Từ khi cỗ máy chơi game video đầu tiên Magnavox Odyssey xuất hiện năm 1972, các hãng sản xuất thiết bị đã không ngững tiếp tục phát triển các thế hệ mới máy chơi game mới để phục vụ nhu cầu giải trí cho người dùng. Tuy nhiên không phải “phát minh” nào cũng đạt được thành công và thu hút sự chú ý của người sử dụng.
Các máy chơi game tồi nhất trong danh sách này của PCworld bao gồm cả các tên tuổi lớn như Apple hay Nokia.
1. Apple Pippin
Máy chơi game này ra mắt năm 1996. Hãng máy tính Apple đã thiết kế và kỳ vọng Pippin như một thiết bị giải trí đa phương tiện (hỗ trợ khả năng chơi game, duyệt web và nghe âm nhạc) và cấp giấy phép sản xuất máy cho hai công ty Bandai và Katz Media. Nhưng thật không may mắn, Pippin đã không nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của thị trường bởi sự “nghèo nàn” trong tất cả các tính năng trên. Pippin cũng đã từng được PCworld liệt vào những “thất bại” lớn nhất của sản phẩm Apple.
Nguyên nhân tạo nên thất bại cho sản phẩm này chính là bộ vi xử lý chậm chạp 66 MHz lại được hãng sử dụng để “giải quyết” các ứng dụng giải trí đòi hỏi cấu hình cao, nhanh. Thêm vào đó, thiết kế không gây ấn tượng mạnh, thư viện game ít và giá quá đắt (600 USD) đã khiến Apple Pippin có mặt trong danh sách này.
2. Tiger Game.com
Mẫu máy chơi game này được tung ra thị trường năm 1997. Vào cuối những năm 1990, hãng Tiger đã xây dựng chỗ đứng vững chắc cho mình trên thị trường trò chơi điện tử cầm tay. Hầu hết các cửa hàng bán trò chơi đều bày bán các mẫu máy chơi điện tử có màn hình LCD giá rẻ của Tiger. Để khẳng định vị trí của mình trên thị trường này, hãng tiếp tục phát triển một sản phẩm độc đáo nhằm cạnh tranh trực tiếp với máy chơi điện tử cầm tay Game Boy của hãng Nitendo.
Vì vậy, Tiger Game.com đã được ra đời. Đây là lần đầu tiên hãng tích hợp màn hình cảm ứng và kết nối Internet cho một cỗ máy chơi game (console). Nhưng các ứng dụng Internet chỉ dừng lại ở khả năng hỗ trợ tin nhắn và các phụ kiện cáp kết nối đi kèm với modem ngoài đã khiến Game.com không thể thu hút nhiều fan trên thị trường.
Có thể nói đây là một cỗ máy chơi game ứng dụng công nghệ của một thập kỷ trước đó và mất đi tính linh động trong di chuyển của thiết bị.
Điểm kém hấp dẫn nhất trong sản phẩm này chính là thư viện game nghèo nàn và hầu hết các tựa game đều sử dụng những hình ảnh nứt nẻ, thiết sự bóng mượt trong chuyển động. Thêm vào đó độ phân giải hình ảnh thấp của màn hình cảm ứng cũng làm các khách hàng cảm thấy nhàm chán khi chơi game trên Game.com. và cũng thật “ngớ ngẩn” khi nói rằng thiết bị này hỗ trợ Internet.
" alt=""/>Những máy video game tệ nhất mọi thời đại (I)Theo nghệ sĩ Nhật Cường, vợ anh sang Mỹ sống từ năm 2003, nhưng mãi đến 2015 anh mới có thể sang định cư cùng vợ theo diện bảo lãnh. Tuy nhiên, dù đã định cư nước ngoài gần 10 năm, Nhật Cường chủ yếu sống và làm việc tại Việt Nam, mỗi năm chỉ sang Mỹ khoảng 2 lần.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, nam nghệ sĩ cho biết, khi sang Mỹ, anh cảm thấy "sốc" với cuộc sống mới. Khoảng thời gian đầu, anh chỉ nằm ở nhà vì không biết tiếng Anh để giao tiếp. Sau này, khi đã có chút vốn ngoại ngữ, anh mới nhận nhiệm vụ đưa đón con đi học, phụ vợ việc nhà.
