












Kết quả | |
Vòng 8 | |
07/10/2023 18:30:00 | ![]() ![]() |
07/10/2023 21:00:00 | ![]() ![]() |
07/10/2023 21:00:00 | ![]() ![]() |
07/10/2023 21:00:00 | ![]() ![]() |
07/10/2023 21:00:00 | ![]() ![]() |
Kết quả | |
Vòng 8 | |
07/10/2023 18:30:00 | ![]() ![]() |
07/10/2023 21:00:00 | ![]() ![]() |
07/10/2023 21:00:00 | ![]() ![]() |
07/10/2023 21:00:00 | ![]() ![]() |
07/10/2023 21:00:00 | ![]() ![]() |
Bà Nguyễn Thị Bích - Giám đốc Điều hành ILA cho biết: “Chúng tôi nỗ lực mang đến chương trình, phương pháp và đội ngũ giáo viên giảng dạy tốt nhất cho học sinh. Không dừng lại ở đó, ILA tổ chức rất nhiều hoạt động đa dạng để học sinh được thực hành và kiểm tra tiếng Anh. Đó chính là lí do ra đời của Speak Up”.
![]() |
Hơn cả việc học Anh ngữ, ILA tạo ra môi trường đa dạng hoạt động để học sinh thực hành và phát triển |
Thu hút 3000 thí sinh trên toàn quốc
ILA lựa chọn chủ đề “Your Future Starts Now” (Kiến tạo tương lai hôm nay) cùng với những đề tài vừa gần gũi vừa tạo nhiều cảm hứng. Với lứa tuổi 6 - 10, các em thuyết trình về những chủ đề liên quan đến “Môi trường”. Với thí sinh từ độ tuổi 11 - 16, các em thoả sức thể hiện khả năng Anh ngữ, kiến thức và kĩ năng với chủ đề “Future jobs” (Công việc tương lai).
Anh Lê Việt Anh, phụ huynh học sinh ILA chia sẻ: “Tôi đánh giá cao cuộc thi. Đề bài thiết thực vì nó gắn chặt với cuộc sống của học sinh. Đây cũng là những vấn đề toàn cầu và người trẻ cần nhận thức và chung tay giải quyết”.
![]() |
ILA Speak Up 2020 ghi dấu ấn về chất lượng và hình thức dự thi |
Đại diện ILA cho biết, ILA Speak Up 2020 triển khai hình thức dự thi mới lạ khi 2 vòng đầu diễn ra trên nền tảng trực tuyến. Với đề tài và luật thi hấp dẫn, cuộc thi đã thu hút 3000 thí sinh toàn quốc tham dự, 105 tác phẩm tại vòng 2, đạt 1 triệu lượt tương tác trên các kênh mạng xã hội.
Từ 3000 thí sinh trên khắp toàn quốc, 36 bạn trẻ đã xuất sắc có mặt tại trận chung kết diễn ra cuối tuần qua tại TP.HCM. Với 3 vòng thi ”Kiến thức”, “Tranh luận”, “Thuyết trình”, các bạn trẻ đã chứng tỏ tài năng và bản lĩnh với những đề thi được nhiều người đánh giá: đầy thử thách, chất lượng và mang tính thời đại.
![]() |
Trận chung kết ILA Speak Up có đề thi sâu rộng, hấp dẫn |
Cơ hội phát hiện những tài năng mới
Ở vòng chung kết, các thí sinh đã có phần tranh tài gay cấn khi biện luận bằng tiếng Anh về những chủ đề “nóng” như: “Có nên cấm sử dụng chai nhựa?”, “Công nghệ khiến con người thông minh hơn?”. Với hiểu biết sâu rộng cùng sự chuẩn bị kĩ càng, các thí sinh đã đưa ra những lập luận sắc sảo, thuyết phục.
Một phụ huynh chia sẻ, “Đây là lần đầu tiên con tôi dự thi trên sân khấu lớn và tôi thực sự xúc động khi thấy con rất bản lĩnh, nói tiếng Anh rất hay. Tôi thấy quyết định cho con mình học tại ILA là hoàn toàn chính xác”.
![]() |
Học sinh ILA đã chứng tỏ khả năng tiếng Anh lưu loát, kĩ năng tốt, hiểu biết sâu rộng và bản lĩnh sân khấu vững vàng |
Qua 2 vòng thi, 6 thí sinh xuất sắc nhất thuộc 2 nhóm tuổi (6-10, 11-16) bước vào vòng “Thuyết trình”. Top 6 đã chứng minh bản lĩnh và tầm vóc của những nhà lãnh đạo trẻ tương lai khi đưa ra những ý tưởng, sáng kiến đột phá với 2 chủ đề: “Nếu nhận được khoản tài trợ trị giá 1 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới, bạn sẽ đầu tư vào đâu?” và “Hãy kể về Thế giới của bạn vào năm 2040”.
