Về Vịnh Hạ Long, Di sản Thiên nhiên Thế giới được UNESCO công nhận, nền tảng hướng dẫn du lịch lớn nhất thế giới viết rằng: "Du khách nên đến thăm Vịnh Hạ Long để có cái nhìn cận cảnh và trực quan nhất về các đảo đá vôi, các khối đá và hang động tuyệt đẹp ở đây. Những kỳ quan này đã trải qua quá trình kiến tạo trong suốt nhiều thế kỷ".
Bên cạnh đó, Tripadvisor còn gợi ý du khách nên thuê thuyền kayak hoặc tham gia một chuyến tham quan để khám phá cảnh quan kỳ vĩ nơi đây.
Trong khi đó, “thị trấn chợ Tây Bắc Sa Pa đầy màu sắc và quyến rũ, được ví như một ốc đảo hoàn hảo giữa những chuyến đi leo núi vất vả hoặc tham quan ruộng lúa bậc thang gập ghềnh. Nhà thờ đá kiểu Gothic ở trung tâm thị trấn là tâm điểm chú ý của các du khách. Kiến trúc của công trình này chịu ảnh hưởng của các nhà truyền giáo người Pháp từng sống ở thị trấn trước đây. Ngoài ra, hãy chọn dùng bữa với các món ăn lấy cảm hứng từ Việt Nam hoặc châu Âu ở trung tâm thị trấn và đừng bỏ lỡ "chợ tình" diễn ra tối thứ Bảy hàng tuần", Tripadvisor nhận định.
Travellers' Choice Best of the Best là giải thưởng thường niên của Tripadvisor. Giải thưởng này được trao cho những điểm đến có khách sạn, nhà hàng và hoạt động giải trí nhận được lượng lớn đánh giá và ý kiến vượt trội từ cộng đồng trong khoảng thời gian 12 tháng, từ ngày 1/10/2022 đến ngày 30/9/2023. Chưa đến 1% trong số 8 triệu hồ sơ của Tripadvisor được trao giải Best of the Best, biểu thị mức độ xuất sắc nhất trong lĩnh vực du lịch.
Đây không phải là lần đầu tiên Sa Pa và vịnh Hạ Long được bình chọn là điểm đến du lịch quốc tế.
Mới đây, ấn phẩm du lịch Times Travel của Ấn Độ đã vinh danh 50 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2024, trong đó có 3 địa danh Việt “lọt” danh sách này gồm Sa Pa (tỉnh Lào Cai), vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Hội An (tỉnh Quảng Nam).
Theo Tripadvisor
" alt=""/>Vịnh Hạ Long, Sa Pa lọt top điểm đến xu hướng hàng đầu thế giới năm 2024Tốc độ đào thải nồng độ cồn về 0 không phụ thuộc vào loại đồ uống (bia hay rượu) mà chủ yếu phụ thuộc vào mức độ tiêu thụ cồn và sức khỏe của từng người. Tuy nhiên, vì rượu thường có nồng độ cồn cao hơn nên nếu bạn tiêu thụ cùng một lượng cồn (ví dụ: 450ml bia có nồng độ 5% cồn và 150ml rượu có nồng độ 12% cồn), cơ thể của bạn sẽ phải đào thải một lượng cồn lớn hơn khi uống rượu rượu. Điều này có thể làm cho tác động của rượu trở nên mạnh hơn và kéo dài thời gian cồn duy trì trong cơ thể của bạn.
Tốc độ đào thải cồn thường được ước tính là khoảng 0,015 đến 0,020 gram cồn trên 100 ml máu mỗi giờ. Tuy nhiên, tốc độ này có thể biến đổi dựa trên nhiều yếu tố như cân nặng, giới tính, sức khỏe tổng thể, và lịch sử tiêu thụ cồn.
Lưu ý, bia và rượu có ảnh hưởng khác nhau đến gan và sức khỏe, chủ yếu do sự khác biệt về nồng độ cồn và thành phần hóa học.
Thành phần hóa học: Bia và rượu chứa các chất hóa học khác nhau ngoài cồn. Ví dụ, bia chứa nhiều loại acid hữu cơ và các hợp chất khác, trong khi rượu chứa các thành phần từ trái cây hoặc ngũ cốc. Các thành phần này có thể tác động khác nhau đến gan và sức khỏe. Ví dụ, một số thành phần trong bia có thể gây kích ứng da hoặc dẫn đến vấn đề sức khỏe khác, trong khi rượu có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và hệ thần kinh.
Lưu ý, không bao giờ lái xe, không nên tham gia vào các hoạt động đòi hỏi sự tập trung khi đang trong tình trạng say rượu hoặc có cồn trong máu. Để đảm bảo sức khỏe tốt, quan trọng hơn hết là bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh và cân nhắc khi tiêu thụ cồn.
Với lần thứ 2 được tổ chức, Hội thao truyền thống ngành TT&TT năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày, với 7 nội dung thi đấu gồm: bóng đá, quần vợt, cầu lông, bóng bàn, chạy việt dã, kéo co, nhảy bao bố.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương, Trưởng ban tổ chức Hội thao nhiệt liệt chào mừng sự góp mặt của hơn 800 vận động viên đến từ 5 đơn vị thuộc Bộ TT&TT, 16 Sở TT&TT khu vực phía Bắc và 14 doanh nghiệp, cơ quan báo chí thuộc lĩnh vực TT&TT.
Theo Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương, Hội thao năm nay có quy mô lớn hơn hẳn so với năm trước, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào thể dục thể thao trong ngành TT&TT. Hội thao cũng cho thấy sự quan tâm của Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ TT&TT, lãnh đạo các Sở và các cơ quan, doanh nghiệp ngành TT&TT đối với việc nâng cao sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên.
“Đây là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại những chặng đường cũ, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, động viên nhau vượt qua khó khăn, thử thách để từ đó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng ngành TT&TT ngày càng vững mạnh”, Trưởng Ban tổ chức Hội thao chia sẻ.
Hội thao cũng là sân chơi bổ ích, lành mạnh, tạo điều kiện cho các vận động viên giao lưu, học hỏi, rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, tăng cường sự dẻo dai, bền bỉ, lan tỏa tinh thần khỏe để xây dựng Tổ quốc, thúc đẩy phong trào rèn luyện thân thể, góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc.
Hội thao còn là dịp để các Sở TT&TT quảng bá hình ảnh các địa phương, giới thiệu nét đẹp văn hóa các tỉnh thành khu vực phía Bắc, thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành.
Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương ghi nhận và biểu dương nỗ lực của Ban tổ chức, sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị. Đồng thời, Thứ trưởng kêu gọi tất cả các vận động viên thi đấu với tinh thần trung thực, cao thượng, đoàn kết, nỗ lực hết mình để đạt thành tích cao nhất, đề nghị các trọng tài làm việc công tâm, khách quan, đảm bảo hội thao diễn ra thành công tốt đẹp.
Tại lễ khai mạc Hội thao, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã trao tặng Bằng khen cho 1 tập thể và 3 cá nhân thuộc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) vì những đóng góp vào thành công của Hội thao truyền thống ngành TT&TT khu vực phía Bắc năm 2023.
Dưới đây là một số hình ảnh đẹp tại lễ khai mạc Hội thao truyền thống ngành TT&TT năm 2024: