Một tháng đủ 30 ngày nhà tôi đi vay gạo từng bữa. Bố tôi đau ốm liên miên, tiền nợ cũ chưa trả hết, lại vào viện cấp cứu. Cứ thế, suốt nhiều năm, gia đình tôi lâm vào cảnh thiếu thốn trăm bề, nợ nần chồng chất. Dẫu vậy, tôi vẫn luôn ấp ủ ước mơ làm bác sĩ.
![]() |
Ảnh: B.N |
Học hết cấp 3, tôi đạt được nguyện vọng khi đỗ vào trường Y. Thay vì vui mừng, động viên, bố mẹ tôi không đồng ý cho con gái nhập học. Tôi khóc hết nước mắt, nghĩ tủi cho phận mình.
Đến gần ngày tựu trường, niềm khát khao giảng đường đại học và tấm áo bác sĩ đã thôi thúc tôi mang theo giấy tờ tùy thân, hồ sơ nhập học, bỏ trốn ra đường cái bắt xe. Lúc đó, trong túi chỉ vỏn vẹn 500 nghìn đồng, tiền tôi làm thuê cho xưởng bao bì gần nhà suốt 1 tháng.
Việc đầu tiên là tôi xin đi làm thêm ở quán phở. Sau hai tuần, bà chủ quán phở biết ý định của tôi, đã cho mượn số tiền 5 triệu, trang trải sinh hoạt và đóng học. Bà chủ quán phở nhận tôi làm con gái đỡ đầu, hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình học tập.
Nhờ đó, tôi không bị bỏ dở con đường học hành và hoàn thành được ước mơ của mình. Ra trường, tôi xin về một bệnh viện tư nhân làm việc.
Tại đây, tôi gặp Thắng - bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Cả hai nhanh chóng nảy sinh tình cảm và đi đến hẹn hò. Mãi sau này, tôi mới biết anh là con trai của vị cổ đông lớn nhất bệnh viện.
Từ nhỏ, anh được gửi ra nước ngoài học tập, ít ở nhà nên nhân viên bệnh viện cũng không biết thân thế của anh. Tôi sợ gia đình anh sẽ phản đối. Nào ngờ, ngày về ra mắt, bố mẹ anh chào đón tôi nồng hậu.
Hai người đều là trí thức, tài giỏi, sinh được một mình Thắng. Tất cả hi vọng và yêu thương dồn hết cho anh. Đám cưới như mơ của chúng tôi nhanh chóng diễn ra.
Bố mẹ chồng tôi sống rất nề nếp, văn minh. Bữa cơm, mỗi người một bộ bát đĩa riêng, ăn theo phong cách Tây. Thức ăn chung, dùng đôi đũa khác để gắp, không cho đũa đang ăn vào. Nhà cửa luôn sạch bóng, gọn gàng, vào đến cửa là thay dép cho sạch sẽ.
Khi nấu nướng, dùng dụng cụ riêng thử đồ ăn, tuyệt đối không cho đũa nấu gắp thức ăn bỏ thẳng vào miệng. Lời ăn tiếng nói hết sức nhẹ nhàng, âm lượng đủ nghe...
Chính vì gia đình chồng quá nề nếp nên mỗi lần bố mẹ ruột lên thăm thông gia, tôi cảm thấy xấu hổ vì lối sinh hoạt và tác phong tuềnh toàng của bố mẹ mình.
Ở đây, tôi không hề có ý chê bai, chỉ trích bố mẹ đẻ hay muốn chối bỏ gốc gác mà tôi muốn đề cập vấn đề phông văn hóa và tư duy nhận thức của hai bên gia đình.
Bữa cơm, mẹ tôi cầm đũa chọc vào đĩa thức ăn chung, bới bới đồ ăn, đưa lên miệng nhai nhồm nhoàm rồi lại mút mát đầu đũa, khua sang đĩa thức ăn khác. Đôi lần, tôi bắt gặp ánh mắt ngạc nhiên của bố chồng và cái nhăn mặt của mẹ chồng.
Sân vườn nhà chồng tôi rộng rãi, mẹ tôi đi chân trần ra vườn rồi bước thẳng vào nhà với đôi bàn chân lấm lem. Bố tôi sức khỏe yếu, ho sù sụ nhưng lúc nào cũng ôm theo cái điếu, hút thuốc, nhả khói như đầu tàu hỏa. Ông ngồi chỗ nào là tàn thuốc văng tứ tung.
