Đây là 2 nữ sinh đã chế tạo ra máy ATM đa năng, hỗ trợ thiết thực công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. |
Máy ATM đa năng của Võ Lê Xuân Thùy và Hồ Nguyễn Minh Thư |
Máy “ATM đa năng” là sản phẩm có 4 chức năng gồm: rửa tay sát khuẩn, phát mỳ tôm, gạo và khẩu trang.
Hai nữ sinh cho biết, máy ATM khá nhỏ gọn với chiều cao 2m, dài 1,5m, dùng khung nhôm và thép. Máy có băng tải cấp tự động khẩu trang, mỳ tôm, gạo; thiết bị phun nước sát khuẩn tay, bộ phận khay chứa nhu yếu phẩm; bộ cảm biến; mạch điện điều khiển máy.
Người dùng chỉ cần đứng gần, bộ phận cảm biến sẽ nhận diện. Trong vòng một giây, nước sát khuẩn, mỳ tôm, gạo, khẩu trang sẽ tự động được đẩy ra ngoài.
“Sau 2,5 tháng mày mò nghiên cứu và nhờ sự giúp đỡ của giáo viên, máy ATM đa năng của chúng em đã hoàn thành. Máy có chi phí chế tạo khoảng 6-7 triệu. Đến nay, sau 3 tháng đưa vào sử dụng, máy vẫn hoạt động tốt, không gặp trục trặc”, Thùy và Thư tâm sự.
Thư nói thêm, máy ATM '4 trong 1', chạy bằng pin năng lượng mặt trời, máy được trang bị đèn led, hệ thống camera giám sát.
“Chúng em đã trang bị thêm đèn led để máy có thể hoạt động trong buổi tối. Ngoài ra, chúng em lắp thêm pin năng lượng mặt trời cho máy ATM, để tránh trường hợp mất điện, máy vẫn có thể hoạt động”, Thư chia sẻ.
Hiện cả 2 nữ sinh đã nâng cấp phần phát gạo của ATM thành máy bán gạo. Khi người mua có nhu cầu, thì chỉ cần nhét tiền vào (mặc định 10 ngàn đồng) thì máy chảy ra khoảng 2kg gạo. Thời gian tới, hai nữ sinh sẽ tiếp tục nghiên cứu để máy ATM hiện đại và hữu ích hơn.
Lê Bằng

Học sinh cấp 2 chế máy đo thân nhiệt '3 trong 1' giá 8 triệu đồng
Hai nam sinh ở Bình Dương đã sáng chế ra máy đo thân nhiệt tự động, kết hợp sát khuẩn tay và điểm danh học sinh bằng vân tay để dùng cho chính ngôi trường THCS mình đang theo học.
" alt=""/>Bộ trưởng GD
Nguyễn Quốc Thanh là con thứ hai trong một gia đình nghèo có 3 con ở Tây Ninh. Từ lúc còn chưa có nhận thức, Thanh đã cùng chị và em trai lon ton theo mẹ đi bán vé số. Thu nhập ít ỏi từ tiền bán vé số, cùng với lương phụ hồ bấp bênh của cha chắt chiu lắm mới đủ sống.Nghèo khổ khiến 3 chị em Thanh chẳng được học hành, chỉ có thể chăm chỉ làm việc để kiếm sống. Thanh hiền lành, hiếu thảo, tiền đi làm mướn em đều dành dụm để gửi về cho cha mẹ xây nhà. Nhưng rồi 3 năm trước, Thanh gặp tai nạn nghiêm trọng, gia đình phải bán vội căn nhà được 70 triệu đồng để lấy tiền cứu con.
Sau khi khỏe lại, Thanh lại tiếp tục đi làm mướn, nhưng lần này, sức khỏe em yếu, gần như chẳng còn dư dả được đồng nào để gửi về cho cha mẹ.
 |
Em Nguyễn Quốc Thanh đã được bạn đọc ủng hộ hơn 37 triệu đồng để đóng viện phí. |
Mấy năm nay, mẹ em mắc bệnh tiểu đường, xương khớp dần co rút, hồi đầu năm còn bị một đợt tai biến khiến việc đi lại khó khăn. Dù vẫn tập tễnh đi bán vé số nhưng thu nhập vô cùng ít ỏi. Cha Thanh trước đây làm phụ hồ. Do phải vác nặng quá lâu, xương cột sống bị tật, bác sĩ không cho làm công việc nặng nhọc nữa.
Không còn ai có thể gánh vác nổi viện phí hàng trăm triệu đồng, cơ hội của Thanh trở nên mong manh. Thương cho hoàn cảnh của chàng trai hiếu thảo, phòng công tác xã hội Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp đã liên hệ đến Báo VietNamNet nhờ viết bài kêu gọi tiền viện phí cho em.
Trong thời điểm dịch Covid-19 đang phức tạp, nhưng vẫn có rất nhiều tấm lòng thương xót, ủng hộ cho em số tiền 37.123.110 đồng. Thông qua Báo VietNamNet, chị Nguyễn Thị Tường Vy, chị gái của Thanh gửi lời cảm ơn các nhà hảo tâm đã giúp đỡ gia đình lúc khó khăn.
Khánh Hòa

Tiếng "ú ớ" xin cứu mạng của đứa trẻ mắc bệnh u não
Ngồi tựa vào lòng mẹ, bé Thuận Thắng nói chẳng thành lời. Trong tình cảnh của con, những tiếng ú ớ giống như lời khẩn cầu, thiết tha mong được giữ được mạng sống.
" alt=""/>Bạn đọc giúp đỡ em Nguyễn Quốc Thanh hơn 37 triệu đồng đóng viện phí