Tuy nhiên, cuộc sống đơn điệu khiến anh cảm thấy buồn chán nên thường về Việt Nam để đi diễn, duy trì đam mê. Hiện tại, vợ chồng Nhật Cường chấp nhận cảnh "mỗi người một nơi". Tại Việt Nam, nam nghệ sĩ sống một mình trong căn nhà ở Bùi Đình Túy (quận Bình Thạnh, TPHCM).
Nam diễn viên bộc bạch: "Bà xã là người rất yêu thương gia đình, chăm sóc con chu đáo. Dù sống xa nhau nhưng tôi may mắn khi có bà xã luôn hết lòng ủng hộ công việc, chưa bao giờ than phiền hay càm ràm về những quyết định của tôi.
Cái khó của vợ chồng tôi là phải sống ở 2 nơi. Tuy nhiên, suốt bao năm qua, chúng tôi luôn đặt cho nhau niềm tin và sự tôn trọng, đó là chất keo kết dính hôn nhân".
Dù ở xa nhau nhưng Nhật Cường luôn biết cách quan tâm, vun đắp cho tổ ấm của mình. Mỗi ngày, anh dành thời gian gọi điện hỏi thăm vợ con ở Mỹ, cũng như thường xuyên cập nhật về cuộc sống của mình ở Việt Nam.
Mỗi lần sang Mỹ, ngoài việc chạy show, nam nghệ sĩ dành thời gian đưa vợ con đi du lịch, thăm họ hàng và bạn bè. Vừa qua, cả hai có chuyến đi Los Angeles (bang California, Mỹ).
Con trai Nhật Cường - Nhật Thịnh (SN 2002) - đang học đại học năm thứ 3. Trong tương lai, nam nghệ sĩ dự định sẽ cùng bà xã về Việt Nam sinh sống, khi con trai ra trường và có công việc ổn định.
"Trong gia đình tôi, các thành viên đều tôn trọng và thấu hiểu nhau. Đặc biệt, vợ chồng tôi luôn xem con trai như một người bạn và ngược lại. Vì vậy, mỗi khi gặp rắc rối trong cuộc sống, Nhật Thịnh luôn thoải mái tâm sự với chúng tôi, kể cả việc có bạn gái", Nhật Cường cho hay.
Theo nghệ sĩ sinh năm 1965, mặc dù lớn lên ở Mỹ nhưng con trai của anh nói rất rành tiếng Việt. Hằng ngày, gia đình anh sử dụng tiếng Việt giao tiếp với nhau để con trai không bị mất gốc. Mỗi năm, vợ chồng anh đều đưa Nhật Thịnh về Việt Nam để thăm ông bà kết hợp với nghỉ hè.
Chạnh lòng vì "sân khấu kịch suy thoái"
Nổi lên từ sân khấu hài, đến khi sân khấu suy thoái, Nhật Cường chuyển sang làm phim chiếu mạng, xây dựng kênh YouTube để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, anh không đặt nặng chuyện tiền bạc từ công việc này. Với anh việc quay clip vừa chia sẻ về cuộc sống bản thân, vừa để lưu giữ những khoảnh khắc kỷ niệm.
Nam diễn viên nói thêm: "Đôi lúc nghĩ lại, tôi thấy chạnh lòng. Ngày xưa đêm nào tôi cũng chạy show, còn bây giờ chủ yếu đi diễn ở sự kiện, tiệc tùng và tần suất được mời diễn cũng hạn chế.
Khi công nghệ phát triển, mọi người chỉ cần cầm điện thoại là có thể cập nhật đầy đủ tin tức, lựa chọn cách thức giải trí đa dạng, lĩnh vực sân khấu trở nên hạn hẹp, thưa dần".
Từng là ngôi sao làng hài một thời, giờ đây, Nhật Cường chấp nhận đi diễn đám tiệc, sự kiện nhỏ mà không ngại bị soi xét, đánh giá. Với anh, diễn ở đâu không quan trọng, miễn là mình được cống hiến, khán giả yêu thương.
"Đương nhiên, ai cũng thích được diễn ở những sân khấu lớn, sự kiện hoành tráng nhưng tôi nghĩ diễn ở đám cưới, tiệc tùng cũng có cái hay riêng, mình được gần gũi, tương tác gần hơn với khán giả", nghệ sĩ nói.
