92 triệu người chơi toàn cầu sau 6 năm phát hành, MapleStory đã chứng tỏ vị trí như một người khổng lồ trong làng game online. Chuyến hành trình rong ruổi qua các lãnh địa game trên toàn thế giới đã khẳng định sự thành công của Maple.
" alt=""/>MapleStory “hút” 92 triệu gamer toàn cầuTheo người trong nghề, cụm từ "cát-sê tiền tỷ" nghe tưởng chừng đơn giản, thực tế là kết quả của cả quá trình làm nghề gần như không tưởng của các ngôi sao.
Chuyện đằng sau cát-sê tiền tỷ
Cần làm rõ, không phải ca sĩ nào cũng có mức cát-sê lên đến hàng tỷ. Số lượng sao hạng S ở Việt Nam hiện đếm không quá một bàn tay.
Hoạt động biểu diễn chưa bao giờ đơn thuần là đến nơi hát, cầm tiền mang về là xong. Để có một chương trình biểu diễn cần sự tham gia của hàng chục người và rất nhiều khâu, tất cả đều quy ra tiền.
Mỗi buổi diễn, ê-kíp đi cùng ngôi sao tối thiểu 5-6 người gồm: quản lý, trợ lý, trang điểm (make up), trang phục (stylist), truyền thông (media) hoặc/và truyền thông xã hội (social).
Hiện, các sao hạng S đều điều hành hoặc trực thuộc công ty quản lý. Ê-kíp của một nữ ca sĩ trực thuộc công ty, chi phí "cây nhà lá vườn" tính theo tháng trên dưới 100 triệu đồng, mỗi năm khoảng 1 tỷ đồng.
Ê-kíp càng giỏi, chi phí càng cao. Cá biệt có trường hợp một nam ca sĩ hạng S phải "nuôi" cả tập đoàn.
"Ngay cả khi cát-sê 1 tỷ, nếu anh chỉ hát 2 show/tháng thì số còn lại chẳng còn bao nhiêu", một quản lý truyền thông xin giấu tên nói với VietNamNet.
Cát-sê cao đồng nghĩa điều kiện nhiều. Một nam ca sĩ có mức cát-sê trung bình 1,2 tỷ đồng, thực tế hợp đồng luôn có điều khoản "cam kết viral mạng xã hội".
"Đâu phải tự nhiên mà cậu ấy luôn làm trò này, trò kia mỗi lần xuất hiện. Phải trả quyền lợi cho nhãn hàng chứ", theo chuyên gia.
Người này cũng nhận định nghề ca sĩ chỉ có thể tiến về phía trước, không được phép chững lại. Nhiều ca sĩ bán tài sản như nhà, đất làm sản phẩm được khen kính nghiệp, sự thật là không còn lựa chọn khác.
Chuyên gia cho hay: "Nghệ sĩ Việt sống dựa vào nhãn hàng thay vì sản phẩm do khán giả không chi tiền, thực trạng bản quyền nhiêu khê. Tuy nhiên, để có show, họ bắt buộc duy trì việc làm sản phẩm mới".
Trung bình, chi phí làm MV dao động 500 triệu - 1 tỷ đồng, album "ngốn" từ 1 tỷ đồng trở lên. Với một tên tuổi hạng B, chi phí tổ chức họp báo, media khoảng 300 triệu đồng; social tùy ngân sách.
Ngược lại, hạng A và S là địa hạt của những cuộc chiến social. Việc một MV được sản xuất hết 1,5 tỷ đồng nhưng chi phí social "đội" lên 2,5 tỷ, thậm chí hơn, hiện không còn mới mẻ.
Tiền mua bài hát mới trung bình 10.000 USD (khoảng 254 triệu đồng), chưa gồm hòa âm, phối khí và các loại phí bản quyền đi kèm. Ngoài ra, chưa kể các khoản trang phục, di chuyển, ăn uống...
Thực trạng ca sĩ dốc hết tài sản nhưng sản phẩm vẫn thất bại rất phổ biến trong một thị trường có sức cạnh tranh ngày càng lớn.
