Một trong những lý do lớn nhất để học sinh chọn du học Canada chính là chất lượng giảng dạy ở quốc gia này. Bằng cấp của Canada được công nhận rộng rãi ngang bằng với bằng cấp của Mỹ, Anh hay Úc và những trường đại học Canada luôn xếp thứ hạng cao trong bảng xếp hạng những trường đại học trên thế giới.
Thực tế, trong một nghiên cứu vào năm 2016, ba trường đại học Canada được xếp nằm trong top 50 những trường tốt nhất trên thế giới.
Có nhiều lựa chọn về chương trình học cho bạn khi du học Canada từ các trường đại học, cao đẳng, trung học, trường nghề,.. Nhưng cho dù bạn lựa chọn chương trình nào thì bạn vẫn luôn đảm bảo nhận được chất lượng giảng dạy tốt nhất.
Chi phí phù hợp
Chi phí luôn là rào cản lớn nhất đối với học sinh trên con đường thực hiện ước mơ du học. Những học sinh quốc tế ở Canada phải trả học phí cao hơn so với học sinh nội địa. Học phí trung bình hằng năm cho một học sinh quốc tế để lấy bằng cử nhân là khoảng 20.000- 30.000 CAD/ năm (2016-2017), còn ở Mỹ, chi phí này khoảng 32.762 - 42.419 USD/ năm.
Bên cạnh học phí, học sinh quốc tế cũng cần phải tìm nhà và chi trả cho chi phí sinh sống ở Canada. Chi phí sinh hoạt ở Canada được nhiều người đánh giá ở mức dễ chịu cho học sinh quốc tế nếu so với những quốc gia khác như Mỹ, Úc, Anh. Vào năm 2016, chi phí sống trung bình mỗi năm cho học sinh quốc tế ở Canada là 7.000- 13.500 CAD/ năm, trong khi ở Mỹ chi phí này khoảng 14.000 - 23.000 USD/ năm.
![]() |
Vừa học vừa làm
Mặc dù Canada có học phí hợp lý, nhưng không thể phủ nhận rằng đi du học vẫn cần một chi phí rất lớn. Tuy nhiên,học sinh quốc tế ở Canada được phép làm việc lên đến 20 giờ một tuần trong suốt thời gian học và full-time 30 giờ một tuần trong suốt các kỳ nghỉ.
Hầu hết các học sinh không cần work permit, cho dù công việc nằm trong khuôn viên hay ngoài khuôn viên trường. Study permit của bạn sẽ cho biết bạn có được làm việc ngoài khuôn viên trường hay không.
Nhiều lựa chọn để nhập cư
Khi bạn đi du học, bạn sẽ được cấp phép tạm trú trong quốc gia bạn đang học và khi chương trình học kết thúc đồng nghĩa với việc giấy phép này cũng hết hạn, bạn phải quay về nước.
Tuy nhiên, Canada có rất nhiều chương trình khuyến khích học sinh quốc tế chuyển sang định cư lâu dài sau khi học xong. Một số lựa chọn như Post-graduation work permit cho phép những người đã tốt nghiệp ở lại và làm việc, cung cấp cơ hội cho họ có thêm kinh nghiệm làm việc ở Canada ngoài ra còn có các chương trình như provincial nominee, federal economic immigration,..
![]() |
CEO Globalway Trần Bá Hậu (đứng giữa) gặp gỡ ban lãnh đạo trường ĐH George Mason University Hoa Kỳ |
Canada là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, vì vậy có rất nhiều cơ hội việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp. Khi còn là học sinh, bạn có cơ hội nối kết với những chuyên gia trong lĩnh vực của bạn.
Trong thời gian học cũng như sau khi tốt nghiệp bạn có thể có cơ hội làm việc trong những công ty hàng đầu của Canada. Còn nếu bạn chọn ở lại Canada, những nhà tuyển dụng ở Canada ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm làm việc ở Canada hơn so với từ nơi khác trên thế giới, vì vậy với kinh nghiệm học tập và làm việc ở Canada mà bạn có, cơ hội kiếm được việc làm của bạn sẽ cao hơn rất nhiều.
