Không chỉ phạt hành chính, người uống rượu lái xe còn bị tước bằng lái vĩnh viễn hoặc thậm chí ngồi tù.
Trung Quốc
Người lái xe bị phát hiện trong máu có nồng độ cồn từ 80mg/100ml khí thở trở lên sẽ bị tạm giữ 15 ngày, tước bằng lái xe và trong 5 năm không được cấp bằng trở lại.
Nếu tài xế say rượu gây thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị tước bằng lái xe suốt đời. |
Sử dụng rượu bia trước khi cầm lái gây nguy cơ tai nạn giao thông rất cao. (Ảnh minh họa) |
Hồng Kông
Nếu tài xế bị phát hiện có nồng độ cồn vượt ngưỡng 0,22mg/lít khí thở trong lúc điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền, thậm chí bị tù giam đến 3 năm.
Nhật Bản
Với nồng độ cồn từ 0,15 mg/lít khí thở, người điều khiển phương tiện bị phạt tù từ 3 -5 năm và nộp phạt từ 100-200 triệu đồng. Lái xe say rượu gây tai nạn sẽ phải ngồi tù 20 năm đối với tai nạn chết người và 15 năm đối với tai nạn không chết người.
Ngay cả những người để cho người uống rượu cầm lái cũng bị phạt 300.000 yên Nhật (khoảng 60 triệu đồng).
Anh
Phạt từ 3 đến 6 tháng tù, phạt tiền từ 2.500 bảng (khoảng 74 triệu đồng) và tước bằng lái một năm (hoặc 3 năm nếu tái phạm) cho hành vi lái xe hoặc có ý định lái xe sau khi uống rượu bia.
Tại Anh, nếu bị kết tội liên quan đến các hành vi lái xe uống rượu, tài xế cũng gặp rắc rối lớn là rất khó được nhập cảnh vào các nước khác ở châu Âu hay đến Mỹ.
 |
Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng những hình phạt nghiêm khắc với hành vi sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khi tham gia giao thông. (Ảnh minh họa) |
Nga
Lần đầu vi phạm sẽ bị phạt 30.000 rúp (hơn 10 triệu đồng), đồng thời bị thu giữ bằng lái từ 1 năm rưỡi đến 2 năm. Tái phạm sẽ bị phạt 50.000 rúp (hơn 17 triệu đồng) và thu bằng lái 3 năm.
Người giao xe cho người say xỉn điều khiển cũng bị phạt tương tự.
Malaysia
Nếu tài xế bị kết tội lái xe say rượu khi phát hiện mức cồn trong máu trên mức cho phép 0,05% và bị tống giam, vợ của người đó cũng có thể bị phạt tù.
Mỹ
Mức độ cồn trong máu của lái xe chỉ cần từ 50 - 80 microgram/100ml máu sẽ bị tước bằng lái xe đến 6 tháng, bị phạt ngồi tù từ 1 - 60 ngày. Sau thời hạn giam còn phải tham gia chương trình giáo dục, cải tạo dành cho người vi phạm lái xe trong tình trạng có độ cồn.
Singapore
Người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu trên 0,35 mg/lít khí thở sẽ bị phạt 5.000 SGD (khoảng 85 triệu đồng) và ngồi tù 6 tháng.
Nếu tái phạm, tài xế sẽ phải đối mặt với mức hình phạt tăng thêm. Cụ thể, Singapore phạt tù từ 6 - 12 tháng và phạt tiền từ 3.000 - 10.000 SGD (từ 50 - 130 triệu đồng) đối với tài xế tái phạm lần thứ 2. Tài xế phạm lỗi lần thứ 3 sẽ bị phạt 30.000 SGD (510 triệu đồng) và 3 năm tù cùng tước bằng lái vĩnh viễn.
Nếu gây tai nạn do lái xe khi say rượu, tài xế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chịu án tù từ vài năm tới vài chục năm.
 |
Không chỉ phạt hành chính, người uống rượu lái xe còn bị tước bằng lái vĩnh viễn hoặc thậm chí ngồi tù. (Ảnh minh họa) |
Đức
Nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 0,05mg, người cầm lái sẽ bị phạt 500 euro, tạm giữ 4 phút và cấm lái xe trong 1-3 tháng tiếp theo.
Mức độ nghiêm khắc của hình phạt sẽ tăng dần lên cùng với số lần vi phạm, và trong trường hợp nghiêm trọng nhất, người lái xe sẽ bị cấm lái suốt đời.
Hàn Quốc
Với nồng độ cồn vượt mức 0,05 mg/lít khí thở, tài xế sẽ bị quy vào tội hình sự và có thể ngồi tù 3 năm và phạt 10 triệu won (khoảng 8.800 USD hay 206 triệu đồng) và bằng lái sẽ bị thu hồi hoặc đình chỉ tùy thuộc vào mức độ.
Canada
Giới hạn mức cồn trong máu cho phép là 0,08%. Người phạm tội lái xe đã uống rượu lần đầu sẽ bị phạt 1.000 đô la Canada (khoảng hơn 17,8 triệu đồng) và bị đình chỉ Giấy phép lái xe trong thời gian 1 năm.
Những người tái phạm có thể bị phạt đến 18 tháng tù và bị cấm lái xe trong 3 năm.
Australia
Giới hạn mức cồn trong máu cho phép là 0,05%. Người lái xe khi say rượu có thể bị kết tội và bị nêu tên trên báo.
