![]() |
Sau chia sẻ này, dân mạng lập tức phát hiện ra Phạm Hương dường như đang sử dụng công cụ hỗ trợ dịch của Google và mắc những lỗi rất cơ bản trong ngữ pháp tiếng Anh. Cụ thể từ "after" thường được dùng cho thời gian nhưng Phạm Hương lại đang áp dụng cho vườn nhà mình. Một người còn tỉ mỉ mang đoạn tiếng Việt mà Phạm Hương đăng tải lên Google dịch và công cụ này hiển thị đúng đoạn tiếng Anh mà cô viết. Sau đó, người đẹp đã xoá dòng chia sẻ này. |
![]() |
Sơn Tùng - MTP được biết đến là người hay sử dụng tiếng Anh. Nam ca sĩ thường xuyên cộng tác với người nước ngoài trong các sản phẩm âm nhạc trong vài năm qua, nhưng không khó để bắt gặp những lỗi sai ngữ pháp tiếng Anh của anh chàng trên trang cá nhân. Nam ca sĩ là một trong những ngôi sao bị cư dân mạng sửa lỗi chính tả khá nhiều. Thậm chí, khán giả còn sửa lỗi từng chi tiết trong một đoạn chia sẻ khá dài của Sơn Tùng M-TP. |
![]() |
Trong một dòng trạng thái khác, Sơn Tùng viết: 'I'm needing...' khi chỉ cần nói 'I need...' là đủ. Nhờ sự tận tâm của các "giáo viên bất đắc dĩ", Sơn Tùng MTP viết tiếng Anh chuẩn hơn. Anh cũng từng chia sẻ tiếng Anh chính là một phương tiện để bản thân có thể phát triển con đường âm nhạc ra thế giới. |
![]() |
Kỳ Duyên cũng từng bị dân mạng soi lỗi sai khi dùng tiếng Anh. Cụ thể, trong một tấm hình chụp chung với người mẫu Thái Lan - Mai Davikah, Kỳ Duyên có ghi kèm dòng chữ: "Who’s her?", khiến nhiều người phải đứng hình vì không ngờ nàng hậu lại có thể phạm lỗi sai cơ bản đến vậy. Bởi lẽ nếu viết đúng, câu đó phải là: "Who is she?". |
![]() |
Ca sĩ Ngọc Duyên, vợ của nhạc sĩ Dương Khắc Linh cũng không thoát khỏi sự xấu hổ trước cộng đồng mạng khi phạm lỗi tiếng Anh. Sau khi tổ chức đám cưới, Ngọc Duyên liền "nịnh" chồng bằng một câu tiếng Anh trên trang cá nhân, tuy nhiên, cô đã viết sai ngữ pháp của câu nói này. Nữ ca sĩ viết: "Who's care babe im think im wanna marry you". Cư dân mạng phát hiện ra cô đang muốn mượn một câu hát huyền thoại trong bài Marry You: "Who cares baby, I think I wanna marry you" để bày tỏ tình cảm với ông xã. Ngay sau đó, Ngọc Duyên đã xóa dòng trạng thái này. |
![]() |
Ngoại trừ vài câu nói là lời bài hát hay copy từ trên mạng thì những gì Angela Phương Trinh tự viết hầu như đều có lỗi sai để người hâm mộ soi ra. Từ "afternoontea" (trà chiều) được nữ nghệ sĩ viết lại khiến người xem một phen ... hết hồn. |
![]() |
Angela Phương Trinh thường xuyên bị phát hiện viết sai chính tả mọi lúc mọi nơi. Đáng nói hơn, người đẹp này còn hay viết song ngữ Anh – Việt khi sử dụng mạng xã hội nên dễ bị anti-fan bóc mẽ. |
![]() |
Lâm Khánh Chi là một trong số những sao Việt viết sai chính tả nhiều nhất trên trang cá nhân. Thông thường cô hay mắc các lỗi sai phổ biến như dấu ngã, dấu hỏi hoặc âm "tr" và âm "ch". Tuy nhiên, nữ ca sĩ vẫn thản nhiên phạm lỗi cơ bản này. |
![]() |
"Nữ hoàng giải trí" Hồ Ngọc Hà luôn được ca ngợi là người đẹp có sự khôn khéo trong ứng xử với anti-fan nhất nhì showbiz Việt. Thế nhưng, giọng ca "Em muốn anh đưa em về" đã không thể nhẫn nhịn được nữa trước sự thái quá của những người ghét mình. Ngay lập tức, cô đã đăng một bức tâm thư dài dằn mặt anti-fan. Tuy nhiên, điều phần đông cư dân mạng quan tâm lại là nữ ca sĩ viết sai quá nhiều lỗi. Chính những lỗi sai tiếng Việt như thế đã biến một bài dài dằn mặt anti-fan thành một sự cố của nữ nghệ sĩ. |
Ngân Trần
- Sau khi bị chê gương mặt sần sùi, kém sắc, Lâm Khánh Chi đăng ảnh tươi cười rạng rỡ, đi du lịch hạnh phúc bên chồng.
