Mức sống được cải thiện, tốc độ Internet đã tốt hơn giúp chúng ta tiếp cận thông tin trên mạng dễ dàng hơn. Nhưng trong khi một số ít hưởng lợi từ Internet, nhờ các kênh mua sắm online hay các khóa học trực tuyến, kết nối với các nhóm chuyên gia, số còn lại lãnh đủ hậu quả từ mảng tối của Internet bao gồm tin bẩn, lừa đảo tiền và tình, trở thành công cụ câu like, câu view hoặc dính vào những "phong trào" vô bổ như anti-fan.
Về bản chất, các mạng xã hội đều tốt đẹp. Facebook đầu tiên được tạo ra để kết nối bạn bè ở trường đại học. YouTube muốn đem lại thông tin theo dạng video thay vì văn bản. Tuy nhiên, vì sức ép kiếm tiền mà các mạng xã hội phải chạy theo quảng cáo và tìm kiếm nguồn nội dung từ chính người dùng. Từ đó, đủ loại nội dung xấu được đưa lên.
Dân trí còn tương đối thấp, tiếng Anh vẫn còn là một trong những tâm điểm khi bàn các chủ đề về sự nghiệp, học hành, nên có rất nhiều thông tin, website hữu ích bằng tiếng Anh nhưng chúng ta không thể tiếp cận, thậm chí không thể tìm ra. Bởi dù Google có thể cung cấp đầy đủ thông tin, nhưng cái mà dân văn phòng, người đi làm vẫn hay hỏi lẫn nhau là "keyword" (từ khóa) nào để nhập vào Google - họ không có đủ khả năng tiếng Anh để chọn ra keyword phù hợp.
Ngoài tin tức, các nội dung số có giá trị đều phải trả tiền. Các khóa học online phải qua các website giáo dục và trả tiền từ 100.000 đồng đến hai triệu đồng. Chính bởi sự hạn chế về khả năng và cách tiếp cận, không biết cách chọn lọc các nguồn nội dung có giá trị, nhiều người quay sang Facebook, YouTube và bị chúng cuốn vào.
>> Nhận ra Facebook không quan trọng sau khi xóa
Chúng ta được khuyên dùng Internet để truy cập thông tin theo đúng nghĩa là các nội dung có lợi cho bản thân, nhưng đang có khá nhiều người giới hạn không gian Internet của mình trong một khoảng nhỏ hẹp mà họ gọi là "lên mạng" - thông qua Facebook, YouTube và một số app (ứng dụng) khác.
Một ví dụ cho thấy sự khác thường trong nhu cầu sử dụng Internet là Twitter. Nội dung trên Twitter không mang tính giải trí nhiều bởi giới hạn về độ dài, nên gần như người Việt ít dùng.
Có lẽ mỗi chúng ta phải thẳng thắn nhìn lại nhu cầu (cần) và sở thích (muốn) thông tin của mình, để sử dụng không gian mạng một cách tỉnh táo nhất.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Facebook, YouTube thỏa mãn 'cơn đói' thông tin của người ViệtMặc dù cao tuổi nhưng bà Xê vẫn minh mẫn. Bà gây ấn tượng với mọi người trong trường quay khi đối đáp hóm hỉnh với MC Quyền Linh và Lê Lộc.
Bà Xê tiết lộ, bộ áo dài bà mặc mới được may hôm trước, phục vụ cho buổi ghi hình.
Bà cũng kể: "Con dâu cao ráo, xinh xắn nhưng nói khó nghe lắm. Con nói 10 tôi chỉ hiểu được 2. Con lại nấu ăn theo kiểu miền Trung, không hợp khẩu vị của tôi. Hồi ấy dù đồng ý cho cưới nhưng bụng tôi vẫn không hài lòng".
Trong khi đó, chị Thúy Tư kể, mình làm dâu được 35 năm. Để chinh phục được mẹ chồng, chị phải trải qua một hành trình dài.
Theo lời chị Tư, cụ Xê không thích người miền Trung. Cụ còn tuyên bố thẳng với 4 người con trai là không ai được cưới người miền Trung.
![]() |
Bà Xê và chị Tư dành cho nhau nhiều tình cảm đặc biệt. |
Khi chị Tư và chồng hẹn hò, anh phải thuyết phục khá lâu để mẹ chấp nhận người yêu của mình.
Ngày ra mắt, họ hàng nhà người yêu đến đông, mong xem mặt cháu dâu tương lai. Bà Xê nhìn từ trên xuống dưới rồi cầm tay chị Thúy Tư nói: "Con bé này có bàn tay đẹp quá, mà đẹp thế này thì có biết làm ăn gì không". Câu nói của bà Xê làm chị Thúy Tư chột dạ.
Chị Tư từ nhỏ mồ côi mẹ nên khi lấy chồng, chị mong được mẹ chồng yêu thương như con gái ruột. Tuy nhiên, chị chia sẻ mẹ chồng chị là người khó tính và cầu toàn.
![]() |
Mẹ chồng 87 tuổi của chị Thúy Tư. |
Chị làm gì bà Xê cũng không hài lòng. Chồng chị lại đi làm liên miên. Một mình chị ở nhà với mẹ chồng, có lúc chị cảm thấy bất lực, muốn buông xuôi. Thế nhưng, chồng chị đã kịp thời làm cầu nối giúp mẹ và vợ hiểu nhau hơn.
"Anh nói anh không có quyền lựa chọn mẹ nên mong tôi cố gắng. Anh tư vấn cho tôi sở thích của mẹ. Mẹ thích gì, muốn ăn gì, ghét gì... anh ghi ra giấy cho tôi đọc", chị Thúy Tư nhớ lại.
Khi có lương, chồng chị lại khéo léo đưa vợ, dặn vợ biếu mẹ. Chị học cách nấu nướng hợp khẩu vị mẹ chồng.
Bà Xê thích xem cải lương, chị Tư thường ngồi xem cùng rồi chia sẻ về nhân vật, nội dung vở diễn với mẹ chồng. Qua 6 năm đầu chung sống, bà Xê và chị Tư dần tìm được tiếng nói chung.
Bà Xê thành thật: "Tôi khó tính nhưng cũng thích trò chuyện với con dâu. Con nói mãi mình không hiểu nên mới bực mình".
Giờ đây, bà Xê hoàn toàn hài lòng về con dâu. Bà thương con dâu hiền lành, sống quá tiết kiệm. Bản thân lúc nào cũng tằn tiện nhưng ai gặp khó khăn là giúp đỡ hết lòng.
"Già rồi phải thương mình, đừng lo chuyện bao đồng nữa nghe con", bà Xê khuyên con dâu trên sóng truyền hình.
Nay, ngoài sự tin tưởng của mẹ chồng, chị Thúy Tư cũng được mọi người trong gia đình chồng trân trọng.
Kết quả viên mãn của chị Thúy Tư sau 35 năm nhận được sự quan tâm của khán giả. Mọi người đều cho rằng, chính sự hi sinh, nhẫn nại của chị Thúy Tư đã cảm hóa được mẹ chồng. Sau khi phát sóng, nhiều lời chúc đã được gửi đến 2 mẹ con chị.
Ngọc Ánh - cô bé 14 tuổi mơ ước bữa cơm gia đình đầy đủ thành viên. Em cũng thổ lộ nỗi đau mỗi khi nghe những lời chê bai nhan sắc của mình từ bố mẹ.
" alt=""/>Nàng dâu Quảng Trị kể về 35 năm chinh phục mẹ chồng khó tính