Thí sinh Nguyễn Hoài Nam gây ấn tượng khi trở thành một người nông dân thông minh trong tương lai, xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp tích hợp công nghệ tân tiến. Trong khi đó, “nhà đầu tư” Nomura Yoshio đã trình bày 1 kế hoạch chi tiết, tập trung đầu tư vào giúp đỡ người nghèo, phát triển công nghệ bảo vệ môi trường, xây dựng chương trình hỗ trợ lương thực và phát triển giáo dục. Đây cũng chính là 2 quán quân của cuộc thi.
Nhà báo Bạch Dương - thành viên Hội đồng giám khảo nhận định: “Các bạn thí sinh xứng đáng trở thành những nhà lãnh đạo toàn cầu. Tôi nể phục kiến thức và tư duy của các bạn. Những ý tưởng đột phá của học sinh chỉ mới 10 tuổi thực sự làm tôi xúc động”.
![]() |
Những nhà lãnh đạo tương lai toả sáng tại “đấu trường” Speak Up 2020 |
Cuộc thi khép lại trong dư âm của niềm tin và hi vọng tích cực, niềm tin vào một thế hệ trẻ tài năng, đam mê, dám dấn thân với những giấc mơ lớn.
Vĩnh Phú
" alt=""/>ILA Speak UpMục tiêu cụ thể trong những thập niên tới là: Đến năm 2025: Là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
VietNamNet xin giới thiệu đến quý độc giả những bài viết theo chủ đề này với mong muốn góp tiếng nói để Việt Nam sớm đạt được mục tiêu đề ra.
Xây dựng mạng lưới chuyên gia lan toả toàn quốc
Đề án “Nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đang được Bộ TT&TT phối hợp xây dựng đã xác định rõ: “Đào tạo kỹ năng chuyển đổi số, công nghệ số, dịch vụ số, kinh doanh số, xây dựng lực lượng nòng cốt, hình thành mạng lưới chuyên gia chuyển đổi số trên toàn quốc để dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số là yếu tố then chốt, góp phần đảm bảo công cuộc chuyển đổi số quốc gia thành công. Phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số là nền tảng quan trọng, góp phần đảm bảo tiến trình chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số nhanh, hiệu quả và bền vững”.
Cùng với việc xây dựng, phát triển mạng lưới chuyển đổi số quốc gia và cấp bộ, tỉnh, cần lựa chọn, đào tạo, tập huấn đội ngũ tối thiểu 1.000 chuyên gia về chuyển đổi số cho ngành, lĩnh vực, địa phương. Các chuyên gia này sẽ tiếp tục đào tạo lại cho cán bộ liên quan ở cơ quan, tổ chức mình và trở thành lực lượng nòng cốt để dẫn dắt, tổ chức lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp cũng cần chú trọng tổ chức đào tạo ngắn hạn về kỹ năng chuyển đổi số, kỹ năng số cho các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị. Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến mở về kỹ năng chuyển đổi số để tổ chức các khoá đào tạo trực tuyến mở về kỹ năng chuyển đổi số, kỹ năng sử dụng CNTT cho đông đảo công chức, viên chức, người lao động và người dân.
Đưa kiến thức, kỹ năng số vào hệ thống từ tiểu học đến đại học
Để giải quyết một cách căn cơ bài toán nhân lực cho chuyển đổi số, nhất là phát triển xã hội số, cần triển khai giáo dục kiến thức, kỹ năng số trong cơ sở giáo dục các cấp. Mục tiêu cần đạt được trong các giai đoạn đến năm 2025 và đến năm 2030 lần lượt là 50% và 90% tổng số cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các môn học giáo dục về kỹ năng số, công nghệ số và giáo dục STEM/STEAM/STEAME.
Với nhân lực chuyên nghiệp về CNTT, chuyển đổi số, cần đẩy mạnh đào tạo các chuyên ngành về công nghệ số, kinh tế số và xã hội số. Mở các chuyên ngành mới và tăng chỉ tiêu đào tạo kỹ sư, cử nhân trong các trường đại học, cao đẳng và kỹ sư thực hành, công nhân kỹ thuật về: công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, IoT, Blockchain...; kỹ thuật ứng dụng công nghệ số; kinh tế số như quản trị số, kinh doanh số...; xã hội số như truyền thông số, quản trị xã hội số...
