![]() |
Ảnh minh họa: PetroTimes |
Theo chức danh nghề nghiệp, viên chức làm công tác giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học được phân thành 3 hạng: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I gọi là giảng viên hạng I; Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II gọi là giảng viên hạng II; Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III gọi là giảng viên hạng III.
Các quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cụ thể như sau:
Giảng viên hạng I:
- Giảng dạy trình độ đại học trở lên, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp ĐH, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
- Có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm
- Sử dụng thành thạo 1 trong 6 ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung, Nhật trong giao tiếp và hoạt động chuyên môn (đạt bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên). Đối với giảng viên ngoại ngữ thì các yêu cầu trên áp dụng cho ngoại ngữ thứ hai.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng thông dụng và sử dụng thành thạo ít nhất 1 phần mềm máy tính chuyên ngành phục vụ hoạt động chuyên môn.
- Có thâm niên ở chức danh giảng viên hạng II (hoặc tương đương) ít nhất 3 năm (không tính thời gian đi học nâng cao trình độ)
- Chủ trì ít nhất 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước
- Hướng dẫn chính ít nhất 1 nghiên cứu sinh hoặc hướng dẫn phụ 2 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ
- Chủ trì biên soạn ít nhất 02 giáo trình môn học được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo hoặc 01 sách chuyên khảo.
- Công bố ít nhất 15 bài báo, báo cáo khoa học thuộc chuyên ngành tại các hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước.
Giảng viên hạng II:
- Giảng dạy trình độ cao đẳng, đại học, tham gia giảng dạy chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
- Có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm
- Có thể sử dụng 1 trong 6 ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung, Nhật trong trao đổi chuyên môn, tra cứu tài liệu (đạt bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương). Đối với giảng viên ngoại ngữ thì quy định trên áp dụng cho ngoại ngữ thứ 2
- Có thâm niên ở chức danh giảng viên hạng III (hoặc tương đương) ít nhất là 5 năm đối với giảng viên có bằng thạc sĩ, 3 năm đối với giảng viên có bằng tiến sĩ (không tính thời gian đi học nâng cao trình độ).
- Chủ trì ít nhất 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc 1 đề tài cấp bộ hoặc cấp nhà nước
- Hướng dẫn ít nhất 5 học viên bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ hoặc hướng phụ ít nhất 1 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.
- Chủ biên ít nhất 01 giáo trình môn học hoặc tham gia biên soạn ít nhất 02 giáo trình được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo.
- Có ít nhất 6 bài báo, báo cáo khoa học tại hội nghị quốc gia hay quốc tế.
Giảng viên hạng III:
- Giảng dạy trình độ cao đẳng, đại học; giảng dạy chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên
- Sử dụng được 1 ngoại ngữ để đọc tài liệu chuyên môn và giao tiếp thông thường (đạt trình độ bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên). Đối với giảng viên ngoại ngữ thì quy định trên áp dụng cho ngoại ngữ thứ 2.
Cũng theo quy định mới được sửa đổi và bổ sung, đối với quy định về trung gian thanh toán, Nghị định 143 nêu rõ, phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với 1 trong các hành vi: Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 1 đến dưới 10 tài khoản thanh toán mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Làm giả chứng từ thanh toán khi cung ứng, sử dụng dịch vụ thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng được áp dụng với 1 trong các hành vi: Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán; Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự...
Hành vi xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, đánh cắp dữ liệu, phá hoại, làm thay đổi trái phép chương trình phần mềm, dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán bị áp dụng phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng.
Mức phạt từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng cũng được áp dụng với 1 trong các hành vi vi phạm gồm: Lợi dụng hệ thống mạng máy tính để trục lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh; Thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện thực hiện các hành vi sử dụng, lợi dụng tài khoản thanh toán, phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gian lận, lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác; Lấy cắp, thông đồng để lấy cắp thông tin tài khoản thanh toán mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vân Anh
Bên cạnh những phương thức cũ, kẻ gian hiện nay có nhiều thủ đoạn mới để chiếm đoạt tài sản của khách hàng qua mạng Internet.
" alt=""/>Lấy cắp thông tin thẻ ngân hàng bị phạt từ 100