Nhật Cường tâm sự, anh ao ước được thực hiện liveshow riêng nhưng với điều kiện hiện tại, anh gặp không ít khó khăn cả về mặt nhân lực lẫn tài chính.
Nam nghệ sĩ cho biết, ngày xưa một liveshow anh có thể bán vé cho 5 đêm diễn, còn bây giờ số lượng khán giả mua vé bị hạn chế nên một liveshow chỉ diễn một đêm duy nhất.
"Việc tập hợp anh em nghệ sĩ tập luyện gặp nhiều khó khăn, vì người này người kia đều bận chạy show riêng. Mỗi lần chốt lịch tập rất khó, chưa kể, có khi họ "lật kèo" ngang trước giờ tập nên mình cũng chán nản theo.
Tôi mong sân khấu được như xưa để anh em còn gặp gỡ, trao đổi công việc, nếu không sân khấu sẽ thưa và mất dần. Trong tương lai, tôi nghĩ nếu muốn vực dậy sân khấu kịch cần sự hỗ trợ nhiệt tình từ anh em đồng nghiệp nữa", Nhật Cường bộc bạch.
Nhật Cường sinh năm 1965, là diễn viên hài được khán giả yêu mến qua các vai diễn trong những vở hài kịch, phim ngắn như: Vì sao tôi điên, Xích lô, Thương đâu gả đó, Kén rể, Ra Giêng anh cưới em...
Nam nghệ sĩ từng thực hiện 5 liveshow mang tên Cười để nhớ, để lại nhiều ấn tượng với khán giả.
" alt=""/>Nghệ sĩ hài Nhật Cường: Hôn nhân 'mỗi người một nơi', bị sốc khi sống ở MỹNgay từ khi tổ chức vòng sơ tuyển, The Face Kid đã nhận được sự ủng hộ, quan tâm của đông đảo các bậc phụ huynh và ngay lập tức đăng ký cho con, em mình dự thi. Kết thúc vòng catsing đầu tiên trước khi đến với vòng chấm thi online, một số gương mặt mẫu nhí xuất sắc nhất đã lộ diện.
Siêu mẫu Đình Quyền cho biết, các em nhỏ rất đáng yêu và tự tin, tự tin hơn hẳn thời của anh trước kia. Vậy nên anh cảm thấy rất khó khăn khi phải loại bất cứ thí sinh nhí nào.
Chân dung 6 thí sinh xuất sắc:
Lê Huyền Thiên Hy
Lê Huyền Thiên Thư
Phạm Khánh Vy
Nguyễn Tùng Chi
Nguyễn Thị Minh Hạnh
Nguyễn Hạnh Nguyên
Ngân An
Siêu mẫu Đình Quyền cùng Á hậu cuộc thi Hoa hậu Thế giới Lào 2019 - Xanita Savengxo ngồi “ghế nóng" cuộc thi The Face Kid 2022.
" alt=""/>6 thí sinh xuất sắc tại The Face Kid 2022Lời kể bất ngờ của cậu con trai
Theo anh Trần Chí Dũng, phụ huynh của cháu K học sinh lớp 2A4, Trưởng Tiểu học Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội), sự việc xảy ra vào lúc 10h30 ngày 1/12/2016, khi gia đình anh nhận được điện thoại từ cô Đỗ Thị Hòe, GV chủ nhiệm lớp 1 của cháu K thông báo "giờ ra chơi con chạy chơi ở sân trường và bị ngã gãy chân, đang được các cô đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương".
Tại đây, cháu K được chẩn đoán là gãy xương đùi phải. Tuy nhiên, sau khi bó bột thì xương vẫn không khớp nhau vì vậy gia đình đưa cháu K sang Bệnh viện Việt Đức. Theo chẩn đoán của bác sĩ tại bệnh viện này thì trường hợp gãy chân của cháu K là nặng và bắt buộc phải mổ, nẹp vít xương.
Trong quá trình điều trị, các bác sĩ tại Bệnh viện Việt Đức có trao đổi với gia đình anh Dũng về nguyên nhân tai nạn thì anh Dũng có trình bày là theo lời các cô giáo ở trường thì do cháu chạy chơi và bị ngã ở sân trường.
