Đồng thời, người dân Đà Nẵng có thể dễ dàng gửi thông tin mức ngập nước tại khu vực mình đang sống lên ứng dụng để chia sẻ cho cộng đồng phòng tránh, cung cấp thông tin cho thành phố nhằm hỗ trợ công tác điều hành. Thông tin điểm ngập nước tại mục “Gửi mức ngập” người dân gửi lên, sau khi được duyệt thì sẽ hiển thị trong mục “Ngập nước” để cộng đồng, người dân cùng theo dõi.
Ngoài ra, với tiện ích mới này, người dân, du khách tại Đà Nẵng cũng có thể gửi yêu cầu cứu hộ khẩn cấp đến cơ quan chức năng, xem thông tin các nhà sơ tán với khoảng hơn 1.000 địa điểm, và biết được các số điện thoại khẩn cấp theo địa bàn…
Để sử dụng chức năng theo dõi mưa, ngập nước do thành phố cung cấp, người dân và du khách tại Đà Nẵng trước hết cần cài ứng dụng ‘Danang Smart City’. Nền tảng này hiện đang cung cấp nhiều dịch vụ đô thị thông minh, các tiện ích thiết yếu cho người dân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn Đà Nẵng.
Trường hợp đã cài ứng dụng ‘Danang Smart City’, người dùng cần cập nhật lên phiên bản 1.8.58 hoặc mới hơn để sử dụng chức năng theo dõi mưa, ngập nước.
Hai bước để người dùng sử dụng tiện ích theo dõi mưa, ngập nước gồm: Truy cập mục ‘Phòng, chống thiên tai’ trên trang chủ ứng dụng ‘Danang Smart City’, sau đó bấm tiếp vào mục ‘Mức mưa, ngập nước’ và theo dõi thông tin lượng mưa, các địa điểm ngập nước hoặc gửi thông tin điểm bị ngập.
Tại phân hệ dành cho cán bộ quản trị tại địa chỉ muangap.danang.gov.vn/dashboard, các cơ quan, địa phương có thể xem, xét duyệt các dữ liệu ngập do người dân, cộng đồng gửi lên; tiếp nhận các yêu cầu cứu hộ khẩn cấp của người dân trên địa bàn để chủ động hỗ trợ…
Ông Trần Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng cho biết, Sở đã có văn bản hướng dẫn các sở, ban, ngành cùng các UBND quận, huyện, phường, xã về việc sử dụng Hệ thống theo dõi mưa, ngập trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, để hệ thống hoạt động hiệu quả, cung cấp, chia sẻ kịp thời thông tin lượng mưa, các điểm ngập đến người dân, cộng đồng, hỗ trợ các cơ quan chuyên trách xử lý, ứng phó với mưa, ngập, Sở TT&TT Đà Nẵng đã đề nghị các cơ quan, địa phương thông báo, truyền thông về tiện ích mới để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trên địa bàn biết, sử dụng nhằm phục vụ bản thân, gia đình.
UBND các quận, huyện chỉ đạo các Tổ công nghệ số cộng đồng, Đoàn Thanh niên và các bộ phận liên quan bố trí nhân lực kịp thời cập nhật, gửi thông tin mức ngập tại khu vực của mình qua ứng dụng ‘Danang Smart City’, khi có mưa, ngập để cung cấp thông tin cho cộng đồng và phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai các quận, huyện, các phường, xã trực thuộc cử cán bộ để tiếp nhận, xử lý các thông tin cứu hộ khẩn cấp của người dân gửi qua app ‘Danang Smart City’ nhằm hỗ trợ kịp thời, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân trên địa bàn.
Trung tâm IOC thành phố Đà Nẵng sẽ là đầu mối phân loại, chuyển tiếp các yêu cầu hỗ trợ của người dân trên địa bàn về đầu mối các quận, huyện.
