![]() |
Do nhà trọ cũ khá chật chội, ẩm thấp, chúng tôi mới chuyển đến ở một căn hộ chung cư mini khá vừa túi tiền. Bên cạnh căn hộ của tôi có 3 em sinh viên cũng thuê trọ. Các em ngoan, lễ phép nên tôi rất quý và coi như em gái.
Trong 3 em hàng xóm, có Hương là sinh viên sư phạm mầm non nên cô bé quý trẻ con và rất khéo chăm trẻ. Thỉnh thoảng khi bận việc, tôi hay mang con sang nhờ cô bé này trông hộ.
Tôi làm kế toán, công việc khá căng thẳng và mệt đầu. Để tăng thêm thu nhập, tôi nhận làm thêm việc ngoài nên thường về nhà muộn. Thấy Hương có thời gian nên tôi nhờ cô bé đón con hộ, mỗi tháng tôi cũng hỗ trợ thêm 1 triệu đồng.
Vậy là đến chiều Hương thường đón con hộ tôi, khi nào chồng tôi về sẽ qua nhà Hương đón con. Tôi thường là người về sau cùng do công việc quá bận. Chồng tôi nhiều khi cũng cằn nhằn vì chuyện tôi về muộn.
Hôm trước, việc quyết toán thuế gặp trục trặc, tôi phải ở lại làm thêm. Chồng tôi gọi điện báo con gái bị sốt, ho, nôn nhiều bảo tôi đưa con đi khám. Công việc còn dở dang nên tôi chưa thể về nhà. Tôi đành nhờ Hương đi cùng chồng tôi đưa con gái đến bệnh viện. Tối đó, khi về nhà, chồng giận và mắng tôi không quan tâm đến con cái, ép tôi nghỉ việc. Tôi với anh “chiến tranh lạnh” cả một tuần hai đứa không nhìn mặt nhau.
Sau khi làm lành, tôi thấy tình cảm của anh không được như trước. Anh về đến nhà chỉ chăm chăm dùng điện thoại, cũng không nồng nhiệt chuyện gối chăn với tôi như trước. Tôi cũng thấy lạ nhưng không nghĩ là chuyện đến mức như thế này.
Tôi đi làm nhưng vẫn thường xuyên theo dõi con qua camera. Chiều hôm đó, đến giờ rồi mà tôi vẫn chưa thấy Hương sang đón con. Tôi cũng ngại nên không gọi điện giục. Sau khi thu xếp công việc, tôi trở về nhà đón con thì bất ngờ khi thấy cửa nhà bị khóa trái. Dùng chìa khóa mở, tôi không thể giữ được bình tĩnh khi thấy chồng tôi và Hương đang ở trên giường.
Vì không muốn hai bên gia đình biết chuyện, tôi đem con đến ở nhờ nhà bạn. Hương cũng nhắn tin xin lỗi và nói rằng sẽ chuyển khỏi khu nhà. Qua tin nhắn, Hương tiết lộ đã qua lại với chồng tôi 3 tháng. Hai người nảy sinh tình cảm trong những lần cùng đưa đón, chăm sóc con gái tôi. Tôi thật không ngờ!
Chồng đi tìm tôi khắp nơi, anh giải thích với tôi rằng vì tôi quá tham công tiếc việc, bỏ bê gia đình nên đã đẩy anh đến với tình trẻ. “Chính em là người sắp xếp để anh đến đón con từ nhà của Hương chứ ai nữa? Nếu không là vì em, anh có cơ hội tiếp xúc với con bé ấy không?”, chồng tố lại khiến tôi tức nghẹn họng.
Thấy tôi trách móc, anh lại dịu giọng dỗ dành, nói rằng trong mắt anh ấy, Hương là loại con gái dễ dãi, anh “gặp thì chơi” chứ không xác định gì. Đúng là đàn ông khi ngoại tình, cái gì anh ta cũng nói được.
Mấy hôm nay, tôi còn chưa hết mất bình tĩnh và ám ảnh khi bắt được tận tay chồng mình lên giường với người khác. Tôi không nỡ chia tay vì con tôi còn quá nhỏ nhưng nghĩ lại những hình ảnh đó, tôi không nguôi đau đớn.
