Theo Huy, ngày 13/12, Facebook đăng xuất nhiều tài khoản họ nghi ngờ là giả mạo tại Việt Nam. Những token (chuỗi mã tương ứng với mỗi tài khoản Facebook) này được các bên cung cấp dịch vụ thu thập khi người dùng chạy ứng dụng bên thứ ba (chẳng hạn các game "khi nào bạn chết", "kiếp trước bạn là ai"...).
Việc đăng xuất Facebook đồng nghĩa chuỗi token sẽ không còn hiệu lực. Kết quả, các bên cung cấp dịch vụ "trang điểm" Facebook không thể điều khiển những tài khoản này thích các bài viết của khách hàng.
Lượt tương tác gồm like, bình luận, xem video... là một trong những thước đo giá trị của nhiều KOL (Key Opinion Leaders - người có ảnh hưởng) trên Facebook. Các nhãn hàng cũng dựa phần nào vào lượt thích để "định giá" số tiền phải chi cho các bài viết quảng cáo trên trang cá nhân.
Sự phù phiếm này tồn tại từ lâu ở Việt Nam. Một số trường hợp, video đăng tải trên tài khoản cá nhân có lượt xem chỉ bằng 25% lượt like. Điều này cho thấy 75% số like kia chỉ là ảo.
![]() |
Lượt thích gấp 4 lần lượt xem là chuyện thường diễn ra với những tài khoản mua like quá tay. |
"Nhãn hàng không phải không biết chuyện này. Tuy nhiên, họ có những cách ước lượng tương tác thật của bài đăng. Nhãn hàng cũng muốn bài quảng cáo xuất hiện trên trang cá nhân có số tương tác cao để...cho đẹp", Thanh Hùng, ngụ Tân Bình, TP.HCM, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo cho nhiều nhãn hàng lớn tại Việt Nam chia sẻ.
Theo anh Hùng, các thương hiệu khi lựa chọn KOL đặt bài quảng cáo đã ước lượng được độ ảnh hưởng của người đó. Với nhãn hàng, hiệu quả tiếp cận mới quan trọng. Ngoài ra, số like cũng do "người nổi tiếng ảo" tự huyễn hoặc bản thân và chi tiền túi để mua. "Vì vậy các hãng mặc kệ họ muốn làm gì thì làm", anh Hùng nói thêm.
Từ ngày 13/12 đến nay, lượng like trên trang cá nhân của nhiều "người nổi tiếng" giảm đáng kể. "Người mua 500 like thì giảm 500, người mua 1.000 like thì giảm 1.000. Nhiều người mua gấp 5, gấp 10 lần số like thật thì không dám đăng bài nữa", Huy cho biết.
T.N, 24 tuổi là một huấn luyện viên thể hình tại TP.HCM. Nhờ sở hữu ngoại hình đẹp, ngoài công việc chính, cô còn nhận quảng cáo cho các cửa hàng bán thực phẩm chức năng cho người tập thể hình. Lượng tương tác thật của cô dao động 400-700 lượt mỗi bài đăng.
![]() |
Lượt tương tác đang trở thành nỗi ám ảnh của những người nghiện Facebook và của cả những người mong muốn sự nổi tiếng. Ảnh: Series Idea. |
"Để cho đẹp trang cá nhân, em có mua gói like ảo của một bên cung cấp dịch vụ với giá 3 triệu đồng cho 300 like mỗi bài đăng. Mỗi ngày em có thể đăng 10-20 bài. 300 like em mua có thể chia ngẫu nhiên thành thả tim, haha hoặc wow. Tuy nhiên, nhiều ngày qua, bên cung cấp dịch vụ cho em báo hệ thống đang bảo trì", N chia sẻ.
Theo N, việc giảm từ hơn 1.000 like mỗi bài xuống 700 cũng không khiến cô phải khó xử với khách hàng đặt quảng cáo. "Tuy vậy em vẫn thấy buồn buồn vì số không đẹp nữa", N nói thêm.
Tuần qua, giới buôn bán dịch vụ "trang điểm" trang cá nhân điêu đứng trước việc mất toàn bộ token. Điều này cho thấy nỗ lực hạn chế tài khoản và tương tác ảo của Facebook. Thế nhưng, Facebook đang gặp phải tình trạng "giết nhầm hơn bỏ sót".
