Kính thưa các đồng chí!
Chúng ta có mặt tại đây hôm nay là để tri ân, tôn vinh, trân trọng cảm ơn những con người đã đóng góp công sức cho một sự chuyển đổi có tính cách mạng về công nghệ truyền hình.
Chúng ta có mặt tại đây hôm nay cũng là để tìm ra những bài học làm hành trang đi tiếp. Bởi vì, con đường phát triển thì cơ bản là những sự chuyển đổi. Chúng ta đã chuyển đổi mạng viễn thông từ analogue sang số, tiếp theo là số hoá truyền hình và bây giờ là số hoá toàn diện, đưa toàn bộ thế giới thực lên không gian số.
Chúng ta có mặt tại đây hôm nay để nhìn thấy rõ hơn những thành quả của Đề án số hoá truyền hình mà biết bao con người đã không quản ngại khó khăn hơn 9 năm trời để thực hiện thành công.
Chúng ta đã hoàn thành 4 mục tiêu lớn của đề án, đó là:
Thứ nhất, hoàn thành việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ truyền hình tương tự sang công nghệ truyền hình số thế hệ thứ 2, là công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất, trên phạm vi toàn quốc. Hiệu quả sử dụng tần số của truyền hình số mặt đất tăng 30 lần so với truyền hình tương tự. Vì vậy, đã giải phóng được 112MHz thuộc băng tần 700MHz để sẵn sàng phủ sóng dịch vụ 5G toàn quốc, trong khi vẫn có đủ tần số cho nhiều kênh truyền hình hơn trước.
Thứ hai, đã mở rộng đáng kể vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất, từ phủ trung tâm của 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2011 (tương đương 50% dân số) đến nay đã vươn đến tất cả 63 địa phương trên toàn quốc (tương đương với 80% dân số, vượt 10 điểm % so với mục tiêu của Đề án); đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau gồm truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình internet.
Thứ ba, đã thu hút được nguồn lực xã hội để phủ sóng truyền hình mà trước kia dùng ngân sách nhà nước. Đến năm 2020 đã có 4 đơn vị, trong đó có 3 công ty cổ phần tham gia truyền dẫn phát sóng. Nguồn lực xã hội tham gia số hoá truyền hình đã đạt trên 50%.
Thứ tư, năm 2011, 100% các nhà đài vừa làm nội dung, vừa truyền dẫn, phát sóng thì đến nay, 100% các đài PTTH địa phương đã được tổ chức, sắp xếp lại theo hướng chuyên môn hoá, tập trung vào khâu sản xuất nội dung chương trình và thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng.
Trong 10 nước ASEAN, Việt Nam là nước thứ 5 hoàn thành việc tắt sóng truyền hình tương tự, 4 nước đã hoàn thành trước chúng ta là: Brunei năm 2017, Singapore năm 2019, Malaysia năm 2019 và Thailand đầu năm 2020, đều là các nước có qui mô dân số nhỏ hơn, và địa hình dễ phủ sóng hơn.
Tắt sóng truyền hình tương tự là một việc khó, nhất là khi bắt đầu Đề án này năm 2011 thì có đến hơn 80% các hộ gia đình vẫn chưa có đầu thu kỹ thuật số. Việt Nam có dân số đứng thứ 13-14 trên thế giới, địa hình lại phức tạp, chia cắt, nhiều đồi núi, làm cho việc số hoá truyền hình còn khó hơn nữa. Nhưng chúng ta đã giữ đúng cam kết với toàn khối ASEAN - hoàn thành việc tắt sóng vào năm 2020. Trên thế giới thì chúng ta là nước thứ 78 trên 193 nước hoàn thành việc tắt sóng truyền hình tương tự. Tức là thuộc nhóm các nước hoàn thành sớm.
Thành công của Đề án là do chúng ta đã có những cách tiếp cận phù hợp với ngữ cảnh Việt Nam.
Một là, hoàn thiện hành lanh pháp lý trước. Ban Chỉ đạo đã phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tạo ra cơ chế hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ từ trung ương tới địa phương.