" alt=""/>Sao Việt sai lỗi tiếng Anh, tiếng Việt cũng chẳng khá hơnTheo một thống kê, Agile giúp tăng 68% hiệu suất làm việc của cá nhân, tổ chức; tăng 52% tinh thần gắn kết đồng đội và đặc biệt tăng 81% sự hợp tác, phối hợp giữa các bộ phận trong cùng tổ chức. Với các chỉ số hiệu quả ấn tượng đó, Agile (Agile software development) trở thành phương thức phát triển phần mềm linh hoạt được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới áp dụng.
Agile không chỉ được ứng dụng trong việc phát triển phần mềm mà còn là một phương thức linh hoạt trong quản trị dự án, điều phối công việc, phát huy năng lực của cá nhân, đội nhóm, nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian hoàn thành, tăng tốc độ đưa sản phẩm đến với khách hàng.
Nhận thấy đây là chìa khóa để phát triển mà vẫn tận dụng tối đa hạ tầng và công nghệ sẵn có của doanh nghiệp, Viettel IDC đã áp dụng mô hình chuyển đổi linh hoạt tổ chức Agile trong chiến lược giai đoạn 2021 - 2025 để chuyển đổi số thành công và khẳng định thương hiệu trên thị trường.
![]() |
Viettel IDC áp dụng Agile trong chiến lược chuyển đổi, giai đoạn 2021 - 2025 |
Tiên phong ứng dụng công nghệ mới, tiến nhanh đến chuyển đổi số toàn diện
Tiên phong ứng dụng công nghệ vào quá trình hoạt động với việc sử dụng máy tính ảo từ năm 2015, việc triển khai Agile thêm một trợ lực để trao quyền và tăng tính tự chủ cho nhân sự trong việc xây dựng kế hoạch, kiểm soát quá trình và đạt được mục tiêu nhanh hơn. Ngoài thay đổi về quy trình làm việc, Viettel IDC đã đưa vào áp dụng các công cụ chuyên nghiệp như Jira, Confluence, Msteam, Bitrix 24 hay các công cụ là sản phẩm dịch vụ như máy tính ảo Viettel Cloud PC… để nhân viên có thể duy trì việc thực hiện Agile trực tuyến hiệu quả, không làm giảm sự tương tác, giảm hiệu quả làm việc ngay cả trong thời điểm khó khăn nhất khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Nhờ đó, Viettel IDC đã thực hiện chuyển đổi số toàn diện, từ việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ số, mở rộng hệ sinh thái dịch vụ cũng như triển khai tư vấn chuyển đổi số cho khách hàng. Với việc triển khai mô hình Agile để phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, Viettel IDC đã rút ngắn thời gian chuyển giao sản phẩm trung bình từ 6 tháng xuống còn 2 tháng. Sản phẩm ra thị trường nhanh hơn, nâng cao khả năng thích ứng cho công ty trên thị trường (Time to Market). Những dự án đã “Agile hóa” của Viettel IDC giúp tiết kiệm chi phí khoảng 17% so với chạy theo mô hình cũ, và nhanh hơn trung bình 30 ngày.