Tiên phong trong làn sóng mới
Từ khi được ban hành đến nay mới chỉ hơn 6 tháng, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia do Bộ TT&TT chủ trì xây dựng và triển khai đã tạo nên một làn sóng chuyển đổi số sâu rộng khắp các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong cả nước. Trong tiến trình đó, các đơn vị đều đánh giá phát triển nhân lực chuyển đổi số là việc cấp bách, là nền tảng quan trọng.
Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ninh Lê Ngọc Hân cho biết, tỉnh đã được tham mưu đưa chương trình đào tạo chuyển đổi số trở thành chương trình đào tạo có tính chất thường xuyên, hàng năm với cán bộ, công chức, viên chức từ cấp xã, phường trở lên. Chuyển đổi số sẽ trở thành một trong những học phần bắt buộc, nằm trong chương trình đào tạo chung dành cho các cán bộ từ cấp thôn, bản, xã, phường cho đến huyện, thị.
Thái Nguyên cũng xác định đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới. Tỉnh sẽ chủ động liên kết với các viện, trường, trung tâm nghiên cứu và các đối tác trong và ngoài nước, đẩy mạnh hợp tác với Đại học Thái Nguyên để đào tạo nguồn nhân lực.
Nhiều cơ sở đào tạo xác định chuyển đổi số chính là “chuyển đổi trường đại học thành quốc gia số thu nhỏ”, với tinh thần nghĩ ngược, làm ngược, thay đổi hoàn toàn cách thức dạy, học cũng như đánh giá, ai cũng có cơ hội học tập suốt đời.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã và sẽ tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo, mở thêm các ngành đào tạo mới có lai ghép ICT. Ngay trong năm 2020, Học viện đã đổi mới chương trình Kỹ thuật Điện tử Viễn thông, mở mới 2 ngành Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa (Định hướng robotic), Công nghệ tài chính (Fintech). Hiện trường đang tiếp tục xây dựng chương trình để tiến tới mở mới 2 ngành Kỹ thuật dữ liệu và IoT trong năm 2021. Logistic và Báo chí số là những ngành học sẽ tiếp tục được nghiên cứu để mở trong tương lai gần.
Ở cấp độ quốc gia, một trong sáu nội dung hợp tác chính giữa Bộ TT&TT với Bộ GD-ĐT là phối hợp đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra nhân lực CNTT, nhân lực chuyển đổi số; truyền thông nâng cao nhận thức, kỹ năng chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Tổng Thư ký Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) Nguyễn Thị Thu Giang nhấn mạnh: Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi số, công tác đào tạo nhân lực ICT của các trường buộc phải thay đổi. Các trường cần kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp CNTT để nắm bắt được doanh nghiệp, thị trường đang cần nhân lực có những kiến thức, kỹ năng mới gì nhằm bổ sung kịp thời, điều chỉnh chương trình, kế hoạch đào tạo phù hợp.
Chuyển đổi số là tất cả lên online. Vì lên online mà nhiều cái cũ phải thay đổi cho phù hợp môi trường mới, nhiều cái mới sẽ xuất hiện trên môi trường mới. Cái cũ nào phải thay đổi và cái mới nào xuất hiện sẽ là không gian sáng tạo vô cùng to lớn cho người trong cuộc, tức là những người đi tiên phong. Một khi bài toán nhân lực cho chuyển đổi số quốc gia được giải với tinh thần dám nghĩ lớn, nghĩ khác, sự sáng tạo, tiên phong cùng với niềm tin kiên định, thì những bước bứt phá vươn lên thành nước phát triển, hùng cường thịnh vượng sẽ đến ngày càng gần.
Vân Anh
Việt Nam đang chủ động tiếp cận cơ hội từ kinh tế số cho tăng trưởng kinh tế. Chính phủ, doanh nghiệp và người dân đều đang hưởng nhiều lợi ích khi chuyển đổi số khiến cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, đơn giản hơn.
" alt=""/>Giải bài toán nhân lực cho chuyển đổi số quốc giaCuối tháng 9/2020, Chi xuất hiện triệu chứng đau ngực, khó thở. Gia đình đưa em đi khám ở Bệnh viện đa khoa huyện Lập Thạch rồi chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. Qua các xét nghiệm, các bác sĩ phát hiện Chi có một khối u ở trung thất nên khuyên gia đình chuyển em tới bệnh viện tuyến Trung ương để làm phẫu thuật.