Hai là, có lộ trình phù hợp. Làm thí điểm trước tại Đà Nẵng, sau 3 năm chuẩn bị thì Đà Nẵng là địa phương đầu tiên tắt sóng thành công. Tiếp theo là các thành phố lớn, thu nhập cao, sau đó là các tỉnh đồng bằng và cuối cùng là các địa phương miền núi.
Ba là, đi thẳng vào công nghệ hiện đại. Chúng ta đã chọn công nghệ DVB-T2 khi mới chỉ có 6 nước chọn công nghệ này. Nhưng đây là công nghệ tiên tiến, vừa có chất lượng cao hơn, vừa tiết kiệm băng tần hơn. Và thực tế đã chứng minh chúng ta đúng. Đến nay, 90% các nước sử dụng công nghệ DVB thì đã chọn công nghệ DVB-T2.
Bốn là, sáng tạo, linh hoạt vận dụng cơ chế tài chính phù hợp. Trong khi ngân sách nhà nước còn khó khăn, Bộ TT&TT và các Bộ liên quan đã đề xuất Chính phủ cho phép sử dụng Quỹ dịch vụ viễn thông công ích để hỗ trợ các hộ nghèo và cận nghèo thiết bị thu kỹ thuật số. Đã có gần 2 triệu hộ gia đình được hỗ trợ với chi phí trên 1.000 tỷ đồng.
Năm là, quan tâm và lắng nghe ý kiến của người dân, đặt người dân là trung tâm. Đối với người dân, khi tiếp cận sử dụng công nghệ mới, hiện đại sẽ gặp những khó khăn so với việc đã quen sử dụng công nghệ cũ. Vì vậy, Bộ TT&TT đã thiết lập riêng một tổng đài để tiếp nhận phản ánh và hỗ trợ các hộ dân trong quá trình chuyển đổi. Các khó khăn khi sử dụng công nghệ mới đã được trợ giúp và xử lý kịp thời.
Sáu là, truyền thông nâng cao nhận thức. Vì việc tắt sóng truyền hình liên quan đến trên 20 triệu hộ gia đình trên toàn quốc, nên việc truyền thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nhân dân phải nhận thức được việc tắt sóng tương tự là để nâng cao chất lượng truyền hình, là để xem được nhiều kênh hơn, trong đó có những kênh chuyên đề về y tế, giáo dục, nông nghiệp giúp nâng cao đời sống.
Bảy là, sự vào cuộc tích cực, chủ động của các địa phương trong việc triển khai đề án. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã sát sao triển khai các nhiệm vụ của Đề án trên địa bàn: thành lập Ban Chỉ đạo của địa phương; triển khai thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin; tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền; lựa chọn đơn vị, doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất để truyền tải kênh chương trình truyền hình địa phương; hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, cận nghèo; một số địa phương còn hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho một số hộ gia đình chính sách.
Kính thưa các đồng chí!
Việt Nam chỉ có thể thay đổi thứ hạng nếu đi cùng nhịp với nhóm dẫn đầu thế giới về cái mới. Và muốn đi nhanh thì phải bỏ đi gánh nặng của quá khứ. Như Steve Jobs từng nói: “Cái chết là sáng tạo tuyệt vời nhất của cuộc sống”. Truyền hình tương tự đã hoàn thành sứ mạng của nó. Việc chuyển từ truyền hình tương tự sang công nghệ truyền hình số thế hệ thứ hai giúp chúng ta đi cùng các nước dẫn đầu thế giới về công nghệ truyền hình.
Trong tương lai, việc chuyển đổi trong nhiều lĩnh vực sẽ xảy ra. Những kinh nghiệm tốt, cách tiếp cận phù hợp của số hoá truyền hình sẽ giúp chúng ta thực hiện thành công các chuyển đổi tiếp theo. Đất nước muốn phát triển nhanh và bền vững thì phải liên tục chuyển đổi, chuyển đổi để đón nhận những cơ hội mới, chuyển đổi để tiến tới những điều tốt đẹp hơn. Và công cuộc chuyển đổi lớn nhất của chúng ta là chuyển đổi thế giới thực vào thế giới số, gọi là chuyển đổi số, mà ngành ta được giao lĩnh ấn tiên phong. Kế thừa và mở ra không gian mới sẽ là cách mà chúng ta làm để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia.
