“Trời kêu ai nấy dạ” là quan niệm của không ít người khi nói đến những căn bệnh sinh tử nói chung và ung thư nói riêng. Thế nhưng, ung thư cổ tử cung (UTCTC) là căn bệnh nguy hiểm có vắc xin phòng ngừa.Tư vấn của Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Thanh - Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ về vắc xin này.
- Thưa bác sĩ, vì sao nói UTCTC là một trong những bệnh ung thư hiếm hoi có thể phòng ngừa triệt để?
UTCTC có điểm đặc biệt là giai đoạn sang thương tiền ung thư kéo dài, kể từ lúc nhiễm HPV cho đến sang thương UTCTC xâm lấn thời gian tính bằng 10 - 20 năm. Đó chính là khoảng thời gian vàng để chúng ta thực hiện rất nhiều biện pháp dự phòng UTCTC.

|
ThS. BS. Lê Quang Thanh – Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ |
- Với các bệnh ung thư khác, chúng ta biết có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư cao hoặc là tỉ lệ ung thư gia tăng ở một số nhóm người nhất định. Riêng UTCTC thì có bằng chứng khoa học cho thấy HPV là nguyên nhân chính gây bệnh. Ngày nay, chiến lược dự phòng UTCTC hàng đầu là gì thưa bác sĩ?
Phòng ngừa HPV, đặc biệt là những chủng HPV gây UTCTC được xem là biện pháp dự phòng chủ động nhất. Vắc xin phòng ngừa HPV đang được lưu hành tại Việt Nam và Bộ Y tế khuyến cáo các chị em phụ nữ tiêm ngừa để phòng UTCTC.
- Phác đồ tiêm HPV như thế nào, thưa bác sĩ?
Tiêm theo lịch 0-2-6 có nghĩa là tiêm mũi đầu tiên hôm nay thì 2 tháng sau tiêm mũi thứ 2 và 4 tháng sau tiêm mũi thứ 3. Đó là theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Tuy nhiên có nhiều lí do khách quan thì chúng ta có thể tiêm vào lúc thích hợp nhất. Đã có một nghiên cứu cách đây 6 năm của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thực hiện tại Việt Nam đã thử nghiệm và so sánh rất nhiều lịch tiêm ví dụ như 0-2-6, 0-3-9, 0-6-12, 00-12-24, các lịch tiêm đều cho thấy hiệu quả nên chúng ta không phải lo lắng về việc tuân thủ lịch tiêm.
- Hiện trên thị trường có những loại vắc xin nào giúp ngăn ngừa HPV?
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có 2 loại vắc xin ngừa HPV đang được lưu hành: Vắc xin tứ giá ngừa được 4 chủng HPV 6, 11, 16, 18 và vắc xin nhị giá ngừa được 2 chủng HPV 16, 18. Việc tiêm loại nào tuỳ thuộc vào điều kiện tiếp cận và kinh tế của bạn, cũng như tuỳ thuộc vào tư vấn của các y bác sĩ.
Vắc xin nhị giá nhắm vào phòng ngừa UTCTC còn vắc xin tứ giá còn nhắm tới nhiều loại bệnh liên quan tới HPV khác ngoài UTCTC như sùi mào gà sinh dục. Bệnh này tuy không ác tính nhưng khó điều trị. Vắc xin tứ giá còn ngừa cả các sang thương tiền ung thư hoặc ung thư âm hộ, âm đạo, trực tràng. Các chị em tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chọn cho mình loại vắc xin phù hợp nhất.

