Phải tăng chỉ tiêu từ xét tốt nghiệp vì trúng tuỷển "ảo" từ các phương thức khác quá nhiềuThí sinh đang trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học bằng phương thức trực tuyến (hạn cuối 17h ngày 25/9) và điều chỉnh bằng phiếu (hạn cuối 17h ngày 27/9).
Nhiều trường ĐH có các phương thức xét tuyển từ học bạ, đánh giá năng lực đã công bố điểm chuẩn và thời gian xác nhận nhập học. Tuy nhiên, lượng trúng tuyển “ảo” từ các phương thức này quá nhiều, khiến các trường phải điều chỉnh chỉ tiêu xét từ kết quả tốt nghiệp THPT 2020.
Theo đề án tuyển sinh của Trường ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn TP.HCM, năm nay trường tuyển 3.339 chỉ tiêu theo 4 phương thức. Trong đó, phương thức xét từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT chiếm 55-65% tổng chỉ tiêu (tối đa 2.170 chỉ tiêu). Tuy nhiên, mới đây trường này đã công bố điều chỉnh chỉ tiêu xét từ kết quả thi tốt nghiệp lên 2.855, chiếm 85% tổng chỉ tiêu tuyển sinh.
 |
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT (Ảnh: Thanh Tùng) |
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, sau đợt xác nhận nhập học bằng các phương thức tuyển thẳng, xét học bạ và kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, chỉ tiêu còn lại cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2020 là 2.325 chỉ tiêu, chiếm gần 65% tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2020. Số chỉ tiêu này đã tới tăng 30% so với đề án công bố trước đó (khoảng 1.200 chỉ tiêu, chiếm 35% tổng chỉ tiêu).
Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, trước đó đã gọi 2.500 thí sinh trúng tuyển theo các phương thức khác nhưng số thí sinh xác nhận nhập học chưa tới 30%. Do vậy, còn tới hơn 5.500 chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Tương tự, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã gọi 2.000 thí sinh trúng tuyển từ học bạ và các phương thức xét khác nhưng chỉ khoảng 50% xác nhận nhập học. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã tăng chỉ tiêu xét từ kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 20 - 30% ban đầu lên tới 40% chỉ tiêu (2.320 thí sinh).
Ông Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, cho hay trường điều chỉnh chỉ tiêu xét từ kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 40% tổng chỉ tiêu ban đầu (1.400 chỉ tiêu) lên 70% (2.450 chỉ tiêu).
Các Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành…cũng tăng chỉ tiêu từ xét kết quả tốt nghiệp.
Điểm chuẩn sẽ biến động?
Ông Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, nhìn nhận điểm số của thí sinh năm nay quá cao. Mức điểm trên 20 ở các tổ hợp môn thuộc khối A00, D01, B00 chiếm khoảng 70% số thí sinh đăng ký xét đại học. Với tình hình hiện tại, điểm chuẩn chắc chắn sẽ có biến động so với dự đoán trước đó.
Tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, theo ông Sơn điểm chuẩn vẫn sẽ tăng ở những ngành Kinh tế, Công nghệ, Du lịch-dịch vụ vốn là thế mạnh. Các ngành như Điện tử, Cơ khí, Cơ điện tử,... vẫn giữ như năm 2019. Các ngành Khoa học thủy sản, Công nghệ vật liệu thì sẽ tiến tới xóa ngành vì không tuyển sinh được.
Ông Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin truyền thông, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, cho hay có thể thấy sau khi các trường điều chỉnh đề án tuyển sinh thì cơ hội còn lại cho các thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển bẳng điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT là rất rộng mở. Tuy nhiên so với năm ngoái ngành nào điểm chuẩn tăng sẽ vẫn tăng, ngành điểm thấp vẫn thấp.
Theo ông Quán, ở Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, những ngành "hot" vẫn chỉ còn 35% chỉ tiêu cho xét từ kết quả tốt nghiệp, nên điểm chuẩn vẫn sẽ cao.
Trong khi đó, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, Đỗ Văn Dũng lại cho rằng, do tăng chỉ tiêu theo phương thức xét từ kết quả thi tốt nghiệp THPT nên điểm chuẩn vào trường sẽ giảm so với dự kiến trước đó. Trước đó, trường gọi 2.500 thí sinh trúng tuyển các phương thức xét học bạ, ưu tiên xét tuyển…nhưng chỉ khoảng 30% nhập học.
“Nhiều chỉ tiêu lên thì điểm chuẩn sẽ giảm. Thay vì tăng so với năm ngoái 3 điểm thì giờ tăng khoảng 2- 2,5 điểm”- ông Dũng nói.
