- Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố kết quả kiểm tra 28 trường THPT trên địabàn,ềutrườngcắtxénchươngtrìnhdồntiếtđểluyệtin tuc bong da trong đó có 14 trường công lập và 14 trường ngoài công lập.
- Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố kết quả kiểm tra 28 trường THPT trên địabàn,ềutrườngcắtxénchươngtrìnhdồntiếtđểluyệtin tuc bong da trong đó có 14 trường công lập và 14 trường ngoài công lập.
Tham gia các khóa học tại Trung tâm, học viên sẽ được tiếp cận với hệ thống phần cứng và phần mềm đủ bảo đảm cho người học có được trải nghiệm như ở bệnh viện. Các học viện cũng sẽ được đọc hình ảnh dưới dạng thông tin gốc (DICOM), được thực hành xử lí hình ảnh với các công cụ của PACS (hệ thống lưu trữ và truyền thông hình ảnh y tế).
Dữ liệu sử dụng trong khóa học được tổ chức có cấu trúc, giúp người học nắm được vấn đề một cách toàn diện, hệ thống và đầy đủ về một chủ đề cụ thể. Bài giảng lý thuyết gắn chặt với thực hành, giúp người học nắm chắc được vấn đề để xử lý hiệu quả các tình huống thực tế trong chẩn đoán và điều trị sau này.
PGS.TS.BS. Bùi Văn Giang, Trưởng bộ môn Điện quang - Đại học VinUni kiêm Giám đốc Khối Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp - Hệ thống Y tế Vinmec, cho biết: “Thực tế đòi hỏi các bác sĩ phải liên tục cập nhật kiến thức và thực hành để tối ưu hiệu quả điều trị. Các khóa học tại Trung tâm Đào tạo nâng cao về Chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp các bác sĩ đã có kinh nghiệm tiếp tục cập nhật kiến thức mới kết hợp với thực hành trên các trang thiết bị hiện đại, mang tính thực tiễn cao”.
Đặc biệt, GE Healthcare sẽ mời đến Việt Nam những chuyên gia hàng đầu, có kinh nghiệm về lĩnh vực chuyên sâu từ các bệnh viện lớn trên thế giới của Anh Quốc, Hoa Kỳ, Australia… để giảng dạy trực tiếp cho các học viên, đồng thời tham gia công tác đào tạo nâng cao cho giảng viên của Vinmec và VinUniversity.
Ông Phạm Hồng Sơn, Tổng Giám đốc GE HealthCare Việt Nam phát biểu: "Ngành y tế Việt Nam đang có nhiều bước tiến lớn trong những năm gần đây khi ngày càng có thêm nhiều trang thiết bị hiện đại với ứng dụng công nghệ tiên tiến. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam cũng đang cần một đội ngũ chuyên gia và nhân viên y tế với chuyên môn cao, khả năng học hỏi nhanh và có thể bắt kịp những thay đổi không ngừng của ngành công nghiệp y tế.
Trung tâm Đào tạo nâng cao về Chẩn đoán hình ảnh (AIEC) ra mắt ngày hôm nay hứa hẹn sẽ giúp nâng tầm chất lượng cho nguồn nhân lực y tế, mang đến những cơ hội lớn cho nền y tế của Việt Nam trong tương lai và GE HealthCare tự hào là một phần trong hành trình đó”.
Theo kế hoạch, các khóa học Chẩn đoán hình ảnh nâng cao dự kiến đào tạo cho khoảng 200 - 300 học viên trong nước và quốc tế mỗi năm. Sau khóa đầu tiên về Cộng hưởng từ cơ xướng khớp, Trung tâm cũng sẽ tổ chức các khóa học liên quan đến lĩnh vực ung bướu, tim mạch… Ngay sau khi kết thúc khóa học, các học viên sẽ được cấp chứng chỉ đào tạo liên tục (CME) về chẩn đoán hình ảnh và có khả năng thực hành thành thạo các kĩ năng nâng cao để áp dụng vào công việc thực tế hàng ngày.
