- "Mấy chục năm tôi vẫn không quên được câu chuyện cha kể về đôi vợ chồng trẻ, họ đến bế theo đứa trẻ chụp ảnh gia đình. Đến chụp mà người vợ cứ khóc suốt"... Nhiếp ảnh gia 86 tuổi - Nguyễn Tấn Vinh kể.Cứ đều đều, bất kể nắng mưa, vào các buổi chiều, trên hồ Gươm lại xuất hiện một ông lão, dáng người mảnh khảnh, mặc bộ quần áo bụi phủi như lãng tử, tay cầm chiếc máy ảnh kĩ thuật số lang thang lưu giữ những kí ức đẹp cho Hồ Gươm.
Ông lão đó là nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Tấn Vinh, năm nay 86 tuổi, là một trong những nhân vật tiêu biểu được Nhà xuất bản Hà Nội vinh danh “36 con người Hà Nội” xuất bản nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

|
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Tấn Vinh (SN 1932) - con trai cụ Nguyễn Văn Trung, là một trong những người tiếp thu kỹ thuật nhiếp ảnh rất sớm, từng được vua Khải Định mời vào cung chụp ảnh. |
Sau nhiều năm làm việc trong ngành quân đội, giáo dục, công nghiệp, sau khi về hưu, ông quyết định trở thành nghệ sĩ đường phố, làm bạn với chiếc máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc cuộc sống.
Đến giờ, sau 10 năm, ông Vinh đã có được một kho báu vô giá với hàng ngàn bức ảnh về Hồ Gươm qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, chân thực, đơn giản mà tràn đầy sức sống.
Ông Vinh chia sẻ, ông xuất thân từ gia đình có truyền thống làm nghề ảnh từ những năm 30 của thế kỷ trước. Cha ông - cụ Nguyễn Văn Trung là một trong những người tiếp thu kỹ thuật nhiếp ảnh rất sớm, từng được vua Khải Định mời vào cung chụp ảnh, sau đó đưa sang Pháp, Đức để giới thiệu như những nhân tài mới của đất nước.
Trở về, cụ Nguyễn Văn Trung đưa vợ con vào Vinh (Nghệ An) sinh sống và mở hai tiệm ảnh mang tên Gia Thọ photo và Vinh Photo.
Trong kí ức của mình về nhiếp ảnh của thời kỳ đó, ông Vinh cho biết: “Tôi nhớ lúc nhỏ, chiếc máy ảnh của cha tôi là loại máy chụp bằng kính. Tấm kính được tráng một lớp hóa chất, tương tự như film chụp ảnh sau này. Mỗi tấm kính đó chỉ chụp được 1 tấm hình.
Trước khi chụp, cả thợ ảnh lẫn người chụp phải chuẩn bị rất kĩ, nhiều công đoạn, làm sao ăn ý với khách hàng, chụp một lần là được ngay. Nó đòi hỏi kĩ thuật phải chuẩn xác từng thao tác.
Do chụp ảnh đối với mọi người ngày xưa là việc rất quan trọng, ngang với đại lễ. Mà đã là quan trọng thì tâm thế người chụp phải thể hiện sao cho nghiêm túc, trang trọng, không được cười. Vì nếu cười, bức hình ghi lại sẽ bị nhòe.
Hồi đó, tiệm nhà tôi đông khách lắm, đối tượng đến chụp ảnh phần lớn là gia đình giàu có, quan lại, đội lính tráng thời đó, chứ người dân nghèo, ăn không đủ thì nghĩ gì đến việc chụp ảnh…
Cha tôi kể, thời điểm đó (những năm 1939 -1945), những người lính trước khi ra chiến trường hay nhờ ông chụp ảnh làm kỉ niệm tặng cho người thân, người yêu lưu giữ.
Mấy chục năm tôi vẫn không quên được câu chuyện cha kể về đôi vợ chồng trẻ, họ đến bế theo đứa trẻ chụp ảnh gia đình. Đến chụp mà người vợ cứ khóc suốt.
Cha tôi hỏi sự tình, họ kể người chồng sắp đi lính, con họ mới được hơn một tuổi, đi rồi chẳng biết sống chết ra sao. Vì nhà nghèo, người chồng phải chấp nhận đi lính kiếm tiền, giờ lại bị đưa sang nước ngoài. Họ chụp ảnh, chẳng may sau này người chồng có làm sao thì con trai họ vẫn có được ký ức về cha".
