Cộng đồng doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam đã lớn mạnh. Chúng ta có quyền tự hào về cộng đồng này, về những đóng góp của họ cho đất nước. Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới có được sự lớn mạnh này. Không phải ngẫu nghiên mà có được, đó là do sự lựa chọn chiến lược đúng, do người Việt Nam phù hợp với phát triển CNTT nói riêng và công nghệ nói chung, do đất nước 35 năm đổi mới, chính trị ổn định và liên tục phát triển với tốc độ cao, do khát vọng của những người làm CNTT như anh Trương Gia Bình, do lao động quên mình, lao động quên ngày đêm của những người làm CNTT, của cộng đồng doanh nghiệp CNTT chúng ta.
Logic thông thường là chúng ta kém thì chúng ta phải đi sau. Nếu vậy thì chúng ta mãi mãi là người đi sau. Vậy nên, logic đúng phải là, chúng ta kém do vậy chúng ta phải đi trước. Các nước đã phát triển thì đang yên ổn trong cái cũ nên sẽ không mặn mà với cái mới. Các nước đang phát triển thì đói khát hơn và do vậy, nhanh hơn với cái mới, với công nghệ mới. Vì đi trước các nước phát triển nên chúng ta mới có cơ hội thay đổi thứ hạng quốc gia. Cuộc CMCN lần thứ tư là cuộc cách mạng về ai dám đi đầu. Vậy, Vinasa và cộng đồng doanh nghiệp của mình có đi đầu thế giới trong cuộc CMCN 4.0 này không?
Các cuộc cách mạng trước đây như cơ khí hoá, điện khí hoá và tự động hoá thì càng dùng nhiều càng đắt, người sử dụng càng mua nhiều thì công ty sản xuất càng giầu có và công nghệ của họ càng phát triển. Công nghệ số thì ngược lại, càng nhiều người dùng thì sẽ càng rẻ, chi phí trên đầu người sẽ tiệm cận 0. Công nghệ số, nền tảng số càng dùng nhiều thì càng thông minh vì dữ liệu nhiều lên. Người dùng quyết định sự phát triển công nghệ nhiều hơn là người sáng tạo ra công nghệ. Bởi vậy, nếu chúng ta đi đầu về ứng dụng công nghệ mới, đi đầu về sử dụng các nền tảng số mới thì chúng ta sẽ thông minh nhất, các công nghệ sẽ được hoàn thiện tại Việt Nam thay vì tại nước sinh ra công nghệ gốc. Trong lịch sử phát triển của nhân loại thì đây là lần đầu tiên người sử dụng công nghệ lại góp phần chính trong phát triển công nghệ. Vậy, VINASA và cộng đồng doanh nghiệp của mình có đặt mục tiêu biến Việt Nam thành quốc gia thông minh nhất thế giới không?
Đại hội XIII của Đảng khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng, đặt ra mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao sau 25 năm nữa, chỉ ra con đường đi đến đích là bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST), bằng công nghệ số và chuyển đổi số (CĐS). Vậy Vinasa và cộng đồng doanh nghiệp của mình có nhận lấy trách nhiệm tiên phong trong sứ mệnh vĩ đại này không?
Việt Nam đã tuyên bố tầm nhìn về Make In Vietnam, về thiết kế, sáng tạo và làm ra sản phẩm tại Việt Nam và từ đây đi ra toàn cầu. Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành Chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Vậy, Vinasa sẽ làm gì để chuyển các doanh nghiệp gia công phần mềm trở thành doanh nghiệp làm sản phẩm, giải bài toán Việt Nam và giúp Việt Nam phát triển?
Chính phủ đã khởi động công cuộc chuyển đổi số CĐS quốc gia, tuyên bố sẽ đi nhanh và đi đầu để thay đổi thứ hạng quốc gia, tuyên bố mục tiêu kép vừa thực hiện CĐS vừa phát triển các doanh nghiệp công nghệ số trong nước, tuyên bố tăng chi tiêu cho CĐS để tạo thị trường cho doanh nghiệp, tuyên bố cho phép thử nghiệm công nghệ mới, mô hình mới để thúc đẩy ĐMST, tuyên bố CĐS là cuộc cách mạng toàn dân và toàn diện làm thay đổi sâu sắc cách thức vận hành của chính phủ, doanh nghiệp và người dân theo hướng chất lượng và hiệu quả hơn. Vậy các doanh nghiệp của VINASA sẽ làm gì để trở thành động lực, thành hạt nhân của quá trình chuyển đổi này?