TS. Lê Mai Lan - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học VinUni chia sẻ: “Việc thành lập AIEC đánh dấu một mốc quan trọng cho chiến lược phát triển năng lực học thuật trong lĩnh vực Sức khỏe thông minh của VinUni. Mô hình AIEC là một mô hình tiêu biểu của đổi mới sáng tạo trong đào tạo tại VinUni: chương trình theo tiêu chuẩn quốc tế, có sự kết nối với chuyên gia toàn cầu, sử dụng dữ liệu lớn và có tính thực chiến cao”.
Khóa học CME đầu tiên khai trương về Cộng hưởng từ cơ xương khớp thu hút đông đảo học viên trong nước và quốc tế đăng ký. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng giảng dạy và thực hành, mọi khóa học thuộc Trung tâm Đào tạo nâng cao về Chẩn đoán hình ảnh sẽ chỉ tuyển sinh tối đa 30 học viên.
Bên cạnh lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh, Vinmec cũng sẽ phối hợp với Viện Khoa học sức khỏe - Đại học VinUni trong chiến lược đào tạo liên tục dài hạn về Cấp cứu, Hồi sức, Phẫu thuật… hướng tới nâng cao chất lượng toàn diện cho ngành y Việt Nam.
Thế Định
" alt=""/>Khai trương Trung tâm Đào tạo Chẩn đoán hình ảnh chất lượng quốc tếNăm 2010, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên đặt dấu chấm hết cho mạng 2G. Tiếp đó, nhà mạng KT Corp của Hàn Quốc cũng đã sớm tắt sóng 2G vào năm 2011 trong khi một nhà mạng khác là SK Telecom mới chỉ tắt sóng 2G vào tháng 7 năm ngoái. Tại Đài Loan (Trung Quốc), mạng 2G cũng đã chấm dứt hoạt động vào tháng 7/2017….
Tại Mỹ, nhiều nhà mạng cũng đã, đang lên kế hoạch tắt sóng 2G. Nhà mạng AT&T đã ngừng dịch vụ trên mạng 2G vào năm 2017, trong khi Verizon đóng cửa mạng 2G vào khoảng năm 2020. T-Mobile thì cho biết sẽ tắt mạng 2G GSM vào ngày 2/4/2024…. Thậm chí, một số cơ quan quản lý nước này cũng đang bắt đầu xem xét phổ tần và tiêu chuẩn cho mạng 6G.
Tại Trung Quốc, ba nhà mạng lớn nhất là China Mobile, China Telecom và China Unicom cũng đang trong quá trình tắt sóng mạng 2G và 3G và chuyển đổi khách hàng sang mạng 4G hoặc 5G.
Lý do phổ biến dẫn đến quyết định dừng hoạt động 2G tại các quốc gia cũng như với các nhà mạng lớn trên thế giới hầu hết đều xuất phát từ việc công nghệ của các thế hệ mạng cũ đã không còn phù hợp với xu thế, xu hướng công nghệ. Mặt khác do đặc thù công nghệ cũ vì vậy các thế hệ mạng cũ không đáp ứng với nhu cầu về ứng dụng ngày càng cao từ phía khách hàng.
Câu chuyện về sự thay đổi đó không loại trừ tại Việt Nam…
Tiềm năng về sự phát triển mang tính đột phá
Tại Việt Nam, mạng 2G đã được áp dụng từ năm 1993, là một trong những quốc gia “đi tắt đón đầu” trong việc ứng dụng công nghệ mới giữa thời điểm mạng analog vẫn còn phổ biến. Sự thích ứng và liên tục cập nhật các công nghệ mới đã biến Việt Nam trở thành một trong những thị trường phát triển sôi động và mạnh mẽ. Đặc biệt, từ năm 2020, Việt Nam đã được xem là một trong những quốc gia đầu tiên thí điểm và ứng dụng 5G thành công với một số ít nhà mạng, bao gồm VinaPhone.
Đến thời điểm hiện tại, mạng 5G đã được thí điểm ở 55 tỉnh, thành phố. Mạng 5G của VinaPhone cũng đã được phủ ở hầu hết các tỉnh thành và nhận được sự phản hồi tích cực từ phía khách hàng.
Năm 2024 được đánh giá sẽ là năm Việt Nam thương mại hóa, phát triển 5G trên phạm vi toàn quốc để tạo ra hạ tầng cho các ứng dụng số công nghiệp. Thực tế, mạng 5G đã đem đến những trải nghiệm khác biệt chưa từng có đối với người tiêu dùng Việt.
Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, xây dựng các đô thị thông minh và sự hội nhập của các công nghệ như AR/VR, IoT, Blockchain… yêu cầu chất lượng dịch vụ mạng di động tại Việt Nam ngày càng cao. Thậm chí, năng lực cung cấp dịch vụ ở mạng 3G, 4G đối với một vài ứng dụng do hạn chế về công nghệ nên vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng kịp nhu cầu. Cùng với đó là sự ngày càng hạn chế của các thiết bị công nghệ sử dụng mạng 2G, việc thay đổi đã, đang trở thành tất yếu. Khi các thiết bị 2G cũ không còn đáp ứng được sự an toàn cũng như nhu cầu, việc chuyển đổi lên 4G, 5G sẽ đem lại quyền lợi lớn cho người dân và khách hàng.
Đứng trước bối cảnh mới, bài toán về việc tắt sóng 2G để tối ưu việc quy hoạch tần số và tối ưu hạ tầng mạng lưới và tối ưu chi phí cũng được đặt ra, đáp ứng với yêu cầu của quá trình chuyển đổi số quốc gia, đưa người dân bước lên môi trường số.
Theo lộ trình, đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên cả nước, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Điều này sẽ ảnh hưởng tới khoảng 15 triệu người đang dùng điện thoại “cục gạch” sẽ phải chuyển sang dùng điện thoại thông minh… Tuy nhiên, để không người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, các cơ quan chức năng cùng các nhà mạng cũng đã đều chuẩn bị các phương án hỗ trợ chuyển đổi tối ưu cho người dùng.
Là nhà mạng đầu tiên triển khai mạng di động 2G trong nước, quá trình gắn bó với sóng 2G hàng chục năm qua, VinaPhone đã luôn nỗ lực đem đến cho khách hàng những dịch vụ số tốt nhất, tối ưu nhất và hiện đại nhất.
Theo đại diện VinaPhone, để đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý về việc dừng sóng 2G, nhà mạng cũng đã sẵn sàng lộ trình phù hợp và truyền thông rộng rãi tới khách hàng, đồng thời có các chính sách hỗ trợ khách hàng chuyển đổi.
“Với tôn chỉ hoạt động hướng tới khách hàng và quan niệm "Khách hàng là những người thân yêu nhất" vì vậy trong mọi trường hợp, VinaPhone đều chuẩn bị sẵn các phương án nhằm đảm bảo quyền lợi và không ảnh hưởng tới trải nghiệm của khách hàng khi thực hiện tắt sóng 2G”, đại diện nhà mạng khẳng định.
Từ năm 2015, khi 2G vẫn chiếm khoảng khoảng 60% lưu lượng mạng, VNPT đã xác định chiến lược và xây dựng kế hoạch tắt sóng 2G, triển khai các bài toán 2G kết hợp với triển khai 3G, 4G. Trong 2 năm qua, VNPT đã chủ động tiến hành tắt các trạm riêng lẻ không phát sinh hoặc phát sinh rất ít lưu lượng. Để làm điều này, VNPT đã kết hợp cả hoạt động kỹ thuật cũng như tuyên truyền cho thuê bao trong khu vực và tiến hành tắt sóng khoảng 10% trạm riêng 2G. VNPT đã xây dựng kế hoạch, giải pháp để đến tháng 9/2024 cam kết thực hiện chuyển đổi tất cả thuê bao, thiết bị chỉ hỗ trợ mạng 2G theo chỉ đạo, định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ngọc Minh
" alt=""/>VNPT lên phương án đảm bảo quyền lợi khách hàng khi tắt sóng 2GTính tổng thể và trong mọi nhóm nhân khẩu học, người Mỹ qua đời ở độ tuổi trẻ hơn so với người dân ở các quốc gia phát triển khác. Điều khó hiểu này xảy ra ở một đất nước tự hào về các thành tựu khoa học, chăm sóc sức khỏe.