Cũng theo ông Vinh, ngày đó, cứ chụp bốn tấm kính (4 bức ảnh - nv), cha ông mới đi rửa, chừng một tuần sau mới có ảnh.
“Ngày đó, công nghệ chụp ảnh và in tráng ảnh rất khó, cha tôi học cách tự in tráng bằng kỹ thuật pha chế hóa chất trong phòng tối, trước khi rửa thì phải retout (chấm, sửa ảnh) trên kính (phim) như thế ảnh mới đẹp được. Chỉnh sửa ảnh xong là in. Muốn lấy ảnh phải chờ chậm nhất là một tuần, nhanh thì vài ba ngày. Nhưng cha tôi thấy hoàn cảnh họ vậy, chẳng chờ đủ ảnh như mọi lần mà đi rửa luôn, chừng ba ngày sau, ông đã có ảnh trả cho gia đình người lính”, ông chia sẻ.
Kể về gia đình, ông nói: “Tiệm nhà tôi đông khách cũng một phần bởi vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của bà Thọ - chị gái tôi.
17 tuổi, bà ấy được ví là người đẹp thành Vinh, ngày nào cũng có quan Tây, quan ta kéo đến nườm nượp lấy cớ chụp ảnh để nói chuyện, làm quen với bà Thọ. Tuy nhiên, chị tôi đều từ chối vì đã đem lòng thương mến người khác.
Hai cửa tiệm nhà tôi duy trì được thêm vài năm thì gia đình tôi ly tán, năm 16 tuổi, tôi trở về Hà Nội cùng mẹ và chị gái. Cha tôi ở lại Vinh. Sau này tôi cũng không có cơ hội học thêm về nhiếp ảnh nữa dù còn rất đam mê…

Chuyện tình quý ông yêu say đắm giai nhân Hà thành
Hơn 70 năm chung sống, họchưa một lần nặng lời. Ở tuổi xế chiều, mỗi sáng, ông vẫn đến đúng quán phở ấy mua một bát về cho vợ...

Đám tang 'ông trùm' Sài Gòn: Ai đến viếng cũng mời bia, tặng tiền
Ngày 14/5/1927, ông Quách Đàm qua đời tại tư gia ở số 114, đại lộ Gaudot, Chợ Lớn, thọ 65 tuổi. Một đám tang lớn chưa từng có đã diễn ra ở Sài Gòn.
" alt=""/>Con trai người chụp ảnh cho vua Khải Định kể ký ức khó phai

- Lúc thanh toán, tôi ngồi im vì nghĩ mình chỉ là khách mời và đến muộn, chưa ăn uống được gì. Tuy nhiên nhân viên lại mang hóa đơn đưa cho tôi vì tôi là người đàn ông duy nhất trong bàn ...Đọc bài viết “Tôi phải mang tiền đến quán nhậu giúp bạn thoát khỏi 10 cô gái” của tác giả tôi thấy đúng quá. Tôi ủng hộ việc chia tiền trong tất cả các bữa ăn.
Tôi cho rằng, không ai có trách nhiệm phải trả tiền cho ai. Chúng tôi cũng vất vả đi làm, cũng phải chi trăm thứ cho cuộc sống hàng ngày chứ không phải chỉ có việc đưa các bạn đi ăn.
Cách đây 11 năm, tôi còn là sinh viên. Một lần, tôi cùng cậu bạn thân vào ký túc xá thăm bạn gái mới quen của cậu ấy, chúng tôi bị cả phòng quây kín. Họ không cho chúng tôi bước ra khỏi phòng nếu không có màn ra mắt là dẫn cả phòng đi ăn.
Hai đứa tôi nhìn nhau nhấm nháy, không biết phải giải quyết ra sao vì trước khi đến đó, trong túi hai chúng tôi chỉ còn 30 nghìn. Tôi đề nghị đi mua bỏng ngô và ít hoa quả liên hoan nhưng không ai đồng ý.
Tất cả phòng ép chúng tôi phải đưa đi ăn nem rán. Thời đó, nem rán vẫn còn là món ăn xa xỉ của những sinh viên như tôi. Giá một chiếc nem là 1,5 nghìn. Trung bình mỗi cô gái ăn hết 10 chiếc nem.
Cậu bạn tôi không có tiền nhưng sĩ diện. Anh ta ngồi bấm bụng rồi lại bấm vào chân tôi, miệng vẫn giục các em ăn cho nhiều.