Một ca sĩ chi hàng trăm triệu đồng cho trang phục hàng hiệu, kết quả MV thu về không tới 1 triệu lượt xem. Nữ ca sĩ L. làm chuỗi MV dạng live session, riêng khoản ban nhạc chơi live "ngốn" hơn 1 tỷ đồng để rồi sau đó như "đá ném ao bèo".
Hai năm nay, trừ hạng A+ và S, ca sĩ các hạng dưới gần như không thể xin tài trợ. Vài trường hợp việc tài trợ không thành vì nhãn hàng đòi hỏi nhiều, ca sĩ - với cái tôi cao, yêu cầu khắt khe về chất lượng nghệ thuật - đành "cắn răng" từ chối.
Tiền nào của nấy
Từ góc nhìn của người cùng nghề, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung thấy hiện tượng sao hạng S đạt mức cát-sê hàng tỷ "không có gì để bàn cãi".
Quy luật "tiền nào của nấy", "có cung ắt có cầu" luôn đúng. Con số "khủng" phản ánh người nghệ sĩ mang đến những giá trị tương xứng còn nhãn hàng nhận lại lợi ích tương đương, thậm chí cao hơn số tiền bỏ ra.
"Các nhãn hàng rất thông thái trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Việc chi tiền tỷ mời nghệ sĩ biểu diễn có đáng hay không chỉ họ hiểu rõ nhất, chẳng ai ép hay tác động được", anh cho hay.
Nguyễn Văn Chung nhận định thu nhập cao luôn đi cùng trách nhiệm cao. Người nghệ sĩ phải đảm bảo nghĩa vụ với khách hàng, nghĩa vụ đóng thuế (trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội), từ đó góp phần phát triển đất nước.
"Chúng ta chỉ có thể lên án người có thu nhập cao do phạm pháp chứ sao có thể lên án những người cố gắng xây dựng tốt hình ảnh cá nhân, đạt được thứ hạng cao nhất trong lĩnh vực nghề nghiệp để xứng với số tiền khách hàng bỏ ra?", nhạc sĩ nêu quan điểm.
Anh cũng không đồng tình từ "hét giá" vì: "Tự định giá bản thân cao hay thấp là quyền của mỗi người. Ai cũng được quyền đưa ra trị giá mong muốn, việc chấp nhận hay không lại thuộc về quyền của khách hàng - điều rất đương nhiên trong xã hội".
Bích Hợp
Chỉ khi Guto bị co giật, bố mẹ cậu mới đưa con tới bệnh viện thành phố kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân thực sự dẫn tới chứng đau đầu thường xuyên của bệnh nhi.
Guto được chẩn đoán mắc u sọ hầu. Đây là loại u não cực hiếm gặp, và ảnh hưởng khoảng 1/1 triệu người. Các bác sĩ nói bệnh nhi cần phải phẫu thuật để loại bỏ một phần khối u, nếu không sẽ tử vong chỉ trong vài ngày. Tuy nhiên, cuộc phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như làm mất khả năng đi lại, nói chuyện, hoặc cử động mắt. Tốc độ phát triển cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng. Cuối cùng, gia đình Guto quyết định mạo hiểm để cứu sống con trai.
Sau ca phẫu thuật, Guto được theo dõi suốt ngày đêm, do các bác sĩ lo ngại bệnh nhi có thể bị co giật, hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường. May mắn, Guto đã hồi phục hoàn toàn.
Nhưng sau khi thực hiện một loạt xét nghiệm, các bác sĩ cho biết trong quá trình phẫu thuật, tuyến yên của Guto đã bị ảnh hưởng. Điều này có nghĩa cậu sẽ ngừng phát triển bình thường chỉ trong vòng một, hai hoặc ba năm.
Thực tế, Guto đã ngừng phát triển vào năm 12 tuổi. Hiện tại ở tuổi 23, chàng trai vẫn trông như một thiếu niên 13 tuổi.
