với việc các thành viên của Dlight hỗ trợ với nhau cực tốt, Kiên Giang ARB đã chấp nhận thua cuộc sau 26 phút thi đấu.
Game 2: Kiên Giang ARB vỡ mộng “nuôi late”
Sang game đấu thứ 2, Sài Gòn Dlight tiếp tục lựa chọn cho mình đội hình gồm những vị tướng có khả năng giao tranh tốt ngay từ thời điểm đầu mà không cần quá nhiều item như: Tôn Lỗ Ban, 3Q*Tôn Quyền, Lưu Chương, Trương Hoành cùng với 1 vị tướng có khả năng quấy phá combat và đẩy đường là Chu Du.
Trong khi đó Kiên Giang ARB tiếp tục trung thành với chiến thuật 'nuôi late' với những pick rất mạnh ở giai đoạn cuối trận gồm: 3Q*Tôn Linh Lung, Tôn Kiên, Pháp Chính cùng với 2 vị tướng hỗ trợ 3Q*Tân Hiến Anh và Lưu Thiện.
Giai đoạn đầu trận lợi thế tạm nghiêng về phía Kiên Giang ARB khi họ thường xuyên có những pha truyền thống để bắt lẻ đối thủ. Phía Sài Gòn Dlight cũng không kém cạnh, đáng chú ý nhất là Tôn Lỗ Ban với những pha bay nhảy cực kì khó chịu. Dù có lợi thế về mạng nhưng Kiên Giang ARB lại để Trương Hoành phá nhà quá nhanh, chỉ trong vòng 10 phút họ đã mất gần như toàn bộ 6 trụ ngoài.
Bước ngoặt của trận đấu diễn ra ở thời điểm khi 3 thành viên của Kiên Giang ARB mãi mê ăn Minh Quỷ Vương mà không chịu về def trụ 3 đường Top, kết quả họ bị mega đường này. Hơn thế nữa, cả Tôn Kiên và 3Q*Tôn Linh Lung đều phải nằm xuống. Gặp bất lợi quá sớm khiến Kiên Giang ARB không thể cầm cự được lâu trước sức push quá mạnh từ Dlight, trận đấu kết thúc ở phút thứ 17 và Dlight là đội đầu tiên lọt vào trận chung kết, trong khi đó Kiên Giang ARB sẽ thi đấu tranh 3,4.
Cùng theo dõi giải đấu tại: http://giaidau.360play.vn/
Kun
" alt=""/>Series A 3Q Củ Hành: Hủy diệt Kiên Giang ARB, Sài Gòn Dlight đọat vé tham dự chung kết