Giờ tôi không biết làm sao để giữ gìn hạnh phúc cho cuộc hôn nhân của mình.
Xin được độc giả chia sẻ và cho lời khuyên.
Cuộc hôn nhân hơn 20 năm của tôi phút chốc tan tành vì chồng say nắng cô nhân viên trẻ. Cảnh tượng họ ôm ấp nhau như liều thuốc độc, gặm nhấm thể xác, tâm hồn tôi.
" alt=""/>Tâm sự của người vợ chứng kiến chồng ngoại tình với cô hàng xómTại sao lại như vậy? Một số nữ nhân viên cho biết lý do có thể là do cặp kính mang lại ấn tượng lạnh lùng, che đi lớp trang điểm hoặc chỉ vì ông chủ của họ không thích như thế thôi.
Những quy định lạ lùng này đang làm dấy lên một làn sóng chỉ trích trên mạng xã hội nước này.
Mặc dù chưa có thống kê chính xác về mức độ phổ biến của quy định này ở các doanh nghiệp, nhưng hashtag ‘đeo kính bị cấm’ đang trở thành từ khoá ở Nhật Bản kể từ ngày 6/11.
‘Không rõ quy định này là do doanh nghiệp hay xã hội đặt ra nhiều hơn’ - tờ BBC nhận xét.
Tuy nhiên, quy định này đã hứng chịu một làn sóng chỉ trích nặng nề từ phía phụ nữ nước này, cho rằng nó săm soi cơ thể phụ nữ trong khi với những người đàn ông thì không.
Sự việc làm người ta liên tưởng tới một quy định khác trước đó yêu cầu phụ nữ phải đi giày cao gót ở công sở. Nhiều nhà bình luận cho rằng, quy định này có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của phụ nữ và gây ra những bất tiện cho họ.
Hồi đầu năm 2019, phụ nữ Nhật Bản cũng khuấy động một phong trào mang tên #KuToo – một cách chơi chữ từ từ ‘kutsu’ (giày) và ‘kutsuu’ (nỗi đau) trong tiếng Nhật, tương tự như phong trào #MeToo.
![]() |
Yumi Ishikawa – người đã châm ngòi phong trào #KuToo. |
Yumi Ishikawa – người đã châm ngòi phong trào #KuToo chia sẻ: ‘Nếu đeo kính là một vấn đề có thật ở công sở thì nó nên bị cấm với tất cả mọi người - cả nam và nữ. Việc này giống hệt như chuyện đi giày cao gót. Đó chỉ là quy định dành riêng cho phụ nữ’.
Nguyên nhân khiến Ishikawa khuấy động phong trào là khi chân cô bật máu vì phải đi giày cao gót ở nơi làm việc.
Nhiều người cũng so sánh quy định đeo kính với một số quy định cứng nhắc về trang phục ở các trường học Nhật Bản - còn được gọi là ‘quy định trường học màu đen’. Ví dụ như nhiều trường học Nhật Bản yêu cầu học sinh phải để tóc đen và theo một kiểu cách nhất định.
Không có gì ngạc nhiên khi nhiều phụ nữ nước này hi vọng sẽ loại bỏ được các quy tắc ăn mặc cứng nhắc ở công sở. Ishikawa đã đề trình một bản kiến nghị hồi tháng 6 yêu cầu Chính phủ cấm tất cả các công ty đưa ra quy định về ăn mặc phân biệt đối xử với phụ nữ.
‘Phụ nữ bị đánh giá chủ yếu về ngoại hình’ – ông Kumiko Nemoto, giáo sư xã hội học tại ĐH Ngoại ngữ Kyoto chia sẻ với BBC. ‘Đó là thông điệp mà những chính sách này gửi đi, ít nhất là như vậy’.
Một lệnh cấm chụp ảnh các geisha đã được ban hành ở quận Gion, Kyoto. Người vi phạm có thể sẽ phải chịu khoản tiền phạt 2,1 triệu đồng.
" alt=""/>Phụ nữ Nhật bị cấm đeo kính ở công sở, làm dấy lên làn sóng phản đốiTrưa ngày 13/9, căn nhà cấp bốn của bà thúy Lan liên tục có người đến thăm, vì ai cũng muốn được gặp người đàn ông Mỹ. Tuổi đã cao, khuôn mặt khá mệt sau chuyến bay dài, nhưng gặp ai ông Ken cũng nở nụ cười, bắt tay và chào bằng cái ôm theo kiểu Mỹ. Được bà Lan chỉ một số câu chào của người Việt, gặp người nhỏ tuổi ông nói: ‘Chào em, chào cháu’. Gặp lớn tuổi ông ông nói: ‘Chào anh, chào chị’.
‘Sáng hôm nay, tôi đã cùng Lan đi gặp những người bạn của cô ấy. Những ngày tiếp theo, chúng tôi sẽ cùng nhau đi du lịch, thăm lại căn cứ Long Bình’, người đàn ông Mỹ nói.
Gặp chúng tôi, ông kể hết những tâm sự, suy nghĩ và nỗi nhớ mối tình đầu thông qua người phiên dịch là bà Thúy Lan.
Mối tình anh 22, em 17
Năm 1968, ông Ken 22 tuổi. Sau hai năm nhập ngũ, ông được điều tới Việt Nam làm việc ở trung tâm dịch vụ dữ liệu của quân đội Mỹ đóng tại căn cứ Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai.
Khi đó, bà Thúy Lan (tên khai sinh là Vũ Thị Vinh), sinh năm 1952, ở phường Nguyễn Thái Bình, Biên Hòa, Đồng Nai làm phục vụ ở quán bar Em Club trong khuôn viên doanh trại Long Bình. Sau giờ làm việc, chàng lính Mỹ thường đến quán bar gọi nước uống, chơi các trò chơi.
Một ngày giáp Tết năm 1969, chàng thanh niên Ken đến bar chơi thì gặp cô gái người Việt 17 tuổi, có mái tóc đen dài, da ngăm, nụ cười quyến rũ, đang làm việc ở quầy nhỏ, sát sân khấu trong quán bar. ‘Tôi mê cô ấy ngay từ cái nhìn đầu tiên’, ông Ken nhìn bà Thúy Lan nói.
Hai ông bà ngày con trẻ. Ảnh: NVCC. |
Sau đêm đó, mỗi khi đến bar, Ken sẽ chọn một chiếc ghế sát sân khấu để được ngắm cô phục vụ kỹ hơn. ‘Tôi nhìn say mê cô ấy, nhưng lại sợ ánh mắt cô ấy bắt gặp. Cứ cô ấy nhìn đáp lại là tôi vờ quay đi’, ông Ken kể.
Bắt gặp ánh mắt chàng trai Ken nhìn mình đắm say, Thúy Lan gật đầu chào, miệng cười tươi đáp lại. ‘Lúc đó, tôi được nhiều người để ý lắm. Nhưng ông ấy có cái gì đó rất đặc biệt’, bà Lan cắt ngang lời bạn trai. Sau những lần bắt gặp ánh mặt của nhau trong quán bar, họ trở thành một cặp.
Do Ken không thể ra ngoài doanh trại, còn Lan thì không thể vào bên trong khu vực quân đội, vì thế, họ chỉ được gặp nhau vào những ngày cuối tuần, gần doanh trại của Ken. ‘Những lần gặp rất nhanh. Hai đứa chỉ nhìn nhau, nắm tay nhau chứ không biết ngày sinh nhật, chỗ ở của đối phương’, ông Ken nhớ lại.
Ông Ken cho biết, trước đây, khi chưa tìm được bà Lan, lúc nào ông cũng thấy hối hận vì đã không thực hiện được lời hứa, sẽ quay lại gặp bạn gái. Ảnh: T.A. |
Nhận xong 50 lá thứ em viết, anh sẽ quay lại gặp em
Tháng 9/1969, Ken nhận đươc lệnh rời quân ngũ để quay lại trường đại học. ‘Tôi nhận quyết định sớm hơn dự định 3 tháng. Lúc đó, tôi chỉ ước, thời gian sẽ ngừng trôi, nhưng không thể’, ông Ken nói.
Những ngày chuẩn bị chia xa, cả Ken và Lan đều kiệm lời. Gặp nhau, họ chỉ biết tựa lưng vào nhau, ánh mắt nhìn về hai hướng, nhưng trái tim như có một nhịp đập. ‘Tôi hỏi Lan: ‘Em có muốn rời Việt Nam không. Cô ấy lắc đầu. Tôi muốn nói nhiều hơn nữa, rằng: ‘em hãy đồng ý làm vợ anh, qua Mỹ sống cùng anh’. Nhưng cái lắc dầu của cô ấy cho tôi hiểu, thời điểm đó là không thể’, ông Ken kể, tay nắm chặt tay bà Lan.
Trước khi rời căn cứ Long Bình một ngày, Ken đến bưu điện mua 50 bì thư, đánh số từ 1-50 ở một góc bên phải bì thư rồi gói cẩn thận vào một chiếc hộp. Trước khi lên máy bay về nước, Ken đưa cho Lan hộp bị thư và nói: ‘Khi nhận xong 50 lá thư em viết, anh sẽ quay lại gặp em’.
Giây phút chia tay ở phi trường, Ken ôm bạn gái thật chặt. ‘Tôi ôm và hôn cô ấy. Còn cô ấy đã khóc. Lúc đó tôi nghĩ, về nước học xong rồi quay lại cưới cô ấy. Hơn 50 năm chia xa, hình ảnh đó cứ hiện hữu trong tôi’, tay khoác vai bạn gái, ông Ken nhớ lại.
Ông Ken cho biết, gặp được bà Thúy Lan là dự định ông đã ấp ủ suốt hơn 50 năm qua. Ảnh: T.A. |
Ở cách xa nửa vòng trái đất, cầu nối duy nhất của họ chỉ là những lá thư và nhờ bạn bè trong căn cứ Long Bình trao giúp. ‘Khi trao cho Lan 50 phong bì thư, tôi nghĩ, cô ấy sẽ viết mỗi tháng một lá. Nhưng tuần nào cô ấy cũng viết. Mỗi tuần, tôi đều nhận thư của cô ấy qua một người bạn trong quân ngũ.
Đọc những gì cô ấy viết trong thư, tôi rất vui. Lúc đó, tôi muốn được trở lại Việt Nam, ôm cô ấy vào lòng. Nhưng bạn biết đó, điều ấy thật khó khăn’, ông Ken kể, mắt nhìn bà Lan như hối lỗi.
Không có địa chỉ của nhau, vì thế, từ khi Mỹ rút hết quân khỏi căn cứ Long Bình, hai ông bà không thể viết thư cho nhau nữa. ‘Sau giải phóng, mẹ muốn tôi mang hết những lá thứ, hình ảnh của ông ấy đã gửi đi đốt. Thời khắc lúc đó, tôi đành phải nghe lời mẹ’, bà Lan giải thích lý do không còn nhớ gì về người bạn trai ngày trẻ. Sau đó, bà lấy chồng, sinh con. Nhưng cuộc hôn nhân không hạnh phúc, bà phải nuôi con một mình bằng nghề bán cháo trắng.
Ở Mỹ, ông Ken không lúc nào thôi nhớ cô bạn gái người Việt và khát khao được gặp lại. Ông cho biết, thời gian đầu, ông tìm kiếm bà Lan thông qua bạn bè, các tổ chức nhưng không có kết quả. ‘Tôi chỉ làm âm thầm, vì sợ ảnh hưởng đến cuộc sống của cô ấy’, ông Ken nói.
Gặp nhau, chỉ ‘liếc mắt đưa tình’ với cô gái khi đó 17 tuổi nhưng ông Ken Reesing (cựu binh Mỹ) mãi chôn chặt trong tim.
" alt=""/>Cựu binh Mỹ đến Đồng Nai gặp mối tình đầu sau 50 năm xa cách