Thay mặt Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam, tôi xin chân thành cảm ơn tới các Bộ, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các đơn vị, doanh nghiệp liên quan; xin chân thành cảm ơn UBND các cấp, Sở TT&TT, Đài phát thanh truyền hình các tỉnh/thành phố vì những cống hiến thiết thực, hiệu quả cho sự thành công của Đề án số hóa truyền hình.
Tôi xin chúc tất cả các đồng chí dồi dào sức khoẻ, nhiều niềm vui và thành công mới! Chúc mừng năm mới Nhâm Dần! Chúc Việt Nam chuyển đổi số thành công, hình thành một Việt Nam số thông minh, năng suất cao, linh hoạt và có sức chống chịu cao!
Xin trân trọng cảm ơn!
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng
Xem video về đề án Số hóa truyền hình:
Đề án số hóa truyền hình đã hoàn thành được 4 mục tiêu lớn, mang đến cách tiếp cận mới, những kinh nghiệm để thực hiện thành công chuyển đổi số và mở thêm nhiều không gian mới.
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, so với các hạ tầng khác thì chuyển đổi số không tốn kém. “Một vài km đường cao tốc thì có thể chuyển đổi số cả ngành nội vụ”, ông nói.
" alt=""/>Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại tổng kết Đề án số hoá truyền hìnhChuyên gia Emma Jenner (ảnh: examiner.com)
1. Các bậc cha mẹ sợ chính những đứa trẻ của họ.
Tôi đã làm một thử nghiệm có thể hiểu nôm na là “thử nghiệm với ly sữa”. Tôi sẽ quan sát các bậc cha mẹ khi họ đưa cho những đứa trẻ một ly sữa vào mỗi sáng. Và khi đứa trẻ nói: “Con muốn uống sữa trong chiếc ly màu hồng chứ không phải cái màu xanh này” kể cả khi bố mẹ chúng đã rót sẵn sữa ra chiếc ly màu xanh thì họ sẽ phản ứng như thế nào?
Kết quả là đa số những bà mẹ đều có khuôn mặt trắng bệch và gần như ngay lập tức đổ sữa sang cốc màu hồng trước khi lũ trẻ nổi giận hay ăn vạ. Đây thật sự là một cách xử sự sai lầm. Các bậc phụ huynh, các bạn đang sợ điều gì vậy? Bạn mới là người có quyền và đứa trẻ mới là người phải sợ bạn.
Hãy cứ để đứa trẻ tức giận, bạn có thể ra ngoài và không phải nghe tiếng la hét của chúng nữa. Các bậc cha mẹ đừng tự tạo thêm việc cho mình chỉ để làm hài lòng lũ trẻ. Quan trọng là trên thực tế, nếu bạn cứ tiếp tục chiều “hư” đưa trẻ như vậy thì sau này chúng sẽ tiếp tục la khóc hay ăn vạ để khiến bạn thỏa hiệp.
2. Coi trẻ con chỉ là trẻ con
Khi đứa trẻ mắc lỗi, dù là đang ở nhà hay nơi công cộng, các bậc cha mẹ thường “chép miệng” bỏ qua: “Ôi, trẻ con mà!”. Nhưng tôi chắc rằng bạn vừa mắc sai lầm một lần nữa. Tôi cho rằng những đứa trẻ có khả năng làm được nhiều việc hơn cả mong đợi của cha mẹ.
Trẻ em vẫn có thể xử sự một cách đúng mực, tôn trọng người lớn, tự làm việc nhà hay kiềm chế cảm xúc của bản thân. Phụ huynh đừng nghĩ rằng mọt đứa trẻ không thể ngồi yên một chỗ trong suốt bữa tối tại nhà hàng, cũng đừng nghĩ một đứa trẻ thì không thể tự lau bàn mà không để bạn phải nhắc nhở.