Tư vấn thông tin miễn phí: https://forms.gle/8DXDyoKFaMpjJeR48
Globalway Consulting JSC,. Co
Tầng 2, tòa nhà 52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: 0565.888.666
Email: [email protected]
Website: www.globalway.vn
Ông Trần Bá Hậu - CEO Công ty tư vấn du học Globalway cũng là chủ tịch hệ thống trường mầm non quốc tế Canada Little Sol Montessori. Ông Hậu tốt nghiệp 03 bằng ĐH tại Việt Nam và nước ngoài về luật và ngôn ngữ, theo học Thạc sỹ Ngoại giao và Quan hệ quốc tế tại trường số 01 tại Tây Ban Nha: ĐH tổng hợp Complutense Madrid. CEO trẻ tuổi quyết dấn thân vào khởi nghiệp giáo dục, bởi vì anh nghĩ đây là con đường duy nhất để tạo ra thế hệ tương lai Việt Nam, vì anh tâm niệm: làm giáo dục là làm từ gốc mới thay đổi được văn minh của xã hội. |
(Nguồn Công ty tư vấn du học Globalway)
" alt=""/>4 lý do chọn du học CanadaCEFR được thiết kế nhằm cung cấp các tiêu chuẩn tham chiếu cho việc học tập, giảng dạy và đánh giá các ngôn ngữ chính được sử dụng ở Châu Âu. Trong đó, xác định rõ yêu cầu về năng lực ngôn ngữ thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, tương thích với các tiêu chí xác định; chia làm 3 cấp và 6 bậc là A1, A2; B1, B2; C1, C2.
Theo Đề án, giáo viên tiếng Anh phải đạt B2 đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, C1 đối với cấp trung học phổ thông.
Tuy nhiên, việc đánh giá giáo viên theo các chuẩn của CEFR do các trường đại học trong nước triển khai chưa thật sự thuyết phục.
Trong Nghị quyết của HĐND Hà Tĩnh về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông đến năm 2025 và những năm tiếp theo, giáo viên dạy ngoại ngữ THPT nếu tự học và được cấp chứng chỉ 6.5 IELTS (hoặc TOEFL ITP 550 điểm) sẽ được thưởng 15 triệu đồng.
Có trường hợp giáo viên ở miền núi, vùng khó khăn nhưng đã tự học và đạt kết quả cao như cô Nguyễn Thị Th. (THPT Minh Khai) đạt 7.5 IELTS; thầy Phạm Công Ư. (THPT Hương Sơn) đạt 7.0 IELTS; cô Lê Thị T (THPT Hàm Nghi) đạt 7.0 IELTS. Ngoài ra, cũng có người âm thầm đi học và thi IELTS, nhưng hầu hết còn e ngại.
Kết quả, 2 năm qua, chỉ có 15 giáo viên tiếng Anh THPT ở Hà Tĩnh đạt điểm trên 6.5 IELTS.
Trong khi đó, chỉ tính riêng lớp 12, năm học 2019-2020, Sở GD-ĐT Hà Tĩnh đã xét đặc cách giải học sinh giỏi môn tiếng Anh cho 37 học sinh có chứng chỉ IELTS (11 giải Nhất, 16 giải Nhì, 10 giải Ba). Cụ thể, học sinh đạt 6.5 IELTS được công nhận đạt giải Ba, học sinh đạt 7.0 được công nhận đạt giải Nhì và học sinh đạt 7.5 IELTS được công nhận đạt giải Nhất học sinh giỏi tỉnh môn tiếng Anh.
![]() |
Một hoạt động của CLB tiếng Anh trường THPT Cẩm Bình, Hà Tĩnh |
Ngộ nhận nếu cho rằng có IELTS 6.5 là dạy tiếng Anh tốt
Điểm IELTS ở mức 6.5 (TOEFL ITP 550) tương đương với mức C1 theo khung của CEFR.