Tôi nghe bạn mình mời các em ăn mà không nói được lời nào. Tôi cứ ngồi nhìn các em ăn và cười. Đầu tôi chỉ xoay quanh một câu hỏi: “2 thằng lấy tiền đâu mà trả?”.
 |
Ảnh: Ownerupdate |
Thế rồi đúng như dự đoán, lúc chục em ăn hết khoảng 100 cái nem, cậu bạn tôi đứng dậy đi vệ sinh. Trước khi đi, nó bấm một cái thật đau vào tay tôi. Tôi biết ý, cũng đứng dậy. Vào nhà vệ sinh, cậu bạn bảo tôi quay về ký túc xá vay tiền.
Tôi chạy như ma đuổi để bắt xe buýt về phòng. Thế nhưng vì vội vã, tôi bắt ngược tuyến xe… Loay hoay mãi, tôi cũng về được ký túc của mình. Khổ nỗi tôi hỏi vay tiền khắp nơi không được.
Ruột gan tôi rối bời, nghĩ đến cậu bạn thân đang giục các em ăn cho nhiều mà vừa bực vừa thương. Tôi mang chiếc xe đạp của mình và một chiếc xe của bạn cùng phòng ra cổng ký túc vay tạm 200 nghìn cho thằng bạn.
Sau vụ ấy, tôi “cạch mặt”, thề không bao giờ bước chân đến phòng đó nữa. Tuy nhiên, hai năm sau, tôi cũng có người yêu. Người yêu tôi hiền lành, không "hành hạ" tôi bằng cách đòi đi ăn, đi mua sắm khắp nơi. Thế nhưng một lần cũng vì chuyện trả tiền mà tôi bực dọc và dứt khoát chia tay.
Lần đó, nhóm bạn của bạn gái tôi (không dưới 10 người) rủ nhau đi ăn uống, hát hò. Cô ấy rủ tôi đi cùng. Tuy nhiên hôm đó tôi có việc bận. Vì thế tôi đến nơi thì bữa tiệc đã gần tàn.
Lúc thanh toán, tôi ngồi im vì nghĩ mình chỉ là khách mời, đến muộn, chưa ăn uống được gì. Tuy nhiên nhân viên lại mang hóa đơn đưa cho tôi vì tôi là người đàn ông duy nhất trong bàn.
Nhìn vào tờ hóa đơn gần 1 triệu (thời đó, 1 triệu rất lớn), tôi tái mặt, cố gắng chờ đợi một tiếng nói nào đó từ các cô gái nhưng không ai lên tiếng. Họ im lặng như thể đó là trách nhiệm của người đàn ông duy nhất trong bàn.
 |
Ảnh: Blog.pof |
Cuối cùng, tôi đành bảo các em về còn tôi ở lại thanh toán. Tôi phải đặt lại chiếc xe đạp, một chiếc áo khoác, một chiếc điện thoại "cùi bắp". Vậy mà bà chủ quán vẫn hậm hực vì sợ tôi sẽ không quay lại trả tiền.
Ra trường, đi làm, tôi lại gặp phải một vụ cay đắng hơn. Cả một nhóm 20 đồng nghiệp rủ nhau đi ăn. Họ gọi tôi như gọi đò nên tôi đồng ý đi cùng.
Bữa đó, chúng tôi đi ăn hải sản. Tiền thanh toán hết 15 triệu. Tôi cứ nghĩ, mọi người sẽ chia nhau trả nhưng một anh trong nhóm bảo, chỉ chia tiền cho con trai, chị em phụ nữ thì … miễn phí. Khổ nỗi trong 20 người đi ăn hôm đó, nam giới chỉ có 6 người.
Thế là tôi ngậm ngùi móc ra toàn bộ tiền ăn trong tháng để góp với các anh. Về nhà, tôi tiếc như đứt từng khúc ruột. Tôi không hiểu vì sao chị em phụ nữ luôn đòi hỏi phải công bằng vậy mà khoản này, họ lại cố tình làm ngơ, bắt cánh đàn ông chúng tôi phải gánh vác?

Tôi phải mang tiền đến quán nhậu, giúp bạn 'thoát' khỏi 10 cô gái
Nhiều gã đàn ông bị biến thành trò hề. Họ lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười, nhìn vào tờ hóa đơn, không biết xử lý ra sao nên đành phải tặc lưỡi bỏ về.