Hơn hết, mô hình Agile đã hình thành văn hóa làm việc hợp tác chéo (cross-function), nâng cao tính tự chủ của cán bộ nhân viên toàn công ty, nâng mức độ hài lòng, gắn kết của cán bộ nhân viên. Đại diện Viettel IDC cho biết, Ban lãnh đạo công ty đã quyết tâm và cam kết tham gia với việc hình thành Agile Transformation Team (ATT) - Ban Giám đốc và các phòng ban chủ chốt của công ty là các thành viên, để dẫn dắt cũng như đảm bảo các nguồn lực phù hợp cho quá trình chuyển đổi của công ty.
“Một trong những điểm dễ nhận thấy nhất là mô hình Agile giúp gắn kết các thành viên, tăng sự tương tác giữa các phòng ban, dần xóa mờ ranh giới việc “anh”, việc “tôi” mà trở thành “công việc của chúng ta” khi mọi người cùng ở trong “cross-functional team” (nhóm hợp tác liên chức năng), tinh thần làm việc vì mục tiêu chung và phát huy được tất cả thế mạnh của các thành viên trong nhóm”, đại diện Viettel IDC chia sẻ.
![]() |
Văn phòng mới của Viettel IDC - theo hướng mở, linh hoạt, thôi thúc sự sáng tạo cho nhân viên |
Nỗ lực thực hiện mục tiêu năm 2022
Năm 2021 đánh dấu một trong những cột mốc đáng nhớ của Viettel IDC khi công ty thiết kế văn phòng mới theo hướng mở, đồng bộ với việc triển khai mô hình Agile trong doanh nghiệp. Văn phòng không chỉ đẹp mà còn cởi mở, linh hoạt, khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho CBNV, thôi thúc tinh thần làm việc say mê, cống hiến cho sự phát triển bền vững của Viettel IDC.
Từ những tiền đề đó, Viettel IDC đặt kế hoạch cụ thể cho năm 2022: Giữ vững mục tiêu chiến lược kinh doanh giai đoạn 2021 - 2025 - là nền tảng dẫn đầu cho chuyển đổi số quốc gia; đẩy mạnh thực hiện 6 chuyển dịch lớn về hạ tầng, bộ máy, chiến lược hợp tác và khai phá không gian kinh doanh mới.
![]() |
Mô hình Agile là chìa khóa giúp phát huy năng lực của cá nhân, tinh thần làm việc nhóm, nâng cao hiệu suất làm việc |
Vượt lên những thách thức không nhỏ của một năm đại dịch, Viettel IDC đã nỗ lực đạt được nhiều kết quả ấn tượng, trong đó hoàn thành 100% mục tiêu doanh thu và vượt mốc kế hoạch các dự án trọng điểm.
Với sứ mệnh phụng sự khách hàng, phụng sự công cuộc chuyển đổi số quốc gia, góp phần giải quyết các vấn đề của xã hội, việc luôn cải tiến, ứng dụng các công nghệ mới, phương thức làm việc mới, nâng cao mức độ chuyển đổi số là những điều Viettel IDC luôn chú trọng, để luôn là nhà cung cấp, người đồng hành tin cậy của khách hàng trong công cuộc chuyển đổi số.
Ngọc Minh
" alt=""/>Viettel IDC áp dụng mô hình Agile: Tăng tốc chuyển đổi số, tạo lợi thế cạnh tranhKinh phí bất hợp lý
Tiến sĩ Phan Quốc Chính, trưởng Ban ĐH và sau ĐH (ĐHQG TP.HCM) cho biết, sau 10 năm thực hiện đề án đào tạo tài năng (từ 2002 – 2011) nhà trường đã đào tạo 2.688 kỹ sư, cử nhân tài năng, với tổng chi phí đầu tư 77.664 triệu đồng.
