Tuyển 50 SV toàn ASEAN
- Là Giám đốc vùng tại Đông Nam Á của MISD, bà có thể cho biết ưu điểm của chương trình quốc tế này?
Cũng là một bác sĩ nha khoa, tôi nhìn chương trình này đầu tiên ở góc độ chuyên môn. Giáo trình MISD có nhiều ưu điểm nổi bật. Giáo trình chuẩn quốc tế nhưng được cập nhật những chuyên khoa mới nhất trong vòng 10 năm trở lại đây của ngành nha như: Chỉnh nha, Implant và Phục hình thẩm mỹ. Đây cũng là ba chuyên khoa nổi tiếng của trường McGann tại Mỹ. Trên nền tảng giáo trình này, các bác sĩ tốt nghiệp từ MISD sẽ có cơ hội tiếp cận những chuyên khoa chuyên sâu khác như Phẫu thuật Chỉnh nha, Thẩm mỹ Nội khoa Nha khoa.
Thứ hai, Đại học Prima có ba bệnh viện thuộc trường Y. Đây là một ưu thế về mặt chuyên môn khi SV thực tập lâm sàng.
Thứ ba, về mặt bằng cấp, từ tháng 01/2015, Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN và việc hành nghề Bác sĩ nha khoa được công nhận lẫn nhau ở các nước tại ASEAN, trong đó có Việt Nam. Dĩ nhiên, các em sau khi tốt nghiệp cũng sẽ thực tập một thời gian tại các bệnh viện theo quy định để có chứng chỉ hành nghề.
Thứ tư, chúng tôi hiểu rằng, làm bác sĩ là phục vụ cộng đồng, cần hiểu ngôn ngữ địa phương, vì vậy bên cạnh tiếng Anh bắt buộc, các em còn học tiếng Việt ở các học kỳ phụ để có thể trở về và làm việc thành công ở đất nước của mình.
Bên cạnh đó, việc đưa môn Khoa học ứng xử và Kỹ năng quản lý vào giảng dạy trong suốt 05 năm học là nền tảng để bác sĩ MISD trở thành những bác sĩ nha khoa lãnh đạo có tác phong làm việc chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý phòng khám và kỹ năng kiểm soát cảm xúc trước mọi tình huống.
![]() |
- Bà có thể cho biết chỉ tiêu, điều kiện tuyển sinh của MISD?
MISD tuyển 50 SV trong toàn khu vực ASEAN cho mỗi khoá học. Tại Việt Nam thời gian nhận hồ sơ từ tháng 7 đến cuối tháng 10, các nước khác đến cuối tháng 11.
Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển là HS-SV có tuổi từ 18 đến 30, tốt nghiệp THPT, điểm trung bình 3 năm phổ thông >7.0, khả năng tiếng Anh >5.5 iELTS.
Sau khi xét học bạ, trường thực hiện phỏng vấn trực tiếp. Chúng tôi chú trọng việc phỏng vấn theo quy trình quốc tế vì điều kiện đảm bảo một nha sĩ thành công là sự khéo léo, thẩm mỹ, kỹ năng xã hội, kỹ năng logic và khả năng ngôn ngữ. Trong quá trình tuyển sinh MISD ưu tiên cho học sinh có hoạt động ngoại khoá năng nổ và kỹ năng xã hội tốt.
Cơ hội thực hành sớm
- SV tốt nghiệp MISD được đảm bảo đầu ra như thế nào, thưa bà?
SV tốt nghiệp MISD được cấp bằng bác sĩ nha khoa. Văn bằng này được công nhận bởi Bộ Giáo dục & Y tế Indonesia, có giá trị trên toàn khu vực ASEAN trong đó có Việt Nam theo Hiệp định Công nhận lẫn nhau (MRA) của Uỷ ban Điều phối Hợp tác về hành nghề Nha khoa (AJCCD) (tham khảo thêm tại www.asean.org).
Ngoài ra, các em sẽ được nhận ba tín chỉ chuyên môn sâu về Chỉnh nha, Implant, Thẩm mỹ nha khoa tại McGann Postgraduate School of Dentistry (Mỹ) và được tạo điều kiện học tiếp thạc sĩ sau này.
![]() |
- Bà có thể cho biết trong quá trình học tại MISD sinh viên được trải nghiệm như thế nào?
Trước khi nhập học, các em sẽ tham gia khoá Dự bị Du học Nha khoa về kĩ năng sống, kĩ năng học đại học và tiếng Anh chuyên nghành.
SV học một năm rưỡi các môn cơ bản Y khoa và Nha khoa. Ngay năm học đầu tiên SV được ra lâm sàng để học cách giao tiếp, rèn luyện kỹ năng ứng xử giúp kiểm soát hành vi trong môi trường y khoa. Sau đó bắt đầu học chuyên sâu các môn Nha khoa và thực hành lâm sàng.
Trong thời gian hè SV tham gia thực tập tại các phòng khám của bác sĩ đỡ đầu ở nước sở tại. Văn phòng đại diện tại mỗi nước sẽ giúp giới thiệu bác sĩ đỡ đầu cho các em ngoài ngành. Đây là cơ hội để các em tăng khả năng tương tác lâm sàng, cũng như học hỏi văn hoá nghề nghiệp từ rất sớm.