Cách đây 20 năm, Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã được thành lập với sứ mệnh xây dựng và kiến tạo nền công nghiệp mới của quốc gia. Vinasa đã phát triển, đã gắn liền với một chặng đường phát triển của đất nước, đã trở thành một tổ chức xã hội nghề nghiệp vững mạnh với hơn 400 doanh nghiệp thành viên. Ngày ấy, Chủ tịch Trương Gia Bình 45 tuổi. Và ngày hôm nay sẽ có có một người mới 45 tuổi nhận ngọn cờ từ tay anh Bình để đi tiếp. Ngọn cờ ấy không thay đổi, đó là khát vọng hưng thịnh quốc gia bằng công nghệ, là khát vọng chinh phục thế giới bằng công nghệ, là tinh thần tiên phong đi đầu. Nhưng sẽ là sứ mệnh mới, sứ mệnh CĐS quốc gia, sứ mệnh Make In Vietnam, sứ mệnh biến Việt Nam thành quốc gia số, quốc gia thông minh nhất, sứ mệnh đi ra toàn cầu đóng góp cho sự phát triển của nhân loại, sứ mệnh tạo lên những tên tuổi lớn ảnh hưởng toàn cầu, sứ mệnh Việt Nam hùng cường thịnh vượng để không kẻ thù nào dám đến xâm phạm, để Việt Nam luôn có hoà bình.
Việt Nam đã nuôi dưỡng các doanh nghiệp chúng ta, như người Mẹ hiền đã nuôi dưỡng con khôn lớn, đã đến lúc phải đi ra thế giới, chinh phục thế giới và mang thế giới về Việt Nam. Một giấc mơ quốc gia vĩ đại sẽ làm nên các doanh nghiệp vĩ đại. Vinasa và các doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT cần có một giấc mơ lớn hơn, một khát vọng lớn hơn, và đó sẽ là lý do tồn tại, phát triển cho chúng ta trong chặng đường phía trước.
Nhiều doanh nghiệp không nhìn thấy mối liên hệ giữa lợi nhuận và phụng sự tổ quốc mình. Phụng sự tổ quốc mình để đất nước phát triển, để từ đó doanh nghiệp có thị trường lớn hơn, có môi trường hoà bình để kinh doanh, để từ đó có lợi nhuận lớn hơn. Các doanh nghiệp của Vinasa muốn tiếp tục phát triển thì tinh thần phụng sự Tổ quốc phải được đưa vào văn hoá của mình, trở thành triết lý phát triển của mình. Phụng sự tổ quốc mình và sau nữa là phụng sự nhân loại.
Một cuộc cách mạng công nghiệp mới đang tới. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp mới sẽ tạo cơ hội cho một số ít nước bứt phá vươn lên trở thành nước phát triển, nhưng không phải tất cả. Việt Nam chúng ta phải đi đầu trong cuộc cách mạng này để thay đổi thứ hạng, để trở thành nước phát triển. Mà đầu tiên đi đầu phải là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực CNTT, các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT của VINASA. Đi đầu không chỉ trong việc phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, mà còn là đi đầu trong quản trị một doanh nghiệp kiểu mới, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
Tôi xin chúc Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT VINASA khởi đầu một chặng đường mới sau 20 năm, nhưng hãy giữ lấy triết lý ban đầu của những người sinh ra nó, đó là khát vọng tiên phong trong sự nghiệp hưng thịnh quốc gia bằng công nghệ số, nhưng cũng nhận lấy những sứ mệnh mới để góp phần đưa Việt Nam thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 khi nước Việt Nam mới tròn 100 tuổi. Trong chặng đường ấy, Vinasa luôn có Bộ TTTT bên cạnh, vừa là người dẫn dắt, tạo ra không gian mới, môi trường mới để phát triển, tạo điều kiện cho phát triển, là chỗ dựa và là người đồng hành tin cậy.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng
Chỉ có đi trước các nước phát triển về cái mới thì chúng ta mới có hy vọng thay đổi thứ hạng quốc gia. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng về ai dám đi đầu.