Các bác sĩ chỉ có thể loại bỏ khoảng 20% khối u sọ hầu để không gây ra tổn thương não bộ. Sau đó, Guto phải trải qua nhiều đợt hóa trị để thu nhỏ khối u. Bác sĩ có thể tiêm hormone tăng trưởng để Guto cao lớn hơn, nhưng điều này cũng có thể làm khối u to lên. Do đó, gia đình Guto phản đối.
Khi cơ thể ngừng phát triển, cuộc sống của Guto bị đảo lộn. Thách thức lớn nhất là Guto phải chấp nhận tình trạng cơ thể, và thực tế anh sẽ không bao giờ trông đúng tuổi của mình. Lúc này, Guto nổi loạn, không nói chuyện với bất cứ ai ở trường kể cả giáo viên. Chính gia đình đã giúp anh vượt qua biến cố trong đời.
“Nếu không có gia đình, tôi sẽ không thể vượt qua được. Tôi biết những người bị ung thư sẽ không còn gì. Nhưng giờ tôi không quan tâm. Tôi có những người bạn lớn tuổi. Họ từ 20, 30, 40 tuổi, và họ không phân biệt đối xử với tôi. Hiện tại, tôi rất khỏe, tôi nói nhiều hơn, và tôi không còn cảm thấy xấu hổ trước bất cứ điều gì”, Guto chia sẻ với hãng tin BBC.
Ở tuổi 23, Guto hiện cao 1m62 và nặng khoảng 50kg, tương đương thiếu niên 13 tuổi. Trải qua vài năm hóa trị, cùng 12 ca phẫu thuật, Guto hiện vẫn còn khối u to bằng hạt đậu trong não, nhưng không còn bị đau đầu.
Tiếng Việt: 1.065.000/tín chỉ
Tiếng Anh: x 1,4
Thực hành: x 1,2
Tiếng Việt: 1.065.000/tín chỉ
Tiếng Anh: 1.685.000/tín chỉ
Tiếng Việt: 975.000/tín chỉ
Tiếng Anh: x 1,4
Thực hành: x 1,2
Tiếng Việt: 975.000/tín chỉ
Tiếng Anh: 1.685.000/tín chỉ
Tiếng Việt: 975.000/tín chỉ
Tiếng Anh: 1.685.000/tín chỉ
Mode Coop: 3.290.000/tín chỉ
Lộ trình tăng học phí mỗi năm (tăng không quá 10%/năm).
Tại phân hiệu Vĩnh Long, mức học phí dự kiến năm học 2024 – 2025: 625.000/tín chỉ (bằng 65% học phí của cơ sở tại TP.HCM. Lộ trình tăng học phí (mức tăng không quá 5%/năm).
Cụ thể, Năm 2024-2025: 625.000/tín chỉ; Năm 2025-2026: 657.000/tín chỉ; Năm 2026-2027: 690.000/tín chỉ; Năm 2027-2028: 725.000/tín chỉ.
Đối với các học phần thực hành, đồ án, thực tế… của chương trình Robot và Trí tuệ nhân tạo mức học phí tín chỉ = 1,2 x mức học phí tín chỉ học phần lý thuyết.
Theo đại học này, tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết lý thuyết, 30-45 tiết thực hành; 45-90 giờ thực tập tại cơ sở; 45-60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn theo của định của đại học này.
Năm 2024, ĐH Kinh tế TP.HCM tuyển sinh 7900 chỉ tiêu (tăng 100 chỉ tiêu so với 2023 chủ yếu cho 2 chương trình mới), tương ứng 56 lựa chọn chương trình học tại TP.HCM và 630 chỉ tiêu, 16 chương trình học tại Vĩnh Long.
ĐH Kinh tế TP.HCM giữ ổn định tổng chỉ tiêu và 6 phương thức xét tuyển gồm: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế; Xét tuyển học sinh Giỏi; Xét tuyển quá trình học tập theo tổ hợp môn; Xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực; Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.