![]() |
- Kinh phí một khoá học tại MISD là bao nhiêu thưa bà?
Chúng tôi đã có khảo sát về vấn đề này khi lựa chọn đất nước để mở trường. Nếu tại Singapore, học phí học Nha khoảng 110,000 USD/năm cùng với phí sinh hoạt khá cao thì MISD có mức học phí phù hợp với ASEAN hơn, cụ thể tổng học phí trong toàn khoá học 5 năm là 150.000 USD. Năm đầu sinh viên đóng 50.000 USD. Bốn năm học còn lại mỗi năm 25.000 USD.
Mức phí năm đầu cao vì bao gồm học phí, phí nhập học và sách vở.
- Xin cảm ơn bà!
Chi tiết chương trình MISD xin vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Phòng 06, lầu 09, toà nhà EverRich 1, số 968, đường 3/2, F15, Q11, TpHCM
Hotline: Bs. Bạch Lan - 0125 740 2339, Bs. Yến Nhi - 0909 28 9955
Website: www.duhocnhakhoa.com
Tấn Tài
" alt=""/>Đào tạo bác sĩ nha khoa chuẩn quốc tế ở MISDĐa số các ý kiến khác nhìn nhận vấn đề dưới góc độ một người chồng nói ra như vậy có đáng mặt đàn ông không, có đủ tin cậy để phụ nữ chọn làm chồng hay không.
Các ý kiến này cho rằng, đã là vợ chồng, đến với nhau vì tình, sống với nhau, sớm tối bên nhau còn hình thành thêm cả nghĩa. Con cái là món quà hạnh phúc lớn lao cho mỗi tổ ấm gia đình, vậy mà đem lên bàn cân, coi việc sinh con với người mình yêu không nặng được bằng trăm triệu thì đúng là người vợ có lý do để cảm thấy chua chát với lựa chọn hôn nhân của mình.
Các ý kiến này cho rằng người đàn ông nào sớm đã nghĩ thà ký giấy ly hôn nếu vợ không đẻ được chứ không lo tiền chạy chữa, thì anh ta chẳng qua chỉ xem việc lấy vợ là lấy về một người để đẻ con thôi, không có tình nghĩa gì hết.
"Bạn nên cảm thấy may mắn vì cuộc đời còn lại của mình được sang trang mới tươi sáng, rực rỡ, hạnh phúc hơn", "Cảm ơn vì họ bộc lộ bản chất sớm, chứ hãm kiểu này có vài trăm triệu chữa hiếm muộn xong vẫn ly hôn", "Đàn ông mà vô sinh thì vợ chấp nhận ở cạnh cả đời hoặc nhận con nuôi. Đàn bà mà không đẻ được thì vài năm cả nhà chồng tống cổ ra ngoài đường"... là các ý kiến chê trách người chồng, nặng hơn là phê phán sự khác biệt bất công, bất bình đẳng trong cách nhìn, thái độ của người đời đối với đàn ông hiếm muộn và đàn bà hiếm muộn.
Chị Phan Hà, nhà ở Định Công (Hà Nội) nhân câu chuyện đang được bàn luận rôm rả trên mạng xã hội cũng chia sẻ:
"Vợ chồng mình hiếm muộn, đằng đẵng 6 năm trời kiên trì làm đủ cách để có con, thụ tinh ống nghiệm vài lần hỏng, tiêm thuốc không biết bao nhiêu lần, tốn kém không biết bao nhiêu tiền, mà quan trọng là mỗi một lần hy vọng rồi lại thất vọng nó ảnh hưởng đến tâm lý rất nhiều. Tình cảm vợ chồng cũng có lúc bị ảnh hưởng, lung lay đấy, vì hành trình kiếm con gian nan quá. May mắn là sau 6 năm cuối cùng mình cũng có được 2 bé sinh đôi, vợ chồng mừng không tả xiết.
Nói thật nếu không phải chữa hiếm muộn thì tiền ấy trong ngần ấy năm nếu gom góp vợ chồng mình cũng đủ mua một cái nhà rồi. Nhưng có con hạnh phúc lắm. Mình cũng yêu chồng hơn vì anh đã luôn ở bên mình, vợ chồng cùng vượt qua những ngày tháng đó để có được hai cục vàng bây giờ. Thái độ của chồng quan trọng lắm, thật buồn cho bạn gái có người chồng suy nghĩ như vậy, thà nói rằng không có tiền chữa thì vợ chồng sớm tối bên nhau yêu thương, bù đắp cho nhau nhiều hơn, đằng này lại bảo là ký đơn ly dị...".