![]() |
Sau đợt truy quét "like ảo", Facebook đồng thời cũng khóa chức năng tương tác của người dùng thật. |
Cụ thể, sau ngày 13/12, nhiều người dùng phàn nàn việc họ bị chặn tính năng thích, bình luận các bài đăng của bạn bè trong 7 ngày. Lý do được Facebook đưa ra là mạng xã hội này phát hiện các hoạt động bất thường của tài khoản.
"Chiều ngày 13/12, bất kể tôi like hay thả tim các bài đăng của bạn bè Facebook đều báo không thể thực hiện vì cho rằng tài khoản tôi hoạt động bất thường. Ngày hôm sau, khi mở ứng dụng Facebook trên điện thoại, mạng xã hội này báo phiên đăng nhập hết hạn và bắt tôi xác nhận các bước và đổi mật khẩu", Bình Minh, ngụ Gò Vấp, TP.HCM cho biết.
Theo Minh, những tháng qua, trải nghiệm mạng xã hội của anh thường xuyên xảy ra những lỗi khó hiểu. Tài khoản thường xuyên bị đăng xuất và chặn tính năng.
Facebook là công ty đa quốc gia của Mỹ sở hữu mạng xã hội trực tuyến cùng tên, sáng lập bởi Mark Zuckerberg. Tháng 6/2017, Facebook công bố có hơn 2 tỉ người mỗi tháng dùng sản phẩm mạng xã hội của họ. Ngoài ra, công ty còn mua lại các sản phẩm phổ biến của giới trẻ khác như Instagram (mạng xã hội chia sẻ hình ảnh), Whatsapp (tin nhắn).
Bạn có biết:Facebook mở đầu là một phiên bản "Hot or Not" (một ứng dụng so sánh sắc đẹp) của Đại học Harvard với tên gọi Facemash.
![]() |
Kroll học chuyên ngành khoa học máy tính tại Đại học Oakland nằm ở Rochester, Michigan, Mỹ. Sau đó, ông làm việc tại Yahoo và trang web du lịch JetSetter trước khi tự mình khởi nghiệp với hai ứng dụng hot. Từ lúc đạt được những thành công lớn trong lĩnh vực công nghệ, Kroll đối mặt với những lời phàn nàn về phong cách quản lý và một số hành vi không phù hợp với phụ nữ. |
![]() |
Kroll bắt đầu sự nghiệp với vai trò kỹ sư phần mềm tại Right Media, một nền tảng để mua bán quảng cáo. Công ty này đã được Yahoo mua lại với giá 680 triệu USD vào năm 2007. Ở Right Media, Kroll phụ trách quản lý kỹ thuật cho công nghệ tìm kiếm và quảng cáo của Yahoo. |
![]() |
Kroll rời Yahoo vào năm 2011 để trở thành phó chủ tịch sản phẩm tại JetSetter, trang web du lịch xa xỉ và sau đó trở thành Giám đốc công nghệ của trang này. Hiện JetSetter thuộc sở hữu của Trip Advisor. |
![]() |
Tháng 6/2012, Kroll, Dom Hofmann - đồng nghiệp của ông tại JetSetter và Rus Yusupov đã tạo ra ứng dụng Vine, một nền tảng chia sẻ video ngắn. Trước khi ứng dụng ra mắt người dùng, Twitter đã mua lại nó với giá 30 triệu USD. Vine chính thức ra mắt vào tháng 1/2013. Ban đầu, Kroll làm giám đốc công nghệ của Vine và trở thành tổng giám đốc vào năm 2013. |
![]() |
Đến tháng 4/2013, Vine là ứng dụng miễn phí số 1 của App Store và gắn liền với thời niên thiếu của nhiều người. Có thời điểm, nó có hơn 200 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Nhưng ứng dụng này gặp một số vấn đề về cách kiếm tiền, quản lý nội dung và giữ chân người giỏi. Năm 2016, Twitter quyết định đóng cửa ứng dụng Vine. |
![]() |
Năm 2014, Kroll đảm nhiệm vai trò cố vấn tại Twitter và Vine. Đến tháng 12/2014 ông rời công ty. |
![]() |