Trung tâm điều hành các quận, huyện (OC quận, huyện) được phân quyền sử dụng phân hệ "Mưa, ngập" trên hệ thống IOC để khai thác các thông tin, số liệu phục vụ lãnh đạo quận, huyện trong chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai.
Sở TT&TT Đà Nẵng cũng đề nghị Sở Xây dựng bố trí nhân sự sử dụng phân hệ quản trị để tiếp nhận, phê duyệt các điểm ngập hoặc gửi thông tin mức ngập từ hiện trường; Sở NN&PTNT, Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố cử nhân sự đầu mối để được phân quyền, khai thác số liệu phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.
UBND thành phố Đà Nẵng là 1 trong 7 cơ quan nhà nước vừa giành được giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2023, nhờ đã có những thành tích nổi bật về chuyển đổi số. Địa phương này đã và đang thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ, với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể phục vụ. Đặc biệt, các hoạt động của chính quyền thành phố đều hướng đến việc để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, nâng cao tiện ích xã hội; không phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ. |
Trong gần một thập kỷ, ông Park đã gặp gỡ và lắng nghe tâm sự của hơn 1.000 người. Ông luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn về mặt tinh thần cho bệnh nhân trong những giây phút cuối đời.
Ông Park đã tiếp xúc với những người có thương tích nặng do đạn bắn, hỏa hoạn, té ngã, bị đâm, đột quỵ. “Chúng tôi ở đó không phải để cải đạo hay rao giảng. Hầu hết công việc của tôi là lắng nghe. Tôi có mặt để an ủi, không phán xét”, ông Park bày tỏ.
Vào tháng 4, ông Park đã cho ra mắt cuốn sách mang tên Cần bao lâu tùy bạn ghi lại hành trình ông đã trải qua và những gì ông học được về sự mất mát.
“Một phần của cuốn sách là hồi ký, một phần là những câu chuyện ở bệnh viện và hướng dẫn vượt qua nỗi sầu bi. Tôi mong muốn mọi người thể hiện nỗi buồn theo bất cứ cách nào, la hét, nhảy múa, ca hát, lăn lộn trên sàn, tê liệt, mệt mỏi, tắt máy, không thể khóc”.
Ông Parks nói rằng điều quan trọng là như tiêu đề cuốn sách, bạn có thể đau buồn bao lâu tùy bạn.
“Chúng ta thường được dạy cách kìm nén nỗi đau đó, bước tiếp, buông bỏ, quay trở lại cuộc sống hối hả và tái hòa nhập. Tôi muốn nói, hãy dành thời gian để đau buồn nếu bạn thấy cần, hãy dịu dàng với chính mình”, ông khuyên.
Nghe được lời cuối cùng của bệnh nhân cũng có thể mang lại những bài học quý giá cho người đang sống. Trong khi nhiều người không có đủ nguồn lực để theo đuổi cuộc sống mà họ mong muốn, ông Park cho biết nhiều người khác có khả năng nhưng cuối cùng lại chọn không làm vậy, hoặc chỉ đơn giản là trì hoãn.
“Cái chết, dù là 30 năm nữa hay ngày mai, sau cùng vẫn sẽ tới”, ông Park nói.
Nếu có thể lựa chọn, có đủ nguồn lực, bạn hãy làm ngay hôm nay để khi nằm trên giường bệnh, bạn có thể nhìn lại và nói: “Mọi chuyện không hoàn hào nhưng tôi đã cố gắng hết sức”.
Đó có thể là dành nhiều thời gian hơn với con cái, theo đuổi một sở thích, kế hoạch hay đơn giản là đặt điện thoại xuống và tận hưởng một khoảnh khắc.
Công việc hằng ngày cũng khiến ông Park trân trọng cuộc sống hơn. Ông thường xuyên chia sẻ trải nghiệm và hiểu biết của mình trên mạng xã hội: “Bạn biết đấy, cuộc sống thực sự rất mong manh, chúng ta tựa như những chiếc đèn lồng giấy và chỉ một tia lửa cũng có thể khiến chúng ta cháy rụi”.