Trước đó, ông Dũng dự đoán tính điểm chuẩn năm nay bằng cách lấy điểm chuẩn năm 2019 và cộng thêm 3 điểm ở mỗi ngành (tăng khoảng 3 điểm). Hiện tại, ông Dũng dự đoán điểm chuẩn sẽ giảm so với dự đoán trước đó khoảng 0,5 điểm ở từng ngành.
Lê Huyền

Điểm chuẩn đại học 2020 có thể tăng cao nhất khoảng 5 điểm
Điểm chuẩn đại học 2020 xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT được nhiều trường nhận định sẽ tăng vọt. So với năm 2019, ngành tăng ít nhất 0,5 điểm, ngành tăng nhiều nhất có thể lên tới 5 điểm.
" alt=""/>Trúng tuyển “ảo” từ học bạ, năng lực quá nhiều, điểm chuẩn ĐH lại biến động?
Vừa qua, trước sự chứng kiến của lãnh đạo UBND xã Kim Thạch, đại diện báo VietNamNet đã đến thăm hỏi và trao thêm 12.105.000 đồng cho gia đình em Nguyễn Đức Mạnh (SN 2011, trú tại thôn Hương Bắc, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh), nhân vật trong bài viết "Con tử vong do mắc nghẹn bánh lọc, cha câm điếc khóc không thành tiếng".Mạnh có hoàn cảnh rất bi đát. Bố câm điếc bẩm sinh, mẹ chạy thận cấp độ 4, hai anh em Mạnh lớn lên nhờ sự nuôi nấng của bà nội bị bệnh tim. Xót xa thay, mới đây đang ăn bánh lọc thì em mắc nghẹn rồi tử vong.
 |
Trao thêm 12 triệu đến gia đình bé Mạnh tử vong do hóc bánh lọc ở Quảng Trị |
Bà Hồ Thị Hường, bà nội em Mạnh xúc động gửi lời cảm ơn báo VietNamNet và quý độc giả đã luôn sát cánh, động viên và đã dìu dắt gia đình bà vượt qua giai đoạn khó khăn này.
“Tôi thực sự nghẹn ngào, không biết nói gì hơn ngoài gửi lời cảm ơn đến bạn đọc báo VietNamNet. Nếu không có sự giúp đỡ của quý bạn đọc, mạnh thường quân, gia đình tôi không biết phải xoay xở như thế nào. Tôi mong muốn, các quý mạnh thường quân, quý bạn đọc luôn mạnh khỏe để có thể giúp đỡ được nhiều số phận, hoàn cảnh bi đát khác”, bà nói.
Ngoài ra, báo VietNamNet cũng vừa trao gần 41.000.000 đồng đến gia đình bé Bảo Lâm (ở thôn Hà Thanh, xã Gio Châu, huyện Gio Linh, Quảng Trị). Bảo Lâm là nhân vật trong bài viết “Lương bố 5 triệu đồng không cứu nổi con mắc bệnh hiểm ác”. Em bị bệnh não úng thủy hành hạ từ khi mới lọt lòng mẹ.
Gia đình em gặp khó khăn khi mẹ Bảo Lâm chỉ là giáo viên mầm non, dạy thời vụ với đồng lương ít ỏi. Từ ngày sinh em, chị nghỉ dạy. Bố Lâm làm nghề lái xe thuê chỉ có 5 triệu/tháng.
Hai vợ chồng có lần lượt 4 đứa con nhỏ đều dưới 5 tuổi. Công việc của chị Nhi chật vật, lương không đủ sống nên sáu miệng ăn trông cậy vào một tay của anh Đăng. Đùng một cái, Bảo Lâm mắc bệnh hiểm, cả nhà nháo nhào đi vay nóng để cứu chữa cho con.
Đại diện gia đình, chị Mai Thị Thúy Nhi, mẹ bé Bảo Lâm đã nhận số tiền 40.905.000 đồng thông qua tài khoản ngân hàng. Không giấu nổi sự xúc động, chị Nhi cho biết: "Nhờ có số tiền bạn đọc giúp đỡ mà gia đình có cơ hội đưa Bảo Lâm đi điều trị bệnh ở các bệnh viện lớn”.
Hương Lài

Thương bé gái 2 tuổi mồ côi cha mẹ, bơ vơ bên bà nội già yếu
Mẹ qua đời khi vừa sinh ra An Nhiên. Hai năm sau, ba em cũng ra đi trong một vụ tai nạn, An Nhiên vừa lên 2 tuổi đã chịu cảnh mồ côi, sống dựa vào bà nội già yếu.
" alt=""/>Bạn đọc tiếp tục động viên gia đình bé Nguyễn Đức Mạnh