" alt=""/>Cay đắng 'cắm' xe, điện thoại trả tiền bữa ăn cho nhóm bạn
Bún nước lèo cá lóc có màu vàng đặc trưng, cùng vị thanh của nước dùng ăn kèm cá lóc săn chắc, tươi ngọt.Nguyên liệu nấu bún nước lèo cá lóc (4 người)
100 gram mắm cá linh
2 kg cá lóc
2 bộ xương gà
500 gram bún sợi nhỏ
300 gram giá, hẹ, bắp chuối bào
200 gram rau đắng đất
50 gram húng cây
5 cây sả
5 trái ớt sừng
1 trái chanh
50 gram ngải bún
1 muỗng cà phê bột ngọt
1 thìa súp đường
2 lít nước lọc
1 trái thơm (để thanh nước dùng)
100 gram nghệ tươi
Hành lá: 50 gram
Gừng tươi: 50 gram
Cách nấu bún nước lèo cá lóc chuẩn miền Tây
 |
Bún nước lèo cá lóc có vị ngọt thanh. |
Sơ chế nguyên liệu
Đập dập sả cây.
Xắt lát chanh.
Gọt vỏ nghệ, xắt nhuyễn.
Nhặt hẹ, rửa sạch, cắt khúc dài khoảng 4 cm.
Nhặt húng cây, rau đắng đất rửa sạch, để ráo.
Gọt vỏ ngải bún, đập dập.
Xắt lát ớt sừng.
Nhặt hành lá, rửa sạch, xắt nhuyễn.
Ngâm bắp chuối bào, giá, rau muống bào với nước muối loãng, xả sạch, để ráo.
Làm sạch cá lóc, dùng muối chà nhẹ thân cá để loại bỏ chất nhờn.
Cách nấu bún nước lèo cá lóc
 |
Bạn chú ý xào nhẹ tay để miếng cá không bị vỡ. |
Đun sôi 2 lít nước. Khi nước sôi, luộc cá với ít gừng xắt lát, sả đập dập. Cá chín, vớt ra, để ráo. Lọc nước luộc cá qua ray để loại bỏ vụn cá. Ta có nước dùng (1).
Gỡ thịt cá ra khỏi xương, ướp cá với nước mắm ngon, tiêu, bột ngọt, và 1/2 nghệ tươi xắt nhuyễn. Để cá đã ướp trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm hay ít nhất là 3 tiếng. Phi thơm tỏi, xào cá trên lửa lớn. Khi xào, đảo nhẹ để miếng cá không bị bể.
Rửa sạch xương gà, chặt miếng vừa ăn. Trụng xương gà với nước sôi, để ráo.
Đun sôi nước dùng (1), cho xương gà vào hầm khoảng 30 phút. Lọc nước hầm gà qua rây để lấy nước dùng. Ta có nước dùng (2)
Phi thơm tỏi, cho nghệ tươi vào, xào sơ. Trút nghệ tươi vừa xào vào nồi nước dùng (2) đang sôi. Tiếp đó, cho mắm linh đã lọc, sả cây, ớt sừng, ngải bún, trái thơm vào. Khi nước sôi lần nữa, nêm đường, bột ngọt vừa ăn.
Trình bày món ăn: Trụng bún cho vào tô, cho cá lóc lên trên cuối cùng chan nước dùng rồi rắc hẹ, hành lá, tiêu lên trên. Bún nước lèo cá lóc miền Tây ăn cùng rau muống, rau húng, giá, rau đắng đất.
Lưu ý khi nấu bún nước lèo cá lóc
Tùy sở thích, bạn có thể mua thêm các nguyên liệu như thịt heo quay, mực, tôm.
Nếu không quen hay không có mắm linh, bạn có thể thay bằng mắm ruốc với cách sơ chế tương tự.
Trước khi luộc, bạn nên cắt riêng phần đầu cá lóc. Sau khi luộc xong, bạn giữ nguyên phần đầu và lòng, chỉ tách phần thịt ở thân.
Nếu không thích nước hầm heo hay gà, bạn có thể thay bằng nước dừa tươi.
 Những món bánh miền Tây quen thuộc với người Sài thànhBánh bò, bánh lá mít, bánh mì nướng... đều là những món bánh miền Tây rất được yêu thích ở TP.HCM. " alt=""/>Món ngon: Cách nấu bún nước lèo cá lóc chuẩn miền Tây
- Tin HOT Nhà Cái
-
|