|
Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa nhiễm HPV và UTCTC |
- Vắc xin có hiệu quả bảo vệ trong bao lâu và có cần phải tiêm lặp lại không, thưa bác sĩ?
Hiện nay các phương pháp dựa trên toán học cho thấy hiệu quả của vắc xin kéo dài tối thiểu là 30 năm và chưa có khuyến cáo nào rằng chúng ta phải tiêm lặp lại.
UTCTC là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ, với 95% trường hợp do vi rút HPV gây ra. Theo Kế hoạch Dự phòng và Kiểm soát UTCTC giai đoạn 2016-2025 của Bộ Y tế, 80% phụ nữ có nguy cơ nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời, tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra ở độ tuổi 20-30, có thể lên đến 20-25%. Cũng theo tài liệu này, mỗi ngày tại Việt Nam có 7 phụ nữ qua đời vì UTCTC và có thêm 14 ca mắc mới.
Bệnh nhân UTCTC phải chịu nhiều hậu quả nặng nề như suy giảm sức khỏe, có nguy cơ vô sinh, suy kiệt về tài chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và hạnh phúc gia đình. Hành động ngay để bảo vệ bản thân và những người phụ nữ yêu thương của bạn bằng cách tìm hiểu thêm thông tin về bệnh, tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ và quan trọng nhất là tiêm vắc xin HPV. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về vi rút HPV, tiêm vắc xin HPV phòng UTCTC và các bệnh liên quan, vui lòng truy cập Fanpage https://www.facebook.com/hpvvietnam/, website http://www.hpv.vn/vi/ hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn phí 1800 54 54 59. |
Vũ Minh
" alt=""/>Chuyên gia tư vấn cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Trụ sở nghìn tỷ 10 năm ì ạchVăn phòng Chính phủ mới đây đã có văn bản gửi các bộ liên quan cho ý kiến đối với việc xin cơ chế đặc thù để xử lý một số vướng mắc của Dự án đầu tư xây dựng trụ sở Bộ Ngoại giao của Bộ Ngoại giao.
Được biết, Dự án đầu tư xây dựng trụ sở Bộ Ngoại giao do Ban quản lý dự án - Bộ Ngoại giao làm chủ đầu tư được phê duyệt từ tháng 7/2009 với tổng vốn 3.484 tỷ đồng.
Đây là dự án thuộc nhóm A, công trình cấp đặc biệt. Công trình chính có quy mô 14 tầng nổi, cao 78,9m và 1 tầng hầm. Diện tích xây dựng 16.282m2, tổng diện tích sàn 126.282m2 (không kể diện tích ngoài trời như khu vực để xe, thảm cỏ, khu thể thao giải trí và đường giao thông nội bộ). Dự án có sân đỗ trực thăng.
 |
Trụ sở mới của Bộ Ngoại giao được xây dựng tại phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). |
Quá trình thực hiện do nhiều nguyên nhân như biến động giá cả vật tư, vật liệu xây dựng; tiền lương nhân công, tỷ giá… Tháng 7/2014, Bộ Ngoại giao đã ban hành Quyết định phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh dự án giai đoạn 1 lên 4.022,7 tỷ đồng.
Bộ Xây dựng: Cơ chế đặc thù chưa thể giải quyết triệt để
Trong văn bản cho ý kiến về việc xin cơ chế đặc thù để giải quyết các vướng mắc của dự án trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ Xây dựng cho rằng, cơ chế đặc thù cho dự án mới chỉ để xử lý tình huống, chưa thể giải quyết triệt để, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc hiện nay của dự án.
“Nếu áp dụng một cách cứng nhắc các cơ chế này như đề xuất tại tờ trình cho toàn bộ các hợp đồng thì sẽ dẫn đến bất cập trong quản lý dự án, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, gây lãng phí, thất thoát tài sản, giảm hiệu quả đầu tư” – văn bản của Bộ Xây dựng nêu.
Đối với đề xuất cho phép quyết toán toàn bộ khối lượng công việc đã thực hiện ở giai đoạn 1, Bộ Xây dựng cho rằng việc quyết toán chỉ phù hợp với các hợp đồng đã hoàn thành toàn bộ (100%) công việc phạm vi hợp đồng trong khi đa số gói thầu còn lại (giai đoạn 1) của dự án đến nay vẫn chưa hoàn thành hết phạm vi của hợp đồng. Do đó đối với các hợp đồng có khối lượng công việc thực hiện dở dang, đề xuất nghiệm thu toàn bộ khối lượng công việc đã thực hiện ở giai đoạn 1 là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Với việc xử lý chấm dứt hợp đồng với các nhà thầu đơn phương chấm dứt hợp đồng tại dự án theo Bộ Xây dựng hiện nay do dự án kéo dài thời gian thực hiện, chưa xác định được thời gian hoàn thành không phải do lỗi của nhà thầu. Thêm vào đó việc thay đổi nhà thầu thi công xây dựng dẫn đến phải tổ chức lựa chọn lại nhà thầu, kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí của dự án…thì chủ đầu tư cần nghiên cứu, đánh giá cụ thể với từng hợp đồng.
Bộ Xây dựng cũng cho rằng, chủ đầu tư cần tổ chức xác định kế hoạch tổng thể triển khai tiếp của dự án và tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án (nếu có), trình người quyết định đầu tư phê duyệt.
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng xem xét, chấp thuận làm cơ sở để điều chỉnh, bổ sung vốn đầu tư trung hạn để thực hiện phần còn lại dự án theo đúng kế hoạch và nằm trong phạm vi tổng mức đầu tư điều chỉnh được phê duyệt.
Cơ chế đặc thù để xử lý một số vướng mắc của Dự án đầu tư xây dựng trụ sở Bộ Ngoại giao hiện đang được Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến các bộ, ngành trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hồng Khanh