![]() |
Hình ảnh chụp X-Quang thương tích của cháu K, con anh Dũng. Ảnh: Phụ huynh cung cấp. |
Tuy nhiên, theo đánh giá của các bác sĩ thì với chấn thương nặng như của cháu K thì việc chạy và tự ngã mà không có tác động mạnh từ bên ngoài là điều khó có thể xảy ra. Mặt khác, cháu không có bệnh lý gì về xương, và xương đùi là nơi cứng nhất, rất khó gẫy nếu không có lực rất mạnh tác động.
Theo anh Dũng, trong thời gian con mình nằm viện, gia đình không có điều kiện tìm hiểu nguyên nhân tai nạn. Bên cạnh đó, do sức khỏe tinh thần của cháu chưa được ổn định sau vụ tai nạn nên khi được bố mẹ hỏi cháu đều tỏ ra mệt mỏi và không trả lời.
Tuy nhiên, khi sức khỏe của cháu K đi vào ổn định, gia đình hỏi cháu và tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tai nạn thì cháu K có kể lại rằng, trong giờ ra chơi, cháu và các bạn cùng lớp có ra sân sau của trường chơi, đến khi có chuông hết giờ, cháu và các bạn (4 bạn) chạy về lớp. Trong lúc cháu chạy về lớp thì có va chạm vào một chiếc xe Hyundai màu xanh nước biển đang di chuyển.
Theo lời kể của cháu K thì khi đó trên xe có cô Hiệu trưởng (bà Tạ Thị Bích Ngọc) và một cô giáo khác. Các cô xuống xe hỏi cháu có làm sao không và sau đó cháu được ông Trung, bảo vệ bế lên phòng thư viện, sang phòng y tế sơ cứu rồi đưa vào bệnh viện.
Bên cạnh đó, anh Dũng cũng cho biết, có ít nhất 2 phụ huynh học sinh là bạn của con mình đã xác nhận rằng, họ có nghe con họ nói lại là cháu K bị xe ô tô đâm vào trong giờ ra chơi.
Ngoài ra, theo anh Dũng, con anh bị gẫy xương đùi phải nhưng lại có những vết xây xước phía sau của hông bên trái.
Từ lời kể của con, thông tin từ phụ huynh học sinh là bạn của con kết hợp với nhận xét của các bác sĩ, anh Dũng cho rằng, con anh đã bị ô tô đâm vào đùi phải rồi ngã về phía sau gây xước xát phía hông trái và gãy đùi phải.
Vào sáng ngày 12/12, anh có đến trường để nhận lại quần áo, cặp sách của con từ hôm tai nạn từ cô Trần Thị Thu Nhung, chủ nhiệm lớp cháu K đồng thời bày tỏ băn khoăn của gia đình về nguyên nhân tai nạn của con hôm 1/12 và mong muốn nhà trường làm rõ.
Tới 11h hôm đó, anh Dũng nhận được điện thoại của cô Nhung mời tới làm việc với nhà trường về vụ việc. Theo anh Dũng, tại buổi làm việc giữa anh với nhà trường, gồm: Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc, Trần Thị Tần, Khối trưởng khối 2, cô Đỗ Thì Hòe, giáo viên dạy lớp 1 của cháu K và cô Trần Thị Thu Nhung, giáo viên chủ nhiệm lớp cháu K.
![]() |
Cháu K hiện vẫn đang điều trị tại nhà. |
Theo anh Dũng, tại buổi làm việc, nhà trường vẫn khẳng định cháu K tự ngã do chạy nhảy ở sân sau chứ không phải đâm vào xe. Tuy nhiên, khi gia đình đưa ra các bằng chứng thì nhà trường lại cho rằng, cháu K có thể chạy và va vào xe của giáo viên đang đỗ trong sân trường.
Anh Dũng không đồng ý với nguyên nhân xảy ra tai nạn do các giáo viên đưa ra và yêu cầu ban giám hiệu tìm hiểu và làm rõ sự thật về nguyên nhân tai nạn gây ra thương tích cho con mình, song 1 tuần trôi qua mà nhà trường không thấy phản hồi về vụ việc.
Tới tối ngày 20/12, một số giáo viên của trường đã tới nhà anh Dũng để trao đổi, tuy nhiên, các cô giáo này vẫn khẳng định cháu K tự ngã chứ không có chuyện bị ô tô đâm. Anh Dũng quyết định phản ánh sự việc tới báo chí và các cơ quan chức năng.