![]() |
TS Trần Hoàng Sơn, Khoa cơ khí (Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM) |
Sau một năm tạm ngưng (2012), năm vừa qua ĐHQG TP.HCM tiếp tục triển khai đề án này, việc tuyển sinh lớp tài năng dành cho sinh viên sau khi kết thúc 2 hoặc 3 học kì, quy mô lớp 25-30 sinh viên/lớp, mỗi khóa tuyển tối đa 40 sinh viên.
Để đào tạo ĐHQG sẽ hỗ trợ kinh phí cho 10 chương trình tại các đơn vị với mức chi 10 triệu/sinh viên/năm. Các chương trình còn lại các trường tự cân đối kinh phí đào tạo…
Từ thực tiễn ĐH Bách Khoa có có 11 chương trình thuộc 5 khoa đào tạo tài năng, TS Lê Thanh Hưng cho rằng, có ba bất cập lớn trong chương trình đào tạo tài năng là mục tiêu chương trình chưa rõ ràng, kinh phí phân bổ không hợp lý và công tác quảng bá chương trình cho doanh nghiệp chưa được quan tâm.
“Trong hồ sơ xin mở chương trình các ngành đều ghi mục tiêu mở chương trình là để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với chuẩn đầu ra của CDIO hoặc của ABET điều này không cho thấy sự khác biệt gì giữa chương trình tài năng và đại trà. Liệu đây lớp tài năng hay đơn giản chỉ là một lớp tập trung các sinh viên giỏi dạy riêng? - TS Hưng nói
Ông Hưng cho biết thêm, việc cấp kinh phí tính định mức 10 triệu/sinh viên/năm, trong đó việc cho học bổng và khen thưởng mất 29% dẫn đến việc sinh viên được hưởng quá nhiều khi vừa được hưởng một chương trình đào tạo chất lượng cao vừa nhận được học bổng của chương trình vừa nhận được học bổng khuyến khích.
10 năm đào tạo nhưng doanh nghiệp không biết
Vẫn theo ông Hưng, việc đào tạo tài năng đã được thực hiện 10 năm nay nhưng các doanh nghiệp hầu như không biết nhiều về khả năng của sinh viên tốt nghiệp lớp tài năng. Trong khi đó nhà trường không có kết luận nào về việc đào tạo tài năng đã đáp ứng được nhu cầu xã hội chưa. Việc theo dõi SV sau khi ra trường cũng không được quan tâm trong khi đây là thước đo của sự hiệu quả chương trình.
![]() |
Các đại biểu tại hội thảo |
Trong khi đó, TS Trần Hoàng Sơn, giảng viên khoa Cơ khí – Trường ĐH Bách khoa TP.HCM chỉ rõ nếu đào tạo tài năng chỉ để có những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc hoặc khá thì khác xa với mục tiêu ban đầu.
Theo TS Sơn, hai điều sinh viên tài năng hiện nay phải được trang bị là khả năng tư duy sáng tạo và khả năng hội nhập. Nếu không có điều này ra trường có cần cù, chịu khó đến đâu cũng không làm được việc cần thiết và có uy tín.
Cho rằng với kinh phí 10 triệu/SV/năm cho ra một tài năng là quá rẻ, PGS.TS Đoàn Lê Giang, trưởng khoa Văn học và Ngôn Ngữ (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) đề xuất nên giảm sĩ số lớp tài năng xuống 15 đến 20 SV/lớp. Ngoài ra cần tăng chi cho người làm công tác giảng dạy.
“Việc chi cho giảng viên dạy lớp tài năng trong vòng 10 năm qua không đổi trong khi giá cả thị trường đã thay đổi rất nhiều dẫn đến việc mời các giáo sư giảng dạy lớp tài năng rất khó…”- PGS Giang nói.
Ý kiến PGS.TS Nguyễn Chí Hải, Trường ĐH Kinh tế-Luật cần tăng cường năng lực tiếng Anh cho sinh viên tài năng. Ngoài ra các lớp học hệ cử nhân tài năng phải được tổ chức như một lớp học chính thức mới thúc đẩy được sinh viên phấn đấu, rèn luyện…
Lê Huyền
" alt=""/>Cử nhân tài năng: 10 năm đào tạo, doanh nghiệp chẳng hay