17.000 tỷ xây mới trụ sở 13 bộ ngành sau di dời
- 3 phương án được Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) đưa ra để di dời trụ sở 13 bộ, ngành khỏi nội thành Hà Nội, trong đó phương án thấp nhất tốn gần 12.000 tỷ đồng, cao nhất tốn khoảng 17.000 tỷ đồng.
" alt=""/>Bộ Ngoại giao xin cơ chế đặc thù cứu trụ sở 4.000 tỷ 10 năm chưa xong

Doanh nghiệp kinh tế số sẽ bao gồm doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), viễn thông và doanh nghiệp dựa trên các nền tảng ICT. Ảnh: Trọng ĐạtDự thảo cũng nêu rõ, tùy vào từng danh mục mà Tổng cục Thống kê, Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Giáo dục & Đào tạo hoặc Bộ Công Thương sẽ là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm về việc thu thập, tổng hợp các dữ liệu này. Kỳ công bố sẽ diễn ra hàng quý, 6 tháng, 1 năm hoặc 2 năm tuỳ thuộc vào từng chỉ tiêu cụ thể.
Theo nội dung dự thảo, kinh tế số bao gồm các hoạt động cung cấp dịch vụ hạ tầng số, dịch vụ nền tảng số và dịch vụ ứng dụng số.
Trong đó, hạ tầng số là hạ tầng kỹ thuật vật lý (hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin) để truyền đưa thông tin số, dữ liệu số và để cung cấp dịch vụ nền tảng số, dịch vụ ứng dụng số, như dịch vụ viễn thông cố định, dịch vụ viễn thông di động, dịch vụ kết nối Internet, dịch vụ truy nhập Internet,...
Dịch vụ nền tảng số là dịch vụ được phát triển dựa trên hạ tầng số nhằm tạo ra môi trường cho dịch vụ ứng dụng số, như dịch vụ sàn thương mại điện tử hàng hóa (Shopee, Sendo, Amazon, Alibaba,.. ), sàn giao dịch chứng khoán, dịch vụ mạng xã hội (Zalo, Facebook, YouTube,...), các ứng dụng trên nền tảng di động để cung cấp dịch vụ (Uber, Grab,... ).
 |
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nền tảng số như các sàn thương mại điện tử, ứng dụng trên nền tảng số,... cũng sẽ được tính là một trong những thành phần của kinh tế số. Ảnh: Trọng Đạt |
Dịch vụ ứng dụng số là các dịch vụ tin học, dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin nói chung được phát triển, vận hành dựa trên hạ tầng số hoặc nền tảng số để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng trong hoạt động, sản xuất, kinh doanh, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Theo dự thảo, doanh nghiệp kinh tế số sẽ bao gồm 2 nhóm, doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, viễn thông và doanh nghiệp dựa trên các nền tảng thông tin truyền thông (ICT).
Trong đó, doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, viễn thông là doanh nghiệp có ngành nghề chính thuộc lĩnh vực phần cứng, phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông.
Doanh nghiệp dựa trên các nền tảng ICT là doanh nghiệp có ngành nghề chính là bán hàng hóa dựa trên các nền tảng thương mại điện tử, bán dịch vụ dựa trên các nền tảng kinh doanh số.
Trọng Đạt

Lời giải cho kinh tế số Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới
Tốc độ tăng trưởng về thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam đang ở mức rất cao. Tuy nhiên khi đại dịch Covid-19 qua đi, thị trường TMĐT Việt Nam sẽ chứng kiến một bức tranh hoàn toàn mới.
" alt=""/>Việt Nam sẽ lần đầu có Bộ chỉ tiêu thống kê kinh tế số