Năm 2015, Kroll đồng sáng lập HQ Trivia, một ứng dụng đố vui theo phong cách game show. Ứng dụng này ra mắt vào tháng 8/2017 và ngay lập tức tạo nên cơn sốt nhờ vào những câu hỏi lôi cuốn và giải thưởng hấp dẫn. Đầu năm 2018, ứng dụng HQ Trivia đứng đầu bảng xếp hạng App Store trong nhiều tuần. Nhưng sau đó ứng dụng này đối mặt với sự hỗn loạn của chính nó. Tháng 9/2018, Kroll nhường lại vai trò CEO cho Yusupov. HQ Trivia đã kêu gọi được 15 triệu USD và dự kiến thu về 10 triệu USD trong năm 2018. |
![]() |
Vào ngày 17/12 giờ Việt Nam, Kroll được tìm thấy đã chết tại căn hộ ở Manhattan khi ông 34 tuổi. Theo TMZ Kroll chết vì sử dụng thuốc quá liều mặc dù điều này chưa được xác minh. "Chúng tôi chia buồn cùng gia đình, bạn bè và những người thương yêu của Kroll trong khoảnh khắc đau buồn này", tài khoản chính thức của HQ Trivia viết trên Twitter. |
Nhiều doanh nghiệp Mỹ đã lên tiếng chỉ trích Huawei ít nhất từ năm 2003, khi đó Cisco Systems kiện Huawei xâm phạm bản quyền trí tuệ. Cisco buộc tội Huawei sao chép mã nguồn phần mềm và thậm chí cả nhiều tài liệu, đồng thời bán thiết bị sử dụng công nghệ của Cisco với giá rẻ hơn nhiều lần. Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã điều tra vụ việc.
Hai công ty này đã dàn xếp xong vụ việc sau khi Huawei đồng ý thay đổi sản phẩm bị phía Cisco chỉ trích, thế nhưng vụ việc này đã khiến Huawei lọt vào “tầm ngắm” của Washington.
Washington bắt đầu coi Huawei như một mối nguy hại đến an ninh quốc gia Mỹ vào năm 2011, khi đó doanh thu bán hàng hàng năm của Huawei đạt khoảng 203,9 tỷ nhân dân tệ tương đương 29,6 tỷ USD ở mức tỷ giá hiện tại - mức doanh thu này chỉ tương đương 1/3 mức doanh thu hiện tại.
Trong cùng năm, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố báo cáo trong đó nhấn mạnh Huawei và hãng đối thủ ZTE có mối quan hệ chặt chẽ với quân đội Trung Quốc. Ủy ban tư vấn của Quốc hội Mỹ cho rằng việc hãng viễn thông Trung Quốc tăng trưởng quá nhanh tiềm ẩn mối nguy hại với an ninh quốc gia và rằng Huawei nhận được sự trợ cấp của chính phủ để thực hiện các vụ thâu tóm doanh nghiệp cũng như nhiều lĩnh vực khác.
Năm 2012, Hạ viện Mỹ tổ chức phiên điều trần với đại diện đến từ Huawei và ZTE, sau đó Hạ viện Mỹ công bố báo cáo trong đó họ khuyến cáo chính phủ Mỹ, lĩnh vực tư nhân cần tránh sử dụng sản phẩm của hai công ty nói trên. Báo cáo nhấn mạnh rằng không nên tin tưởng hai công ty này về việc họ không chịu sự ảnh hưởng của chính phủ và rằng chính điều đó tiềm ẩn rủi ro an ninh quốc gia với Mỹ và với hệ thống của Mỹ.
Điều này sau đó đã đặt tạo tiền đề để vào mùa hè năm nay, Mỹ thông qua quy định cấm các cơ quan chính phủ Mỹ sử dụng sản phẩm của Huawei và ZTE. Huawei không ngừng khẳng định rằng các báo cáo nói trên dựa trên sự suy đoán. Thế nhưng vào năm 2015, FBI đã cảnh báo rằng vẫn có nhiều doanh nghiệp Mỹ sử dụng sản phẩm của Huawei, khả năng chính phủ Trung Quốc tiếp cận được với thông tin doanh nghiệp Mỹ đang tăng chóng mặt.
Theo Bizlive
Nếu sử dụng điện thoại iPhone, những nhân viên làm việc tại một nhà cung ứng của Huawei sẽ phải nộp số tiền phạt tương ứng với giá trị của chiếc máy đó.
" alt=""/>Mỹ cảnh giác cao độ với Huawei từ 15 năm trước?