" alt=""/>Đưa tinh thần phụng sự tổ quốc vào văn hoá doanh nghiệp công nghệTai ương bắt đầu xảy đến với gia đình anh vào tháng 10/2020. Thời điểm đó, mẹ anh là bác Quàng Thị Thu (SN 1953) xuất hiện những triệu chứng rối loạn tiêu hoá, đi đại tiện ra máu thường xuyên. Anh đưa mẹ đi khám ở bệnh viện huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên). Các bác sĩ tiến hành nội soi, phát hiện thấy khối u ở trực tràng liền khuyên gia đình đưa bác Thu chuyển tuyến ra bệnh viện tuyến Trung ương.
Bác Thu nhanh chóng được các bác sĩ tại bệnh viện K Tân Triều tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, vết mổ bị nhiễm trùng nên phải điều trị thêm bằng nhiều loại kháng sinh.
Kết quả sinh thiết cho thấy, bác bị ung thư trực tràng và phải chuyển sang khoa Nội 4 để uống hoá chất viên rồi chuyển qua khoa Xạ 5 để xạ 25 mũi.
![]() |
Anh Cà Văn Thắng mắc bệnh đa u tủy xương |
Đúng lúc bệnh tình bác Thu còn nặng, đến anh Thắng xuất hiện triệu chứng đau ngực rồi đau lưng. Tháng 2/2021, anh phát hiện mình bị suy thận cấp và có triệu chứng rối loạn tiêu hoá. Thời điểm chuyển tới bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên, các bác sĩ siêu âm lại tìm thấy một khối u ở trung thất của anh Thắng.
Cả nhà đưa anh tới bệnh viện K Tân Triều, phải trải qua một quá trình xét nghiệm rất kỹ, các bác sĩ mới chẩn đoán được anh mắc bệnh đa u tuỷ xương (một loại ung thư dòng tuỷ). Anh Thắng nằm viện 1 tháng trời ở khoa Nội tạo huyết bệnh viện K Tân Triều để điều trị bằng hoá chất, rồi tuần nào cũng phải vào bệnh viện để truyền hoá chất 1 lần.
Hộ nghèo kiệt quệ vì vay nợ quá nhiều
Cùng lúc đến 2 người trong gia đình mắc bệnh hiểm nghèo, gia đình anh Thắng ngày một kiệt quệ hơn. Để có tiền chữa bệnh cho mẹ và bản thân, anh đã phải bán đi 4 con trâu cùng đàn lợn, đàn gà để đổi lấy một khoản tiền nhỏ. Nhưng số tiền ấy cũng chẳng thấm là bao cho 1 đợt điều trị.
Để có thêm kinh phí, anh Thắng đi vay mượn số tiền lên đến hơn 200 triệu đồng. Trong khi đó, anh chị em của anh cũng rất khó khăn, phải đi vay đến gần 300 triệu đồng để chữa bệnh cho bác Thu.
![]() |
Hoàn cảnh gia đình anh Cà Văn Thắng lúc này đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Toàn bộ số tiền đi vay mượn của hai mẹ con anh Thấng đã lên đến 500 triệu đồng nhưng cũng không đủ cho quá trình điều trị ở thời điểm hiện tại. Bởi ngoài chi phí đi lại, thuốc men, viện phí, tiền trọ rồi các chi phí sinh hoạt khác hết sức tốn kém.
Ngồi trong căn phòng trọ gần bệnh viện K Tân Triều, anh Thắng cùng bác Thu sau những đợt điều trị dài trở nên mệt mỏi hơn. Xen lẫn đó là nỗi lo không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ. Nơi quê nhà, căn nhà của gia đình mỗi lúc một xác xơ, chẳng còn gì đáng giá để bán nữa. Hoàn cảnh hai mẹ con anh Thắng lúc này rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
Theo xác của chủ tịch UBND xã Quài Tở: Hoàn cảnh của gia đình anh Cà Văn Thắng thuộc diện hộ khó khăn của địa phương. Gia đình có công với cách mạng nhưng đến giờ không may, cả hai mẹ con lại mắc bệnh ung thư khiến cho gia đình lâm vào cảnh kiệt quệ.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Theo Sở TN&MT, tháng 12/2014, UBND TP.HCM có quyết định phê duyệt giá trị quyền sử dụng gần 90ha đất của dự án ZeitGeist City Nhà Bè là 3.214 tỷ đồng. Đây là diện tích đất ở của dự án và mức giá được tính theo giá thị trường vào thời điểm tháng 12/2013.
Đến tháng 4/2017, tại báo cáo kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất dự án khu đô thị trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2013 – 2016, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị UBND TP.HCM xác định lại giá đất ở tại dự án ZeitGeist City Nhà Bè.