Bạn Tô Lan, nhân viên marketing làm việc cho một công ty ở Hà Nội thì cho rằng, đối với bạn, việc có con hay không không quá quan trọng: "Kết hôn thì chỉ cần hai người yêu thương nhau là được. Nếu vì bệnh tật mà không thể mang lại hạnh phúc làm cha mẹ cho nhau thì vẫn có thể bù đắp cho nhau bằng những hạnh phúc khác. Điều kiện kinh tế không có mà vay vài trăm triệu để chạy chữa sinh con thì cũng là chuyện cần cân nhắc. Trong thời này, đừng nói "trời sinh voi sinh cỏ". Bố mẹ không có tiền, em bé ra đời sẽ khổ và thiệt thòi đầu tiên".
Theo Dân trí
" alt=""/>Thà ly hôn còn hơn vay tiền chữa hiếm muộnÔng Wang Nairu mang nước ra vườn tưới rau. Con gái ông đang là nghiên cứu sinh ở ĐH Yale. Khu vườn thuộc sở hữu của ĐH Yale, được gây dựng lên bởi những người già Trung Quốc sang Mỹ để chăm con cháu. Ảnh: AP
Công việc làm vườn giúp những cụ ông, cụ bà ở đây tìm thấy bạn bè và một công việc để làm hằng ngày trong môi trường mới. Họ còn được thu hoạch những loại rau quen thuộc, tươi ngon hơn bất cứ loại rau nào mua trong siêu thị địa phương.
“Trời nắng quá. Tôi ướt đẫm mồ hôi nhưng việc này rất tốt” – bà Zhang Zaixian, 63 tuổi tới từ Bắc Kinh chia sẻ khi đang tưới nước cho những cây hẹ trong khi cháu trai bà đi học mầm non. “Tôi rất vui”.
Khu vườn nằm ngay trong thành phố này được gây dựng cách đây khoảng 10 năm – một sản phẩm của cộng đồng người nước ngoài khi số sinh viên Trung Quốc sang Mỹ học tập ngày càng tăng.
Những người nông dân làm vườn này tới từ cả khu vực thành thị và nông thôn của Trung Quốc, và họ tuân theo những quy định bất thành văn trong việc chăm sóc khu vườn. Họ được phép bón phân nhưng không được sử dụng thuốc trừ sâu. Dọn dẹp bình nước tưới khi làm xong và dọn dẹp vườn tược vào mùa thu. Tìm một gia đình khác chăm sóc khu vườn của mình khi chuyển khỏi New Haven.
Bà Zhang có con gái từng nhận bằng Tiến sĩ ở Trung Quốc, sau đó sang làm nghiên cứu tại Trường Y ĐH Yale. Bà cho biết khi ở Bắc Kinh, bà chưa từng làm vườn. Ở Trung Quốc, bà từng làm kế toán cho doanh nghiệp và trong ngành hải quân. Sức khỏe của bà Zhang đang yếu đi trước khi bà sang Connecticut lần đầu tiên vào năm 2009, nhưng công việc chăm sóc vườn tược trong môi trường không khói bụi như ở Bắc Kinh đã giúp sức khỏe bà khá lên rất nhiều.
![]() |
Bà nói rằng khu vườn được chăm sóc tốt là nhờ những người làm vườn đã già và có tính kiên nhẫn.
“Bọn trẻ không muốn lao động chân tay” – bà cho hay.
“Tất cả những cây trồng ở đây đều ăn được, có các loại đậu, hành lá, cà chua và rau mùi”.
Hạt giống của những loại rau này được lấy từ khu Chinatown ở New York hoặc mua ở một số chợ châu Á. Các gia đình người Trung Quốc đang sống ở khu chung cư 2 tầng dọc con đường này thường chia rau cho nhau, kể cả cho những người không tham gia làm vườn.
“Tôi chưa từng làm nông khi ở Trung Quốc. Tại sao khi sang đây tôi lại nên làm công việc đó?” – ông Wang Lunji, 65 tuổi tới từ tỉnh An Huy, Trung Quốc nói. Con trai ông Wang hiện đang học sinh học tại Yale. Ông nói rằng mặc dù không làm vườn nhưng ông vẫn rất quý những loại rau được hàng xóm biếu tặng.
Khu đất trồng rau này thuộc sở hữu của ĐH Yale và những người phụ trách việc chăm sóc cây cối cho trường thường cung cấp phân bón cho những nông dân nghiệp dư này. Vấn đề duy nhất họ không hài lòng là vườn rau thường xuyên bị ăn trộm hoặc phá hoại.
Trong một số trường hợp, họ nghi ngờ lẫn nhau khi rau bị mất tích. Ông Guo Zhirong cho biết khi bị mất rau, họ chẳng thể khiến cơ quan luật pháp của Mỹ quan tâm.
“Một số người ở thành phố. Họ không biết trồng rau. Có thể họ sẽ nói ‘Chà, tuyệt quá!’, rồi cứ thế mang rau đi”.
Ông Guo năm nay 71 tuổi. Ông là một nông dân đích thực khi ở Trung Quốc. Ông là người dạy mọi người ở đây cách tưới nước, bón phân, thu hoạch.
“Dễ thôi. Họ chỉ cần nhìn tôi làm và làm theo. Một số người làm không thể gọi là xuất sắc, nhưng tạm được” – ông Guo chia sẻ.