Lý do duy nhất khiến trẻ em không làm những việc đó là vì người lớn không dạy trẻ cách tự làm hay đơn giản nghĩ rằng chúng còn quá nhỏ để làm những việc như vậy. Người lớn hãy nâng cao những yêu cầu ở trẻ và chúng sẽ có cơ hội để trưởng thành hơn.
3. Không có sự quan tâm của xã hội
Trước đây, chúng ta đã quen với việc để thầy cô giáo, người lái xe bus, nhân viên bán hàng hay những phụ huynh khác có thể dạy dỗ một đứa trẻ hư khi không có cha mẹ chúng ở đó. Tất cả mọi người đều có thể làm việc đó để có thể dạy dỗ những đứa trẻ nên người. Khi đó, sự giúp đỡ của cộng đồng là rất quan trọng.
Nhưng bây giờ người lớn đã thờ ơ với việc này rất nhiều. Họ sợ nếu họ ‘lên tiếng’ để giáo dục đứa trẻ thì bố mẹ của chúng sẽ nổi giận. Nhiều bậc cha mẹ thời nay luôn muốn con mình xuất hiện thật hoàn hảo trước mắt mọi người, vì thế họ thường không chấp nhận những nhận xét tiêu cực của người khác về con mình. Phụ huynh sẽ nổi giận và đến gặp giáo viên hơn là phạt con của họ khi nhận được nhưng phản ánh rằng con mình bướng bỉnh hay hư đốn.
Một điều đáng ngại hơn là các bậc cha mẹ thời nay thường hay đánh giá lẫn nhau. Khi một đứa trẻ nổi giận hay giở ‘chiêu’ ăn vạ, mọi con mắt của người xung quanh sẽ đổ dồn về phía cha mẹ để chê bai hay vì phải thông cảm với họ rằng: “Cô ấy đang dạy con một cách đúng đắn.”
![]() |
Cuốn sách "Keep calm and Parent on" của Emma Jenner |
4. Để trẻ quá phụ thuộc vào công nghệ
Tôi nghĩ thật tuyệt vời khi mọi người giờ đây có đầy đủ các loại thiết bị điện tử để giải trí trong suốt một chuyến bay dài hay những giờ phút chờ đợi trước cửa phòng khám. Cũng thật tiện lợi khi ai cũng có thể hâm nóng đồ ăn chỉ bằng một cái nhấn nút lò vi sóng hay ngồi một chỗ và đặt mua hàng trực tuyến… Các bậc cha mẹ ngày nay vô cùng bận rộn và nên có nhiều thiết bị để giúp họ giải quyết mọi việc dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, các thiết bị cũng có thể là sự tuột dốc trong việc giáo dục con trẻ. Bạn thấy thật may khi một bộ phim hoạt hình có thể khiến những đứa trẻ ngồi yên lặng trong suốt chuyến bay nhưng cũng đừng dựa dẫm vào chúng khi bạn đi ăn ở nhà hàng.
Trẻ em cần học được tính kiến nhẫn. Trẻ em cũng cần phải học được cách để tự chơi mà không phụ thuộc vào các thiết bị điện tử. Chúng cũng phải được dạy rằng không phải tất cả các món ăn đều sẵn sàng để phục vụ trong chỉ chưa đầy 3 phút mà chúng cần phải học cách chế biến nó.
Những đứa trẻ ngay từ khi còn nhỏ cần học được cách tự kiềm chế bản thân khi giận dữ thay vì ‘ăn vạ’ cha mẹ để được dỗ dành. Trẻ đang tập đi thì cần phải học cách tự đứng lên sau mỗi lần vấp ngã thay vì cứ la khóc rồi chờ bố mẹ đỡ dậy. Chính các bậc cha mẹ cũng phải giữ bình tĩnh và kiên nhẫn khi dạy trẻ.
5. Chiều theo ý muốn của trẻ quá mức cần thiết
Cha mẹ phải đặt việc quan tâm chăm sóc con cái lên hàng đầu, đây là lẽ đương nhiên. Điển hình là việc cho trẻ ăn uống hay mặc quần áo cho trẻ theo một thời gian biểu hợp lý trong ngày. Tuy nhiên, cha mẹ ngày nay đã và đang làm nghiêm trọng hóa việc này và quá hạ thấp nhu cầu và sức khỏe của bản thân.
Tôi thường thấy những bà mẹ liên tục thức dậy lúc nửa đêm để đáp ứng những đòi hỏi bất chợt của con mình, hay thấy người bố tất tả chạy khắp vườn thú để mua nước cho cô con gái vì bé thấy khát.
Điều tôi muốn nói ở đây đó là sẽ không có gì là sai khi người bố nói “Con hãy chờ đến khi chúng ta tới quầy nước phía trước và bố sẽ mua cho con nhé!”. Cũng không có gì là sai khi thỉnh thoảng chúng ta nói “Không!” và yêu cầu trẻ tự chơi trong vài phút vì bạn có việc phải làm.
***
Tôi lo sợ rằng nếu cha mẹ không sửa chữa 5 sai lầm này của mình thì con em của họ lớn lên sẽ trở thành một người ích kỷ, thiếu kiên nhẫn và bất lịch sự. Đó không phải lỗi của chúng mà là lỗi của những bậc cha mẹ.
Hãy tin tưởng ở những đứa trẻ của bạn nhiều hơn và bạn sẽ thấy chúng có thể làm được nhiều việc hơn là bạn vẫn tưởng.
Hãy bớt đáp ứng những đòi hỏi vô lý của trẻ chỉ để chúng không la khóc hay ăn vạ. Hãy chuẩn bị cho trẻ một hành trang vững chắc để có thể thành công trong thế giới thực chứ đừng mãi đứng ra bao bọc, che chắn cho chúng.
Jeremiah Heaton treo lá cờ do các con thiết kế, trong khi công chúa Emily đội vương miện
Mảnh đất rộng 800 dặm vuông này được biết đến với cái tên Bir Tawil. Đây là khu vực sa mạc nằm ở phía đông bắc châu Phi.
Sau một cuộc tìm kiếm trên mạng về những khu vực chưa được công nhận chủ quyền, anh Jeremiah Heaton nảy ra ý định sẽ thực hiện lời hứa của mình với con gái.
Hồi tháng 6, anh đã đặt chân tới mảnh đất này và trực tiếp cắm lá cờ được thiết kế bởi 3 đứa con của anh xuống đất.
![]() |
Bir Tawil là khu vực được đánh dấu đỏ |
Gia đình hoàng gia mới (gồm có công chúa Emily và 2 hoàng tử Justin và Caleb) đã quyết định đặt tên cho mảnh đất này là Vương quốc Bắc Sudan và hi vọng sẽ biến Bắc Sudan thành một trung tâm nông nghiệp cho khu vực – ông bố nói.
Vấn đề bây giờ là cả Sudan và Ai Cập đều phải công nhận Vương quốc Bắc Sudan theo đề nghị của anh Heaton thì quyền sở hữu này mới là hợp pháp.
Mặc dù ông bố rất tự tin vào việc sẽ được công nhận, nhưng các chuyên gia thì cho biết điều này rất ít tính thuyết phục.
![]() |
Bà Shelia Carapico – giáo sư khoa học chính trị và nghiên cứu quốc tế tại ĐH Richmond cho biết “không hợp lý khi ai đó cắm một lá cờ và nói rằng họ có quyền kiểm soát về mặt chính trị với mảnh đất đó mà không có bất cứ sự công nhận hợp pháp nào từ các nước láng giềng, Liên Hợp Quốc hay các tổ chức khác”.
Tuy nhiên không vì thế mà gia đình nhà Heaton nản chí. Cô bé Emily vẫn đội vương miện đi khắp nơi trong khi loại giấy viết thư có in sẵn logo hoàng gia đã được gia đình đặt hàng.