Theo CEFR, một giáo viên đạt C1: “Có khả năng hiểu các loại văn bản dài và phức tạp, nhận biết được các hàm ý. Biểu hiện khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên, thuần thục mà không gặp phải nhiều khó khăn. Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ trong các mục đích xã hội, học tập hay công việc. Có khả năng dùng các câu có cấu trúc chặt chẽ, rõ ý về những đề tài phức tạp, sử dụng linh hoạt các thành phần câu, từ nối câu và các cụm từ chức năng”.
Như vậy, năng lực ngoại ngữ là khả năng sử dụng tiếng Anh chứ không phải là khả năng giảng dạy tiếng Anh. Nếu cho rằng giáo viên đạt chuẩn C1 hay IELTS 6.5 trở lên là dạy tiếng Anh tốt thì là một sự ngộ nhận.
Để trở thành giáo viên tiếng Anh giỏi
Để trở thành một giáo viên tiếng Anh giỏi, ngoài năng lực ngoại ngữ thì giáo viên cần có một hệ thống kiến thức sư phạm. Theo nhà tâm lý học giáo dục người Mỹ Shulman và các tác giả Mishra, Koehler thì hệ thống này gồm:
Một là Kiến thức chuyên môn - là kiến thức về các khái niệm, mối liên hệ giữa các khái niệm; phương pháp tìm kiếm và áp dụng các khái niệm trong cuộc sống.
Hai là Kiến thức chuyên môn sư phạm - là “khối kiến thức để phân biệt hiểu biết của một nhà chuyên môn và một nhà sư phạm chuyên môn”. Nói cách khác, là kiến thức mà một giáo viên tiếng Anh phải có trong khi một người sử dụng tiếng Anh thành thạo thì không cần.
Ba là Kiến thức chương trình - là cái nhìn tổng quát đối với toàn bộ chương trình giảng dạy. Theo nghĩa hẹp là sắp xếp các kiến thức sẽ được dạy sao cho học sinh có thể hình thành các khái niệm hay kỹ năng mới trên nền tảng đã biết.
Bốn là Kiến thức sư phạm tổng thể - là những kiến thức chung về tâm lí học, giáo dục học; về khoa học nhận thức, về hoạt động và sự phát triển của bộ não; về quá trình học tập, ứng xử sư phạm; về cách tổ chức lớp học; quy chế của nhà trường, của ngành …
Năm là Kiến thức về học sinh: Là hiểu biết của giáo viên về đặc điểm tính cách, tâm sinh lý, hoàn cảnh gia đình và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến quá trình nhận thức và học tập của các em.
Sáu là Kiến thức về hoàn cảnh, môi trường giáo dục - là những hiểu biết của giáo viên về đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
Bảy là Kiến thức về mục đích, mục tiêu và các giá trị giáo dục – điều này định hướng chiến lược đầu tư giáo dục, xây dựng nội dung chương trình, chọn lọc nội dung, xác định và chi phối toàn bộ công tác quản lý, điều hành các bậc học và toàn bộ phương pháp dạy và học.
Tám là Kiến thức công nghệ: Hiện nay, giáo viên tiếng Anh không thể giảng dạy có hiệu quả nếu thiếu kiến thức và kĩ năng về công nghệ thông tin.
Trần Giang Nam (Sở GD&ĐT Hà Tĩnh)
Ý kiến của bạn về các vấn đề, câu chuyện của giáo dục hiện nay, xin gửi theo địa chỉ: [email protected].
Có nhiều năm giảng dạy Tiếng Anh nhưng một số giáo viên tại Hà Nội vẫn cảm thấy hoang mang trước yêu cầu phải tham gia một cuộc khảo sát đánh giá năng lực theo chuẩn quốc tế.
" alt=""/>Thưởng 15 triệu, giáo viên tiếng Anh vẫn ngại thi IELTSTIN BÀI KHÁC:
Trăn trở...bán gạo mua iphone