Nước sông Hồng dâng cao tràn vào đường Thanh Niên và các tuyến đường gần sông (Ảnh: Hoàng Đức).
Mưa bão cũng làm 113 căn nhà trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái bị thiệt hại.
Cơ quan này cũng cho biết, mực nước trên sông Hồng tại Yên Bái đang lên nhanh, lúc 20h ngày 1/10 là 31,50m (trên báo động 2 là 0,5m); sông Ngòi Thia là 42,53m (dưới báo động 1 là 1,97m).
Tuyến đường ven sông Hồng nước đã dâng cao, tràn vào đường (Ảnh: Hoàng Đức).
Trong đêm 1/10, trên địa bàn phường Hồng Hà, TP Yên Bái, nước sông Hồng đã tràn vào đường Thanh Niên và đường kè sông Hồng, ở các khu vực trũng thuộc các tổ dân phố Hồng Tân, Hồng Phú, Hồng Thái, Hồng Thanh.
Người dân sơ tán đồ đạc, xe máy trên đường Thanh Niên đêm 1/10 (Ảnh: Hoàng Đức).
Đây là lần thứ 2 trong thời gian chưa đầy 1 tháng qua, người dân TP Yên Bái bị ngập úng do nước sông Hồng lên cao. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết. Người dân đã chủ động, khẩn trương dọn dẹp nhà cửa chạy lũ trong đêm.
Nhiều hộ dân trên đường Thanh Niên bắt đầu chạy lũ khi nước sông Hồng dâng cao (Ảnh: Hoàng Đức).
Dự báo trong đêm 1/10, mực nước sông Hồng vẫn tiếp tục lên nhanh, khoảng 32,8m, trên báo động 3 là 0,8m. Trong 12-24 giờ tiếp theo, lũ trên sông Hồng có khả năng đạt đỉnh, sau xuống và ở trên mức báo động 3.
Trước đó, trong đợt bão lũ hồi đầu tháng 9 vừa qua, tính đến sáng 16/9, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 54 người chết và mất tích do mưa lũ.
Mưa lũ làm hơn 25.200 ngôi nhà trên địa bàn tỉnh bị ngập nước, sập đổ, hư hỏng.
Ngoài ra, mưa bão cũng làm 190 vị trí đường quốc lộ bị sạt lở, ảnh hưởng; đã có 14 thủy điện phải dừng hoạt động, dừng phát điện
Ước tính tổng thiệt hại sơ bộ khoảng 4.635 tỷ đồng.
Thiệt hại mà mưa lũ gây ra cho địa bàn tỉnh Yên Bái trong năm nay đã nhiều hơn cả tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh trong năm 2023.
" alt=""/>Nước sông Hồng dâng cao, người dân TP Yên Bái lại hối hả chạy lũChia sẻ tại sự kiện, ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group, hay còn biết đến với tên gọi "Vua hồ tiêu", cho rằng thông điệp về chuyển đổi xanh tại Việt Nam chưa thật sự mạnh mẽ và thúc giục.
Theo ông, các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh. Bởi, mọi thứ đang rất quyết liệt ở bên ngoài Việt Nam.
Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group (Ảnh: Nam Anh).
Thực thi ESG đang là xu hướng, nếu doanh nghiệp không nằm trong dòng chảy đó sẽ sớm bị đào thải. Nếu không làm, châu Âu sẽ ngắt hàng. Các lô hàng của Việt Nam khi đó sẽ không xuất khẩu được sang châu Âu mà không có phát triển bền vững.
Chia sẻ về quá trình phát triển bền vững tại doanh nghiệp mình, ông Thông cho biết công ty đã bắt đầu làm chương trình phát triển bền vững từ gần 16 năm trước. Thời điểm đó, các chứng nhận hay khái niệm về ESG vẫn còn rất mới mẻ và gần như chưa ai biết.
Công ty bắt tay vào làm nhưng chi phí khi đó rất lớn, một dự án đầu tư tính sơ hết khoảng 5 tỷ đồng vào năm 2010 (tương đương 250.000 USD) mà không có đơn vị tài trợ. Doanh nghiệp phải tự bỏ tiền túi, tự cân đối tài chính để làm chương trình dài hơi.
Từ 2010 đến năm 2012, công ty tiêu gần hết số tiền đó nhưng thất bại. Bởi khi các đơn vị tổ chức nước ngoài đến chứng nhận thì họ xuất hiện đột xuất ở cánh đồng, đến nhà máy mà không thông báo… và sau đó Phúc Sinh bị đánh trượt.
Ngoài ra, nguyên do thất bại còn đến từ việc thời điểm đó không dễ để thuyết phục, quản lý hàng trăm, hàng nghìn nông hộ làm theo mô hình ESG. Chìa khóa giải quyết khó khăn nằm ở việc hiểu văn hóa người nông dân, hiểu văn hóa vùng miền, văn hóa canh tác, từ đó đồng hành cùng người làm nông.
"Sau khi gục ngã, chúng ta phải tiếp tục đứng lên. Sau thất bại không phải là mình mất đi mà là có thêm bài học, tất cả kiến thức, kinh nghiệm đã thẩm thấu vào con người, vào nhà máy, vào hợp đồng", vua tiêu chia sẻ.
Sau đó, công ty dành 2 năm để nhìn lại, phân tích sự thất bại, kiên trì sửa lỗi và quyết định tiếp tục đầu tư bền vững. Đến năm 2014, Phúc Sinh gặt hái được kết quả khi trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên trong ngành gia vị tại Việt Nam đạt chứng nhận Rainforest Alliance (RA - Tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững).
Vấn đề phát triển bền vững đôi khi là việc bắt buộc phải làm, chứ không phải tự nguyện. Trong quá trình đó, mình lại có sự nhận thức và đồng lòng rằng những cái đấy là phát triển lâu bền cho con người Việt Nam, cho đất nước và cho những vùng sông suối.
Nếu không làm thì sẽ không sai, nhưng làm nhiều quá thì cũng phải sai. Nhưng sau đó mình phải sửa, phải phát triển với tinh thần cầu thị rồi sẽ vượt qua được các thách thức, ông Thông nhấn mạnh.
Trong vấn đề kinh doanh, các doanh nghiệp nếu làm thật sẽ vượt qua nhiều thử thách và nhẹ đầu khi đối mặt với khách hàng trên diện rộng. Khi có uy tín trên thị trường, các ngân hàng, các quỹ cũng sẽ tham gia giúp đỡ.
Các doanh nghiệp phải bắt tay vào làm chuyển đổi xanh. Với một nền tảng đang có, các đơn vị cần biết nên triển khai các bước ra sao, đánh giá thực trạng, lợi thế và điểm yếu của mình. Lợi thế sẽ giúp phát triển hơn, còn biết điểm yếu sẽ giúp các đơn vị nhanh chóng khắc phục, ông Thông nói.
" alt=""/>Thất bại khi làm ESG không phải là sự mất đi mà là có thêm bài họcKhu đất đấu giá tại huyện Thanh Oai tổ chức ngày 16/11 vừa qua (Ảnh: Dương Tâm).
Ngày 25/11, huyện Thường Tín (TP Hà Nội) sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 24 thửa đất thuộc dự án Hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá xã Vạn Điểm. Các thửa đất có diện tích 128-378m2/thửa với giá khởi điểm 3,8 triệu đồng/m2. Tiền đặt trước của các lô đất từ 98,9 triệu đồng đến 292,7 triệu đồng/lô. Hình thức đấu giá là bỏ phiếu kín trực tiếp nhiều vòng (tối thiểu 6 vòng đấu bắt buộc).
Huyện Quốc Oai (TP Hà Nội) cũng đang tìm đơn vị tổ chức đấu giá 26 thửa đất (Khu LK1, LK2) và 26 thửa đất (Khu LK2, LK6) tại khu đất đấu giá 31 thôn Yên Quán, xã Tân Phú. Các thửa đất có diện tích từ 73,2m2 đến 122m2, giá khởi điểm là 4,7 triệu đồng/m2.
Trước đó, ngày 16/11, huyện Quốc Oai đã tổ chức đấu giá 20 thửa đất (Khu LK3, LK4) tại khu đất đấu giá thôn Yên Quán, xã Tân Phú. Các thửa này có diện tích 80,1-105,4 m2, với giá khởi điểm là 4,7 triệu đồng/m2.
Kết quả, thửa có giá trúng cao nhất là 94,7 triệu đồng/m2 và thấp nhất 70,7 triệu đồng/m2. Số tiền huyện Quốc Oai thu được từ phiên đấu giá là gần 142 tỷ đồng, chênh gần 134 tỷ đồng so với giá khởi điểm.
Cùng ngày, huyện Thanh Oai cũng tổ chức đấu giá 25 thửa đất tại khu Man Cá, Man Cổng, Mạ Man Trong, thôn Văn Quán, xã Đỗ Động (đợt 1).
Các thửa này có diện tích 83-157m2, giá khởi điểm 5,3 triệu đồng/m2. Kết quả, giá trúng cao nhất ở mức 90,3 triệu đồng/m2, thuộc về hai thửa đất ở vị trí góc. Các thửa này rộng khoảng 114 m2 và 129 m2, tức giá cả thửa lần lượt gần 10,3 tỷ và 11,7 tỷ, gấp hơn 17 lần giá khởi điểm. Giá trúng thấp nhất ở mức 45,3 triệu/m2, thuộc về thửa đất cũng ở vị trí góc, rộng 157 m2, tức hơn 7,1 tỷ, gấp 8,5 lần giá khởi điểm.
Hay ngày 11/11 vừa qua, huyện Hoài Đức (TP Hà Nội) đã tổ chức đấu giá 32 thửa đất LK05 và LK06 tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên. Lô đất có giá trúng cao nhất là 109,3 triệu đồng/m2 gấp gần 15 lần giá khởi điểm. Đây là lô góc, diện tích 148m2, tổng giá trị cả lô đất khoảng 16,1 tỷ đồng. Các lô đất còn lại trúng giá 79-97 triệu đồng/m2.
" alt=""/>Các huyện ven Hà Nội đua nhau đấu giá đất dịp cuối năm