Ở lại nhà thông gia một đêm, bố mẹ tôi mở ti vi, loa to ầm ĩ, 2 giờ sáng mới ngủ. Sáng dậy, thùng rác phòng khách loang lổ vệt đỏ, vì mẹ tôi ăn trầu, nhổ toẹt luôn vào đấy…
Tôi ở cữ, mẹ đẻ lên chăm cháu vài ngày. Sữa thừa trong bình, bà không cho đổ đi mà mở nắp, đổ luôn vào miệng. Tay chân cầm đồ ăn đầy dầu mỡ, bà đưa thẳng vào mồm cháu ngoại, kêu là ‘chấm mồm, chấm miệng’ cho hay ăn, chóng lớn. Mẹ chồng tôi chứng kiến, tỏ ý không hài lòng.
Lần đầu, tôi gọi bố mẹ vào phòng riêng, nhắc nhở khéo. Tuy nhiên, ông bà bảo tôi lấy chồng đại gia coi thường bố mẹ. 'Nếp sống dân quê nó thế, chị cứ vẽ chuyện', mẹ tôi mắng.
Những lần sau lên thăm, bị con gái nhắc nhiều, bố mẹ tôi giữ ý hơn nhưng chỉ thay đổi một lúc rồi đây lại vào đấy.
Giờ nghe thông gia báo tin lên chơi, mẹ chồng tôi lại mặt mày đăm chiêu, không hào hứng nữa. Có lần, bà còn cáo ốm, xách đồ đi du lịch, để khỏi chạm mặt bố mẹ tôi.
Trong khi đó, bố mẹ tôi vẫn vô tư, không để ý. Tôi thực sự phiền lòng, không biết thưa chuyện thế nào cho bố mẹ hiểu.
Vừa vui vẻ trở về nhà từ chuyến du lịch gần một tuần đến khu nghỉ dưỡng ấm áp, chúng tôi được bố mẹ chồng đến thăm một cách bất đắc dĩ.
" alt=""/>Tâm sự của cô gái xấu hổ vì ứng xử của mẹ đẻ với thông giaTình yêu là điều tuyệt vời nhất trong suốt thanh xuân của em… (Ảnh minh họa: Mai Anh)
Không một ai trên cuộc đời này có thể định nghĩa vẹn tròn về tình yêu. Chúng ta chỉ biết rằng, gặp được người ấy trong quãng thời gian đẹp nhất, yêu nhau trong khi tuổi trẻ vẫn nồng say, đó chính là điều may mắn.
Nhiều người chỉ vì một bận thất bại trong chuyện tình cảm mà vứt hết niềm tin xuống vực sâu thẳm, họ sợ hãi và né tránh tình yêu. Nhưng suy cho cùng, trên đời này, ai rồi cũng sẽ gặp được một người đủ dịu dàng để xoa dịu thương tổn, đủ bao dung để tha thứ lỗi lầm và cùng nhau vun xây mái nhà nhỏ có những đứa trẻ.
Em cũng từng đi qua những đổ vỡ, cũng từng nấc nghẹn trong bi thương chất chồng, nhưng rồi anh đã xuất hiện, nắm chặt tay em và cho em cảm giác được chở che. Giây phút trái tim lạc nhịp vì anh, em biết rằng, thêm một lần nữa, em can đảm để yêu, để thương một người.
Quá khứ luôn là tấm màn đen, mà đôi khi người ta không dễ gì bôi xóa hay gạt bỏ, có chăng chúng ta thường cố gắng cất chúng một góc thật sâu, và cứ thế để rêu phong phủ một lớp bụi mờ.
Nếu bạn đang trong một tình yêu đơn phương, cũng đừng buồn, vì biết đâu đi qua đoạn đường đó bạn học được cách yêu bản thân mình nhiều hơn.
Nếu bạn vẫn đang loay hoay nhặt mảnh vỡ tình tan, thì cứ can đảm quên lãng, chúng ta đều xứng đáng được yêu thương, từ một người xứng đáng hơn.
![]() |
Và có lẽ được nắm tay anh trên con đường yêu là giấc mơ ngọt ngào nhất với em… (Ảnh minh họa: Mai Anh) |
Mỗi một người đi qua cuộc đời, đều có những sứ mệnh nhất định. Đừng oán trách hay hận thù nếu lỡ như họ khắc lên tim bạn vết thương đau đớn, vì đến lúc họ phải đi, đi để dọn đường cho hạnh phúc mới.
Khi đã trải qua hết thảy vỡ vụn, bạn sẽ nhận ra, thất tình không hề đáng sợ như chúng ta vẫn thường nghĩ. Bởi người thật sự thuộc về bạn đến vào đúng thời điểm, và đôi khi thời điểm bạn không ngờ nhất thì tình yêu lại xuất hiện.
Cảm ơn anh vì đã đến, đã yêu thương em bằng tình cảm chân thành và nồng nàn nhất. Bất cứ ai khi yêu cũng đều mơ về một “happy ending”, được bên cạnh người mình yêu thương, vượt qua những thử thách của cuộc sống.
Chúng mình đã yêu nhau vào những ngày trời không nắng đẹp, ký ức không phẳng phiu niềm vui mà phập phồng nỗi buồn. Nhưng hơn hết, sau tất cả, chúng mình vẫn kiên tâm bên cạnh nhau, dành cho nhau những chân thành ngọt ngào.
Lễ Tình nhân năm nay, anh không còn độc thân, em không còn cô đơn, chúng mình nắm chặt tay bước vào lễ đường. Ngày chung thân cuộc đời, em không cầu giàu sang, chỉ cầu hạnh phúc và bình yên bên anh...
Chuyện tình 50 năm của cặp vợ chồng khiến nhiều người trẻ xúc động. Không chỉ bên nhau lúc hạnh phúc, khỏe mạnh, họ đồng hành với nhau cả những phút khó khăn nhất của cuộc đời.
" alt=""/>Ngày cưới: Nắm tay em và chạm đến hạnh phúc![]() |
Đường mai rực rỡ và phố ông đồ ấn tượng dọc hai tuyến đường Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn mặt tiền Nhà Văn hóa Thanh niên) thu hút đông đảo các thiếu nữ đến chụp ảnh, check in |
![]() |
Dịp cuối tuần những ông bố bà mẹ cũng đưa con đi dạo phố ông đồ, ngắm vườn mai để tận hưởng không khí Tết đang cận kề |
![]() |
Những đứa trẻ trong trang phục áo dài sặc sỡ xuống phố |
![]() |
Thiếu nữ rạng rỡ chụp ảnh cùng đường hoa mai |
![]() |
Bạn trẻ đến với đường hoa còn được chụp hình trong khung cảnh tái hiện không gian 4 làng nghề truyền thống của Việt Nam là làng gốm, làng mây, làng hương và làng lụa |
![]() |
Ông đồ lại được dịp "vào mùa" khi vẽ chữ thư pháp, câu đối, tên cho du khách, tuỳ yêu cầu mà mỗi bức có giá từ vài chục đến vài trăm ngàn |
![]() |
Du khách tây cũng thử trải nghiệm với thư pháp Việt |
![]() |
Thiếu nữ tạo dáng bên đường mai lưu giữ những khoảnh khắc ngày xuân |
![]() |
Phố ông đồ cùng đường mai luôn là nơi yêu thích ở TP.HCM mỗi khi xuân về để các cô gái thoả sức chụp ảnh |
![]() |
Dịch vụ vẽ thư pháp lên bao lì xì cũng đắt khách |
![]() |
Những bức tranh thủy mặc cũng được bày bán trên phố ông đồ |
![]() |
Xuân về trên gương mặt rạng ngời của các thiếu nữ |
![]() |
Những gia đình lưu giữ khoảnh khắc bên đường mai |
![]() |
Ngày cuối tuần đông đảo người dân đến Nhà văn hoá Thanh Niên để chụp ảnh |
![]() |
Mai vàng trải dài bên đường Phạm Ngọc Thạch thu hút đông đảo du khách ghé qua |
![]() |
Người đi đường cũng bị hấp dẫn bởi những cành mai vàng rực |
![]() |
Những cành mai đã tạo không khí cho ngày xuân ở TP.HCM |
![]() |
Sắc xuân rộn ràng trên đường hoa nhà văn hoá Thanh niên. Đường mai và phố ông đồ còn kéo dài đến Mùng 5 Tết. |
T.Tùng
" alt=""/>Tết 2020, rực rỡ sắc xuân bên đường mai Sài Gòn