Na Uy
Giới hạn mức cồn trong máu cho phép là 0,02%. Người vi phạm lái xe dưới tác động của rượu lần đầu bị phạt nặng, bao gồm đình chỉ lái xe trong 1 năm cùng bản án lao động công ích trong 3 tuần. Người phạm tội nhiều lần có thể ngồi tù và bị cấm lái xe suốt đời.
Ba Lan
Ba Lan áp dụng giới hạn 20 mg /100 ml máu. Nếu bị phát hiện lái xe ở mức giữa 20 -50 mg/100 ml, người lái sẽ bị phạt và tịch thu bằng. Nếu trên mức 50 mg/100 ml, người lái được coi là tội phạm, lưu trữ trong hồ sơ tội phạm quốc gia, tịch thu bằng và có thể bị tù giam. Cảnh sát cũng có thể tịch thu phương tiện.
Scotland
Ở Scotland, quy định tịch thu xe, khi lái xe với nồng độ cồn quá hạn được áp dụng từ năm 2009. Các xe bị tịch thu hoặc sẽ được cơ quan có liên quan bán đấu giá hoặc tiêu hủy.
Anh Tuấn (Tổng hợp)

Phượt thủ vi phạm giao thông khiến cộng đồng dậy sóng
Gần đây, không ít lần cộng đồng mạng “dậy sóng” vì những hình ảnh xấu xí của các phượt thủ, trong đó có việc thiếu ý thức khi tham gia giao thông như nằm ra giữa đường, dàn hàng ngang, rú còi, kéo ga ầm ĩ trên đường...
" alt=""/>'Án phạt' của các nước dành cho lái xe uống rượu bia
 của Ngọc “Rambo” (Lê Thanh Ngọc, trú tại Bắc Giang) đã âm thầm ẩn toàn bộ video, mặc dù ở mục cộng đồng vẫn còn đầy rẫy các bài chia sẻ đến các video của những giang hồ mạng khác. Đáng chú ý, động thái này không đến từ việc bị YouTube kiểm duyệt mà do người quản trị kênh của Ngọc ‘Rambo’ ẩn đi nhằm tránh bị dư luận để mắt tới.</p><table class=)
 |
Kênh YouTube của Ngọc “Rambo” đã âm thầm ẩn toàn bộ video |
Trước đó, các kênh của giang hồ mạng sinh năm 1989 này ngập tràn những clip bạo lực như cùng đàn em đi đòi nợ, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp theo luật giang hồ. Đáng nói là YouTube không hề có động thái nào ngăn chặn hay gắn mác Age Restricted (18+) vào các clip này mặc dù đã có các quy định rõ ràng về nội dung bạo lực và ngôn ngữ thô tục.
Ngoài Ngọc “Rambo”, các giang hồ mạng được YouTube ‘bảo kê’, nhắm mắt làm ngơ để nội dung bạo lực ngập tràn suốt nhiều năm qua còn có thể kể tới nhóm T. Cá chép (1,19 triệu subs), Dương Minh Tuyền (764.000 subs), D. Ka (363.000 subs), P.V. Anh (199.000 subs)...
Sau khi bị báo chí phản ánh rất nhiều trong thời gian qua, các kênh này đã tạm ngừng đăng tải video mới do bị YouTube tắt kiếm tiền. Tuy nhiên, video của các giang hồ mạng này lại trở thành mỏ vàng để YouTuber khác reup thu hút cả triệu view và tiếp tục lan truyền, cổ súy bạo lực mà không hề bị YouTube sờ gáy.
Không chỉ reup (tức lấy video của người khác đăng lại trên kênh của mình), nhiều kênh YouTube khác còn đầu tư hẳn quay dựng, kịch bản với nội dung nghèo nàn xoay quanh cảnh đánh đấm bạo lực, nhân vật nữ bị lạm dụng, tụ tập uống rượu bia, đánh cờ bạc để thu hút người xem.
 |
Một video giang hồ núp bóng mới nhất trên kênh Đ. TV |
Tiêu biểu nhất trong số này có thể kể đến Đ. TV (1,01 triệu subs) với những video bạo lực núp bóng phim hành động tâm lý xã hội thu hút rất nhiều bình luận và lượt xem. Với tổng 280 triệu view, kênh này có thể kiếm được từ 1.600 đến 25.300 USD mỗi tháng, theo SocialBlade. Đấy là chưa kể đến nguồn thu từ việc đặt quảng cáo của nhà tài trợ trực tiếp trong các video.
Tình trạng YouTube chậm chạp trong xử lý các video xấu độc trong khi thả cửa để quảng cáo phản cảm tràn lan đã được nhắc đến rất nhiều thời gian gần đây. Dù vậy, đến nay YouTube vẫn phụ thuộc rất lớn vào kiểm duyệt bằng AI và không thể xử lý dứt điểm tình trạng video ‘rác’ lan truyền trên nền tảng này, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu.
P.V

Giang hồ mạng Ngọc ‘Rambo’ thường xuyên rao giảng đạo đức trên YouTube
Sau khi bị công an tạm giữ, các video YouTube của Ngọc "Rambo" đã không còn xuất hiện. Tuy nhiên, những video chứa nội dung bẩn của đối tượng này vẫn tràn lan trên mạng.
" alt=""/>Ngọc “Rambo” và nhiều kênh giang hồ mạng vẫn được YouTube 'bảo kê'