BS.CKI Quách Thị Bích Vân, chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho hay bệnh lậu nguy hiểm và dễ lây lan vì một số lý do. Đặc trưng của lậu cầu khuẩn là khu trú ở những khu vực nhạy cảm trên cơ thể, gồm bộ phận sinh dục, tiết niệu (đường niệu đạo ở nam giới, cổ tử cung và niệu đạo ở nữ giới), trực tràng, họng, mắt. Do đó, khi quan hệ tình dục, gồm cả đường âm đạo, hậu môn, miệng, đều dễ lây nhiễm khuẩn.
Người quan hệ đường miệng và hậu môn cũng dễ mắc và tái nhiễm lậu bởi vi khuẩn lậu có khả năng xâm nhập, phát triển ở lớp biểu mô. Khi quan hệ không dùng bao cao su, đồng thời dùng chất kích thích có thể mất kiểm soát hành vi, gây tổn thương niêm mạc khiến lậu cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể dễ hơn.
Lậu cũng truyền từ mẹ sang con qua mắt trẻ khi sinh thường. Quá trình chăm sóc trẻ, nếu dịch tiết mủ chứa vi khuẩn lậu dính vào mắt cũng có thể lây bệnh. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh như quan hệ tình dục với nhiều người, với đối tác mới, có tiền sử mắc bệnh lậu hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Lậu cầu khuẩn có khả năng lây từ nữ sang nam và ngược lại, bạn tình đồng giới, chuyển giới. Bệnh lây mạnh nhất trong độ tuổi sinh sản và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
"Nhiều trường hợp mắc bệnh lậu nhưng không có triệu chứng, đây chính là nguồn lây nhiễm âm thầm, nguy hiểm", bác sĩ Vân nói, thêm rằng lậu còn lây cả trong thời gian ủ bệnh, khi chưa có triệu chứng. Thời gian ủ bệnh được tính từ khi người bệnh tiếp xúc với vi khuẩn lậu tới khi xuất hiện các triệu chứng, thường 3-5 ngày, có thể khoảng 1-14 ngày. Nữ giới nhiễm lậu thường không có triệu chứng rõ ràng nên có thể không được phát hiện và điều trị kịp thời, dẫn đến biến chứng hoặc dễ lây lan cho người khác.
Người bệnh mắc bệnh lậu không có miễn dịch bảo vệ, tức cơ thể không tạo ra kháng thể để ngăn ngừa tái nhiễm. Lậu cầu khuẩn lại có nhiều chủng và hiện chưa có vaccine phòng ngừa nên người bệnh dễ tái nhiễm nếu tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ.
Theo bác sĩ Vân, nguyên tắc điều trị của các bệnh STIs, gồm lậu, là điều trị đồng thời cho cả người bệnh và bạn tình của họ. Ở môi trường bên trong cơ thể, lậu cầu khuẩn có khả năng sống mạnh, thường được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, có một số chủng kháng các loại kháng sinh được sử dụng để điều trị, gọi là "siêu vi khuẩn lậu". Điều trị những trường hợp này khó khăn hơn khi phải thay đổi hoặc phối hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau để tiêu diệt vi khuẩn.
Mục đích điều trị lậu là khỏi bệnh nhanh, tránh tái nhiễm, tái phát và không để biến chứng. Để đạt được hiệu quả này, người bệnh cần tránh quan hệ tình dục, không uống rượu bia, không làm việc nặng, không làm các thủ thuật tiết niệu, sinh dục trong thời gian điều trị và ít nhất trong một tuần sau khi hoàn thành phác đồ.
Bác sĩ Vân khuyến cáo người bệnh cần khám da liễu hoặc sản phụ khoa, nam khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời khi quan hệ không an toàn với người bị nhiễm lậu, ngay cả chưa có các triệu chứng. Các triệu chứng lậu như vùng kín tiết dịch hay mủ, đau sưng tinh hoàn, đau bụng dưới, đau rát khi đi tiểu và quan hệ tình dục, cổ họng ngứa, đau nhức, khó nuốt, hậu môn ngứa, tiết dịch.
Anh Thư
" alt=""/>Tại sao bệnh lậu dễ lây?Theo đó, nghi môn (cổng chính) đền An Liệt vốn được xây dựng bằng vật liệu vôi vữa, có hiện tượng nứt, nghiêng, mái bị sụt lún, rơi vỡ gạch ngói gây nguy hiểm cho người dân và du khách thập phương.