Trên cơ sở đó, tháng 3/2020, UBND TP.HCM chỉ đạo Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu để Thành phố quyết định giá đất của dự án này.
Trả lờiVietNamNetmới đây, Sở TN&MT TP.HCM cho biết hiện cơ quan này đang thuê đơn vị tư vấn để thẩm định lại giá đất tại dự án ZeitGeist City Nhà Bè theo kết luận kiểm toán và chỉ đạo của UBND TP.HCM.
“Sáng 21/9/2023, Sở TN&MT đã có buổi làm việc với Tập đoàn GS E&C để thông tin về các nội dung liên quan đến việc định lại giá đất của dự án”, lãnh đạo Sở TN&MT thông tin thêm.
Như vậy, hơn 3 năm thực hiện các thủ tục, đến nay UBND TP.HCM vẫn chưa xác định lại giá trị quyền sử dụng gần 90ha đất ở tại dự án ZeitGeist City Nhà Bè. Trong khi, chủ đầu tư đã thực hiện giao dịch và bàn giao nhà cho nhiều khách hàng.
Chủ đầu tư lo doanh nghiệp FDI sẽ 'mất lòng tin'
Trước đó, như VietNamNetđã thông tin, tại Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo TP.HCM và doanh nghiệp Hàn Quốc hồi trung tuần tháng 8/2023, việc thẩm định lại giá đất dự án khiến phía chủ đầu tư Hàn Quốc phàn nàn.
Ông Cho Sung Yol, Tổng giám đốc Tập đoàn GS E&C tại Việt Nam cho biết, năm 2007, công ty đã ứng trước chi phí để UBND TP.HCM thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án. Theo thoả thuận, số tiền ứng trước này sẽ cấn trừ vào nghĩa vụ tài chính về đất đai khi được xác định.
Đến năm 2014, UBND TP.HCM đã có văn bản xác định tổng nghĩa vụ tài chính về đất đai của dự án ZeitGeist City Nhà Bè. Tuy nhiên, hiện các cơ quan trực thuộc thành phố lại đơn phương thẩm định lại giá đất dự án.
Đại diện Tập đoàn GS E&C tại Việt Nam cho rằng, nếu UBND TP.HCM đơn phương thẩm định lại giá đất và yêu cầu doanh nghiệp nộp thêm khoản chênh lệch thì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính ổn định và lòng tin của các doanh nghiệp FDI, trong đó có Tập đoàn GS E&C.
Do vậy, ông Cho Sung Yol đề nghị UBND TP.HCM sớm hoàn tất việc thẩm định lại giá đất, hướng dẫn nhà đầu tư hoàn tất nghĩa vụ tài chính trong phạm vi giá đất được xác định năm 2014 để dự án được triển khai đúng tiến độ.
Sau khi nghe kiến nghị của đại diện doanh nghiệp Hàn Quốc, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã trực tiếp có lời xin lỗi tới vị Tổng giám đốc Công ty GS E&C vì đây là kiến nghị chuyển tiếp từ trước.
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, có nhiều vướng mắc trong việc thẩm định giá đất, đây là vấn đề khó. Khi Thành phố lập tổ thẩm định giá đất của dự án, sẽ có nhà đầu tư cùng tham gia góp ý.
Theo giới thiệu, dự án Zeitgeist Nhà Bè gồm 5 giai đoạn phát triển. Đợt mở bán giai đoạn 1 của dự án diễn ra vào quý III/2022 với giá bán trung bình khoảng 3.000 USD/m2 (tương đương khoảng 70 triệu đồng/m2).
Trên website doanh nghiệp, nhà phố của dự án có giá từ 9,6-10,4 tỷ đồng/căn; shophouse có giá từ 12,8-14,8 tỷ đồng/căn; biệt thự có giá dao động từ 11,8-27 tỷ đồng/căn tuỳ sản phẩm.
Về chủ đầu tư dự án ZeitGeist Nhà Bè, Tập đoàn GS E&C là tập đoàn lớn thứ 7 tại Hàn Quốc. Đây là đơn vị hoạt động trong ngành xây dựng và bất động sản với 224 công trình tại 28 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tại Việt Nam, doanh nghiệp này có nhiều công trình lớn như đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, chung cư Xi Riverview Palace – Thảo Điền, hay dự án Xi Thủ Thiêm...
" alt=""/>Vụ định lại giá đất dự án 350ha sau 10 năm, chủ đầu tư cảnh báo mất lòng tin