Lời cảnh báo không được quan tâm
Một nhóm nhà khoa học hoàn toàn không ngạc nhiên với thực tế trên: Tiến sĩ Woolf và các đồng nghiệp đã hoàn thành nghiên cứu dài 400 trang mang tính bước ngoặt 10 năm trước với tiêu đề nói lên tất cả: Cuộc sống ngắn hơn, Sức khỏe kém hơn.
Hội đồng trên do Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ thành lập và được Viện Y tế Quốc gia tài trợ. Nghiên cứu so sánh sức khỏe và tỷ lệ tử vong của Mỹ với các nước phát triển khác. Kết quả cho thấy Mỹ đang bị đình trệ trong vấn đề sức khỏe người dân trong khi các quốc gia khác tiến nhanh lên phía trước.
Các tác giả đã cố gắng gióng lên hồi chuông cảnh báo nhưng không nhiều người quan tâm. Kể từ đó, tình hình đã trở nên tồi tệ hơn.
Người Mỹ đã quen nghe về chế độ ăn uống nghèo nàn và lối sống ít vận động khiến sức khỏe của họ trở nên tồi tệ như thế nào. Nhưng bức tranh được đưa ra trong bản nghiên cứu còn sốc hơn.
“Trẻ em dưới 5 tuổi Mỹ có nguy cơ gặp vấn đề sức khỏe lớn hơn các quốc gia có thu nhập cao khác. Ngay cả những người Mỹ có lối sống lành mạnh, như không béo phì hoặc không hút thuốc, dường như có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn so với những người đồng trang lứa ở các nước khác”, báo cáo viết.
Thực tế là sống ở Mỹ "có hại" cho sức khỏe của bạn hơn và khiến bạn có nhiều khả năng chết trẻ hơn so với khi sống ở một quốc gia giàu có khác như Anh, Thụy Sĩ hoặc Nhật Bản.
Nguyên nhân
Các nhà tác giả đã tìm hiểu nguyên nhân khiến người Mỹ mắc nhiều bệnh hơn và chết trẻ hơn.
Tiến sĩ Woolf trình bày: “Chúng tôi xem xét rất kỹ lưỡng và có hệ thống về vấn đề này. Hội đồng đã phân tích hệ thống chăm sóc y tế và sức khỏe cộng đồng, các hành vi cá nhân như chế độ ăn uống và hút thuốc lá, các yếu tố xã hội như nghèo đói và bất bình đẳng, môi trường vật chất cũng như các chính sách và giá trị công cộng. Chúng tôi tìm thấy những sự khác biệt giữa Mỹ với các quốc gia khác”.
Người Mỹ ăn nhiều calo hơn nhưng cũng có tỷ lệ trẻ em nghèo cao hơn, phân biệt chủng tộc, cô lập xã hội...
Một khác biệt quan trọng giữa Mỹ và các quốc gia ngang hàng là những người chết hoặc bị giết trước 50 tuổi. Báo cáo Cuộc sống ngắn hơn, Sức khỏe kém hơn chỉ ra cụ thể các yếu tố như mang thai ở tuổi vị thành niên, sử dụng ma túy quá liều, HIV, tai nạn xe hơi gây tử vong, thương tích và bạo lực.
Eileen Crimmins, Giáo sư lão khoa tại Đại học South California (Mỹ), giải thích: “Sự khác biệt về tuổi thọ có thể xuất phát từ thực tế là súng rất sẵn có ở Mỹ. Chúng ta có nhiều xe hơi hơn, nên khả năng lái xe kéo dài hơn. Ngoài ra, còn có mối nguy từ chất gây nghiện”.
Tất cả những điều này khiến Mỹ tốn kém rất nhiều. Các gia đình không chỉ mất đi người thân yêu quá sớm mà dân số ốm yếu còn khiến Mỹ phải trả thêm hàng tỷ USD mỗi năm cho chi phí chăm sóc sức khỏe.
Có một số tín hiệu tích cực là Mỹ có tỷ lệ sống sau 75 tuổi cao hơn so với các quốc gia ngang hàng. Tỷ lệ sàng lọc ung thư và sống sót sau khi điều trị cao hơn, kiểm soát huyết áp và cholesterol tốt hơn, tỷ lệ tử vong do đột quỵ thấp hơn, tỷ lệ hút thuốc hiện tại thấp hơn và thu nhập hộ gia đình trung bình cao hơn.