![]() |
Cổng mới hiện nay khiến người dân tiếc nuối. |
Căn cứ mức độ xuống cấp nghiêm trọng của nghi môn đền An Liệt, tháng 10/2018, UBND huyện Thanh Hà đã có tờ trình về việc tu bổ, tôn tạo. Sở VH-TT&DL có tờ trình đề nghị UBND tỉnh có văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận chủ trương và thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công công trình tu bổ, tôn tạo di tích xếp hạng cấp quốc gia đền An Liệt với các hạng mục: tiền bái, nghi môn, sân và hàng rào.
Ngày 10/12/2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Công văn số 5568/BVHTTDL-DSVH về việc thỏa thuận báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ, tôn tạo di tích đền An Liệt để chủ đầu tư (UBND xã Thanh Hải) triển khai các bước tiếp theo.
Theo hồ sơ, đền An Liệt được tu bổ, tôn tạo các hạng mục: Nhà tiền bái, nghi môn, sân và hàng rào. Từ năm 2019, địa phương bắt đầu tiến hành các phần việc tu bổ, tôn tạo và đã hoàn thành. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra thực tế của Sở VH-TT&DL cho thấy hạng mục nghi môn đền An Liệt lại không đúng so với hồ sơ thiết kế.
Cụ thể, hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo cho thấy, nghi môn đền An Liệt được thiết kế có kiến trúc kiểu chồng diêm cổ các 8 mái, gồm 1 cổng chính và 2 cổng phụ, đao tàu déo góc, các góc mái đắp đao, kìm nóc theo nguyên mẫu trụ cổng nghi môn cũ. Trong khi nghi môn hiện trạng đã được thi công tu bổ, tôn tạo kiểu tứ trụ, không mái, cánh cửa bằng kim loại.
![]() |
Cổng cũ đền An Liệt trước khi tu bổ. |
“Nguyên nhân của sự việc trên được lãnh đạo UBND xã Thanh Hải giải thích do thiếu nguồn kinh phí nên chưa hoàn thiện theo đúng hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt”, Sở VH-TT&DL Hải Dương cho hay.
Do đó, Sở đã đề nghị UBND huyện Thanh Hà phối hợp chỉ đạo giao UBND xã Thanh Hải (chủ đầu tư) huy động mọi nguồn lực để thi công hoàn thiện hạng mục nghi môn theo đúng hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo đền An Liệt, do Công ty CP Xây dựng và tu bổ công trình văn hóa Hải Dương lập và đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận tại Công văn số 5568.
Đồng thời, khẩn trương hoàn thiện tu bổ, tôn tạo để đưa công trình vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu tham quan, chiêm bái di tích của nhân dân và du khách thập phương.
Trước đó, mạng xã hội lan truyền thông tin và hình ảnh nghi môn cũ đền An Liệt ở xã Thanh Hải (huyện Thanh Hà, Hải Dương) và hình ảnh cổng mới theo kiểu tứ trụ, không mái, cánh cửa bằng kim loại. Từ đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc phục dựng nghi môn không đúng nguyên bản đã làm ảnh hưởng đến giá trị di tích lịch sử văn hóa đền An Liệt.
Ông Vũ Trường Sơn, Trưởng phòng Quản lý văn hóa di sản (Sở VH-TT&DL Hải Dương) khẳng định việc hạ giải nghi môn đền An Liệt đúng quy trình, được thẩm định kỹ. Tuy nhiên, việc địa phương chưa phục dựng nghi môn theo hồ sơ thiết kế đã khiến dư luận hiểu lầm là đập bỏ cổng di tích để xây như hiện tại.
Trao đổi với PV VietNamNet hôm nay, lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương cho biết, đây là sự cố đáng tiếc. Tỉnh sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan tìm giải pháp phục hồi nghi môn đền An Liệt trong thời gian sớm nhất.
Nguyễn Thu Hằng
Đền cổ An Liệt (Thanh Hà) đã bị đập bỏ và thay vào đó là cánh cổng sắt sơ sài, thoạt trông như 1 nhà dân.
" alt=""/>Hải Dương lên tiếng việc cổng đền bị phá bỏ, thay bằng cổng sắt