Hiệu trưởng: Học sinh tự va vào đầu ô tô
Chiều ngày 21/12, trao đổi với VietNamNet, bà Tạ Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên khẳng định, vào thời điểm xảy ra sự việc của cháu K, bà không có mặt tại hiện trường mà đang làm việc tại phòng mình. Về sự việc của cháu K, bà Ngọc có nghe các giáo viên báo cáo lại và đã chỉ đạo đưa cháu K vào bệnh viện cấp cứu.
Theo bà Ngọc, sau sự việc, được các giáo viên báo cáo lại rằng cháu K không có vấn đề gì, bà lại bận quá nhiều việc nên cũng không để ý đến việc này nữa.
Đối với nghi ngờ của phụ huynh, cho rằng, con mình bị ô tô màu xanh di chuyển trong sân trường đâm phải và trong xe có bà và một giáo viên khác, bà Ngọc khẳng định, bản thân bà không có ô tô và cũng không đi ô tô.
![]() |
Hiiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên khẳng định có sự việc ô tô đâm phải cháu K gây thương tích mà do cháu tự ngã. |
Nhà trường cũng không cho phép ô tô đi vào trong sân trường ngoại trừ 3 ô tô của giáo viên đậu ở sân sau của trường. Tuy nhiên, theo bà Ngọc, trong 3 chiếc xe này không có chiếc xe nào màu xanh nước biển như lời cháu K kể.
Bà Nguyễn Thị Hương, hiệu phó nhà trường cũng xác nhận điều này đồng thời cho biết, vào buổi sáng xảy ra sự việc, không có bất cứ chiếc xe nào trong số 3 chiếc xe của các giáo viên nhà trường ra vào sân trường.
Bà Ngọc cho biết, sau khi được cô Trần Thị Thu Nhung thông báo về băn khoăn của phụ huynh, bà đã chỉ đạo cô Nhung mời anh Trần Chí Dũng tới làm việc vào sáng ngày 12/12.
Sau buổi làm việc, bà Ngọc cũng đã đồng ý để bà Nguyễn Thị Phương tổ chức khảo sát lấy ý kiến của học sinh và nhân viên toàn trường về vụ tai nạn của cháu K hôm 1/12 nhằm trả lời thắc mắc của phụ huynh.
Theo nội dung phiếu khảo sát mà bà Ngọc cho phóng viên VietNamNet xem (nhưng đề nghị không sao chụp) thì ông Nguyễn Quang Trung (người đã bế cháu K vào phòng y tế) khẳng định, sáng ngày 1/12 không có bất cứ xe nào đi vào trong sân trường.
Còn theo bà Ngọc, từ phiếu khảo sát các học sinh thì được biết, cháu K chạy "va vào đầu ô tô đậu trong sân trường rồi bật ra" dẫn đến thương tích. Bà Ngọc cho rằng, đây là sự thật vì không điều gì có thể giấu được học sinh cả.
Từ đó, bà Ngọc cho rằng, vấn đề là do khâu truyền thông giữa nhà trường và phụ huynh sau khi xảy ra sự việc không tốt cộng thêm bản thân bà hành xử chưa khéo léo dẫn đến bức xúc của phụ huynh như hiện tại.
Tuy nhiên, trong vấn đề này, anh Dũng lại cho rằng, việc nhà trường tiến hành khảo sát toàn bộ học sinh trong trường chứ không phải một vài cháu cùng lớp và chạy chơi cùng cháu K trong giờ ra chơi hôm 1/12 là một hành động mang tính "đối phó" với gia đình anh và cho rằng, học sinh không dám nói ra sự thật vì đã có sự hướng dẫn.
"Bản thân tôi nghĩ rằng đây chỉ là một tai nạn không mong muốn và mục đích của gia đình chỉ là tìm hiểu sự thật để có hướng điều trị thích hợp cho cháu. Tuy nhiên, cách hành xử của nhà trường chưa thoả đáng" - anh Dũng nhìn nhận.
Anh Dũng cũng cho biết, nếu nhà trường vẫn tiếp tục không nhận trách nhiệm, anh mong muốn các cơ quan chức năng sẽ cho phép gia đình mời cơ quan điều tra vào làm việc, xác định nguyên nhân vụ tai nạn.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Lê Văn
" alt=""/>Phụ huynh bức xúc vì con tự ngã… gãy xương đùi trong giờ ra chơi