Ngày 13/5, Sở Y tế Hà Nội đã có quyết định đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh với Phòng khám Đa khoa quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc sau vụ việc từ chối nhận bệnh nhân có biểu hiện nghi mắc Covid-19.
" alt=""/>Phòng khám Thu Cúc bị phạt 20 triệu đồng sau vụ từ chối bệnh nhân nghi mắc CovidBước chân vào thị trường Campuchia năm 2017 với mô hình BigPhone giống với thegioididong.com tại Việt Nam, tới năm 2019, số cửa hàng của hệ thống này dừng lại ở con số 19 và chỉ tập trung ở Thủ đô Phnom Penh. Ba năm làm quen thị trường nước ngoài đã đủ để Thế Giới Di Động mạnh dạn chuyển đổi mô hình sang Bluetronics vào tháng 6/2020, đồng thời đưa ra kế hoạch thần tốc 50/6 - mở 50 cửa hàng Bluetronics trong 6 tháng cuối năm 2020.
Kế hoạch đặt ra trong sự hoài nghi của thị trường khi dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19, các doanh nghiệp - nhất là các nhà bán lẻ đều gặp khó, phải thu hẹp hoặc đóng bớt cửa hàng, tuy nhiên Thế Giới Di Động đã “nói được, làm được”.
![]() |
Có thể thấy sau kế hoạch thần tốc, chuỗi mới đã giúp Thế Giới Di Động phủ rộng thị trường Campuchia với 13/25 tỉnh, đem đến địa chỉ mua sắm tin cậy về chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi cho người dân nơi đây. Cùng với việc tăng số lượng cửa hàng lên hơn gấp đôi, doanh thu của chuỗi cũng tăng 90% so với năm 2019 và theo báo cáo tài chính quý III/2021 của Thế Giới Di Động, trong 9 tháng đầu năm 2021, mức tăng trưởng doanh thu của chuỗi Bluetronics lên tới 263% so với cùng kỳ năm trước. Từ tân binh, Bluetronics nhanh chóng trở thành "anh cả" dẫn dắt cuộc chơi tại thị trường Campuchia.
Theo ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO Thế Giới Di Động, doanh thu của chuỗi Bluetronics dự kiến đạt 500 tỷ đồng cuối năm 2021, tăng rất "khủng" so với khoảng 1,5 năm trước - thời còn mô hình BigPhone. Nếu không bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Bluetronics đã có thể đạt tới điểm hòa vốn ngay trong năm 2021 và bắt đầu kết trái ngọt cho Thế Giới Di Động. Tuy nhiên, lãnh đạo công ty vẫn đặt mục tiêu hồi vốn và có lời ở chuỗi này vào năm 2022.
![]() |
Song song với hoạt động kinh doanh, chuỗi Bluetronics cũng quan tâm đến hoạt động xã hội với việc trao 100 tấn gạo cho người nghèo tại 13 tỉnh, thành của Campuchia trong tháng 9 vừa qua. Chương trình có ý nghĩa nhân văn này đã kêu gọi được nhiều đối tác lớn đồng hành và sự hưởng ứng tích cực từ phía chính quyền cũng như người dân xứ sở chùa tháp.
Dù có sự tăng trưởng mạnh nhưng Thế Giới Di Động cho rằng Campuchia không phải thị trường lớn, do đó nhà bán lẻ chỉ dừng lại ở 50 cửa hàng và chưa có mục tiêu mở nhiều hơn. Điều quan trọng, Thế Giới Di Động xem Campuchia là thị trường chiến lược, là bước đệm để học hỏi những kinh nghiệm cụ thể, chuẩn bị cho đầu năm 2022 sẽ có những bước tiến xa hơn trong khu vực, hướng đến những thị trường lớn như Indonesia, Philippines… Hơn hết là tập trung hiện thực hóa vị trí số 1 Đông Nam Á trong ngành bán lẻ - như mục tiêu mà Chủ tịch Nguyễn Đức Tài tiết lộ tại sự kiện ra mắt Topzone mới đây.
Theo báo cáo Top 100 nhà bán lẻ châu Á năm 2020 của Euromonitor, Thế Giới Di Động hiện xếp thứ 10 trong số các nhà bán lẻ lớn nhất khu vực Đông Nam Á nhưng khoảng cách không quá lớn so với vị trí thứ 4. Từ những gì đã thực hiện được tại Việt Nam và bước đệm ở Campuchia để vươn rộng ra các thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á, tham vọng này của Thế Giới Di Động là hoàn toàn có cơ sở.
Phương Dung
" alt=""/>BluetronicsTheo các quy định của ngành Giao thông Vận tải, hiện hành khách đi máy bay và đi tàu hỏa đã thực hiện khai báo y tế điện tử trên ứng dụng phòng chống dịch PC-Covid, phần “Khai báo di chuyển nội địa”. Các quy định này nhằm tạo điều kiện cho hành khách đi lại bằng đường hàng không, đường sắt thuận lợi trong quá trình di chuyển, đồng thời giúp ngành hàng không, đường sắt đảm bảo chất lượng dịch vụ, phục vụ hành khách và kiểm soát dịch bệnh.
Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc liên thông dữ liệu và sử dụng chung một ứng dụng trong phòng, chống dịch Covid-19, tạo điều kiện cho hành khách khai báo y tế khi di chuyển nội địa, ngày 26 và 28/10 Bộ này đã có các văn bản đề nghị Bộ TT&TT, Bộ Y tế nâng cấp tính năng mục “Khai báo di chuyển nội địa” thuộc chức năng khai báo y tế của ứng dụng PC-Covid phù hợp với yêu cầu, quy định vận chuyển hành khách nội địa của Bộ Giao thông Vận tải.
Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị bổ sung tính năng cho phép các đơn vị được chỉ định của Bộ, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các tỉnh, thành phố có thể trích xuất được thông tin hành khách khai báo đến địa phương mình để có phương án triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
![]() |
Giao diện phần khai báo di chuyển nội địa trên ứng dụng PC-Covid. |
Việc nâng cấp tính năng mục “Khai báo di chuyển nội địa” thuộc chức năng khai báo y tế của ứng dụng PC-Covid phù hợp với yêu cầu, quy định vận chuyển hành khách nội địa của Bộ Giao thông vận tải đã được Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia hoàn thành từ cuối tháng 10, trên cơ sở có sự thống nhất giữa 2 Bộ Y tế và TT&TT.
Cụ thể, hiện ở phần “Khai báo di chuyển nội địa” trong mục “Khai báo y tế”, hành khách đã có thể khai đủ các thông tin di chuyển như: phương tiện di chuyển, số hiệu phương tiện, ngày khởi hành, nơi đi, nơi đến...
Bộ Giao thông sắp dừng tổng hợp, gửi thông tin hành khách đến địa phương
Trong văn bản mới gửi Bộ Y tế, Bộ TT&TT ngày 15/11 về việc sử dụng, khai thác dữ liệu khai báo di chuyển nội địa trên ứng dụng PC-Covid, Bộ Giao thông vận tải cho biết, thời gian qua, trong khi PC-Covid đang nâng cấp các chức năng, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các hãng hàng không, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trích xuất dữ liệu khai báo di chuyển nội địa từ ứng dụng PC-Covid, tổng hợp gửi các tỉnh, thành phố.
Đến nay, Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia đã hoàn thành nâng cấp chức năng ứng dụng PC-Covid để các tỉnh, thành phố truy cập, trích xuất thông tin hành khách có khai báo đến địa phương mình.
Vì vậy, để tạo điều kiện cho các tỉnh, thành phố chủ động trích xuất thông tin hành khách khai báo di chuyển nội địa, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ TT&TT, Bộ Y tế tiếp tục hoàn thiện chức năng khai báo di chuyển nội địa trên ứng dụng PC-Covid; hướng dẫn các tỉnh, thành phố trích xuất dữ liệu thông tin hành khách có khai báo đến địa phương.
Bộ Giao thông vận tải cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định đầu mối của tỉnh, thành phố, phối hợp với 2 Bộ TT&TT, Y tế trích xuất dữ liệu thông tin hành khách có khai báo đến địa phương mình để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
“Kể từ ngày 1/12/2021, Bộ Giao thông Vận tải dừng tổng hợp và gửi thông tin hành khách có khai báo đến địa phương và đề nghị các tỉnh, thành phố chủ động khai thác các thông tin này qua ứng dụng PC-Covid”, công văn của Bộ này nêu rõ.
![]() |
Tính đến ngày 15/11, ứng dụng PC-Covid đã có hơn 29,5 triệu người dùng. |
Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, 3 Bộ Y tế, TT&TT, Công an đã thống nhất ứng dụng PC-Covid do Ban chỉ đạo quốc gia chỉ đạo xây dựng, là ứng dụng duy nhất phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Được đưa lên các kho ứng dụng của Google, Apple từ ngày 30/9 và chính thức giới thiệu vào ngày 1/10, ứng dụng PC-Covid có các tính năng chính gồm: Cấp, quản lý mã QR cá nhân và địa điểm; Quét mã QR; Khai báo y tế; Khai báo di chuyển nội địa; Phản ánh của người dân; Thông tin tiêm vắc xin, thông tin xét nghiệm...
Thời gian qua, PC-Covid đã liên tục được Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia và các doanh nghiệp công nghệ hoàn thiện, bổ sung các tính năng. Đơn cử như, trong phiên bản mới nhất, PC-Covid đã được bổ sung các tính năng cho phép người dùng có thể quét QR offline, khai báo y tế offline, gửi phản ánh offline và khai báo y tế nhanh chỉ với “1 chạm”.
Theo thống kê, tính đến ngày 15/11, ứng dụng PC-Covid đã có hơn 29,5 triệu người dùng. Năm tỉnh, thành phố có tỷ lệ cài PC-Covid trên dân số cao nhất lần lượt là Bình Dương, Quảng Ninh, TP.HCM, Bắc Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm địa phương có tỷ lệ cài PC-Covid thấp nhất gồm Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An và Bạc Liêu.
Vân Anh
Bộ Y tế và Bộ TT&TT đã thống nhất bổ sung chức năng cho phép người dân nhập thông tin tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên PC-Covid và Sổ Sức khỏe điện tử. Chức năng này dự kiến sẽ có ở phiên bản sắp tới của các ứng dụng.
" alt=""/>Đã hoàn thành các tính năng phục vụ quản lý di chuyển nội địa trên PC