Đầu tháng 10/2020, cô nữ sinh khốn khổ ấy cùng bố khăn gói tới Bệnh viện Việt Đức trải qua một ca phẫu thuật. Nhưng đằng sau ca mổ ấy lại là nỗi thất vọng tràn trề khi các bác sĩ thông báo, kết quả sinh thiết cho thấy khối u ác tính.
Mới 16 tuổi, Chi hứng chịu một căn bệnh khủng khiếp mà đến nằm mơ em cũng không bao giờ nghĩ tới. Gác lại sách vở trên lớp, tạm xa thầy cô, bạn bè, em tới Bệnh viện K Tân Triều điều trị theo chỉ định của các bác sĩ.
Những ngày tháng đầu tiên nơi bệnh viện đầy rẫy sự đau thương này, đối với Chi như một thảm hoạ khủng khiếp khi em bắt đầu trải qua những đợt truyền hoá chất. Những ngày không ăn uống được, cô nữ sinh trường cấp 3 Liễn Sơn chỉ muốn thiếp đi vào những giấc ngủ dài để không phải đối mặt với những cơn đau, những cơn ói do tác dụng phụ của hoá chất đem lại.
Thế rồi, từng sợi tóc, mảng tóc rụng dần. Từ một cô bé tự tin đăng hình ảnh của mình lên mạng xã hội hàng ngày, Chi bắt đầu thu mình lại, sống khép kín hơn do mặc cảm từ cái đầu trọc lốc. Những ngày được nghỉ truyền về nhà tẩm bổ, em không còn dám đi gặp bạn bè như trước đây nữa. Cứ thế, cuộc sống cô bé bao khát vọng, ước mơ tuổi mới lớn ngày nào chìm trong một thảm kịch.
Khát khao sống để thực hiện ước mơ
“Cháu rất thích làm phiên dịch viên. Cháu học tiếng Anh không phải quá giỏi như như các bạn nhưng cháu thích nghề đấy. Thích thì cứ thích vậy thôi”, Chi trải lòng về mơ ước của mình.
Nụ cười vừa hé rạng trên môi nhanh chóng bị tiếng thở dài dập tắt khi em nghĩ về khả năng khó lòng thực hiện. Mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, cô bé 17 tuổi luôn cố gắng từng ngày, từng giờ vượt qua khó khăn, bệnh tật. Thành quả từ sự cố gắng ấy là năm lớp 11 vừa qua, khi mới phát hiện bệnh ung thư, bằng một nỗ lực phi thường, Chi vẫn đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp trường.
Niềm vui nhỏ bé ấy vừa đem đến năng lượng tích cực cho em thì căn bệnh ung thư trung thất lại diễn biến cực xấu. Khối u ác tính nay đã di căn sang xương sườn, xương đòn và xương ức đến mức khó lòng kiểm soát nổi.
Chi phí phát sinh quá lớn. Trung bình tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm của em hết 16 triệu đồng/đợt, mỗi đợt chỉ kéo dài khoảng 5 ngày, có những đợt ít cũng lên đến 7 triệu đồng/đợt. Điều này vượt ngoài khả năng chi trả của gia đình em. Bởi, gia đình Chi vốn thuộc hộ nghèo trên địa bàn xã. Mẹ em mắc bệnh tim nhiều năm nay không thể lao động nặng. Mọi thu nhập chỉ trông chờ vào đồng lương thợ xây của bố em. Mỗi lần Chi đi bệnh viện coi như gia đình mất hẳn một khoản thu nhập, chỉ còn dựa vào vài sào ruộng kiếm bữa ăn qua ngày.
![]() |
Thương con gái nhưng gia đình Chi đã hết khả năng xoay sở |
Giờ đây, sau gần 1 năm điều trị, kinh tế gia đình cạn kiệt hoàn toàn bởi số tiền đi vay mượn đã lên đến gần 400 triệu đồng sau 17 đợt hoá chất. Đứng trước cơn ngặt nghèo, khát khao được sống trong Chi ngày một mạnh mẽ hơn.
“Em chỉ còn 1 năm cuối cấp nữa. Sang năm em thi Đại học rồi. Em muốn sống để 1 lần thực hiện ước mơ vào trường Đại học ngoại ngữ, có cơ hội làm phiên dịch viên trong tương lai. Nhưng bệnh tật thế này, em cũng chẳng biết thế nào”, Chi tâm sự.
Mỗi ngày trôi đi, từng cơn đau hành hạ dường như không làm nhụt ý chí em. Nhưng để vượt qua nó và tiếp tục thực hiện ước mơ đó, Chi chỉ có thể đặt niềm tin vào sự hỗ trợ từ cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: