TIN BÀI KHÁC:
Giải mã cái chết bí ẩn vì "lời nguyền Tutankhamun"Năm ngoái, diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc làm đại diện cho dòng V23. Các lần trước đó, Vivo hợp tác với Trấn Thành, Minh Hằng, tuyển thủ Việt Nam Quang Hải.
Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam một thương hiệu điện thoại hợp tác với một nhân vật ảo. Có lẽ cũng chưa có nhãn hàng nào khác trong nước từng sử dụng một người mẫu được tạo ra từ máy tính để làm đại sứ sản phẩm.
Theo Vivo, hãng kết hợp với imma nhằm “hòa với nhịp thở về trí tuệ nhân tạo đang tạo được sự quan tâm trên toàn cầu”. Theo đó, cô đại sứ thương hiệu sẽ bước vào hành trình ghi lại những khoảnh khắc lộng lẫy nhất tại các thành phố trong khu vực châu Á, và sẽ “ghé thăm” Việt Nam.
Trong thông tin do Vivo gửi báo chí, imma “phát biểu”: “Tôi luôn hứng thú với những cuộc phiêu lưu sáng tạo để khám phá những điều hoàn toàn mới, và với dòng V25, tôi có thể ghi lại và lưu giữ tất cả những kỷ niệm sống động mà tôi đã có với những người bạn và những cuộc gặp gỡ mới của mình”.
Thông cáo báo chí viết thêm: “Là một người mẫu mang tinh thần năng động, hướng đến sự thời thượng, imma là điển hình của thế hệ trẻ luôn cố gắng bứt phá ra khỏi khuôn khổ”.
Việc xem một nhân vật ảo như một người thật một cách chính thống tại Việt Nam có vẻ khá lạ lẫm. Mặc dù đã nghe đâu đó về việc có những người được tạo ra bởi máy tính, trở thành người có ảnh hưởng (KOL, influencer), song người viết bài này vẫn cảm thấy một cảm giác khó diễn tả khi xem người ảo được đối xử như người thật.
Trên mạng, nhiều người khi đặt câu hỏi về imma đã gọi cô là “what” (cái gì), bên cạnh nhiều người khác gọi cô này là “who” (ai). Điều này cho thấy một nhân vật được tạo ra bởi máy tính vẫn khó được định danh rõ ràng.
Dù rất mới mẻ tại Việt Nam song imma đã là một người nổi tiếng trên mạng xã hội. Cô có 406 ngàn người theo dõi trên Instagram, có những clip triệu view trên TikTok. Đồng thời, nhiều nhãn hàng như Amazon, IKEA, SK II,… đều đã từng hợp tác với imma.
Không chỉ vậy, theo thông tin do Vivo cung cấp, trong năm 2020, imma được vinh danh là “Phụ nữ của năm” vì những hoạt động xã hội do tạp chí Forbes Women bình chọn. Năm tiếp theo, imma tiếp tục được vinh danh Cool Japan Award do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp của Nhật Bản trao tặng vì những hoạt động nêu cao nhận thức về các vấn đề xã hội tại Campuchia. Cô từng chiến thắng hạng mục "Quảng cáo, Truyền thông & Thực tế Tăng cường PR năm 2021" của Giải thưởng Webby và cũng giành được Bút chì gỗ tại Giải thưởng D&AD năm 2021 và xuất hiện tại lễ bế mạc Thế vận hội Paralympic Tokyo 2020.
Imma được công ty ModelingCafe Inc. (Nhật Bản) tạo ra từ năm 2018. Những nhà thiết kế đã tốn thời gian tạo ra từng chi tiết nhỏ nhất ở cô, từ tóc, biểu cảm khuôn mặt, làn da,… để trông cô chân thật nhất. Cô hoạt động sôi nổi trên Instagram, đồng thời cập nhật khá nhanh các xu hướng trên TikTok hiện tại.
Là một người ảo hoàn toàn, imma có thể tạo ra những hiệu ứng, tạo dáng, thực hiện những hành động mà người thực không thể nào bắt chước. Bên cạnh đó, những người đứng sau cô người mẫu này dường như vẫn muốn định hình cô như một người ảo, có những nét robot như một cách tạo sự khác biệt, chứ không cố gắng biến imma thành người thật. Có lẽ đây chính là điểm đặc biệt ở cô, mà hãng Vivo gọi là “siêu thực”.
Trên toàn cầu, xu hướng sử dụng nhân vật ảo như một người có ảnh hưởng đang dần manh nha. Những người ủng hộ trào lưu này cho rằng nhân vật được tạo ra bởi máy tính sẽ không mệt mỏi, không già đi, không mắc bệnh “sao”,… như con người thật.
Hải Đăng
" alt=""/>Lần đầu người ảo làm đại sứ sản phẩm tại Việt NamTại Hội nghị hướng dẫn coi thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2017-2018 do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức ngày 6/6, ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội lưu ý các điểm trưởng, cán bộ coi thi đặc biệt chú ý việc kiểm tra kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, các điều kiện trong quá trình diễn ra kỳ thi vào lớp 10 năm nay.
![]() |
Ảnh: Thanh Hùng |
“Đầu tiên là hệ thống tường rào, cần kiểm tra xem đảm bảo an ninh hay không. Có trường tường rào vẫn thấp, như vậy thì khả năng nhảy ra nhảy vào là dễ, có nguy cơ lộ đề. Do đó, các hội đồng thi phải quản lý thật chặt, tuyệt đối không được để đề thi lọt ra ngoài.
Thứ hai, các hội đồng thi cần xem xét các cửa sổ phòng thi có sát nhà dân không. Bởi các cửa sổ sát nhà dân hay gần đường cái có thể "bắn" đề ra ngoài. Do đó, cần đóng hết cửa sổ lại để đề thi tuyệt đối không bị lọt ra ngoài” - ông Độ nói.
Ông Độ cũng lưu ý các điểm trưởng phải cho kiểm tra cả quạt trong phòng thi, nếu bị hỏng hay có tình trạng dễ bị rơi rớt thì phải thay thế trước.
“Khi đến nhận điểm thi phải yêu cầu bật quạt số hết cỡ để xem có hiện tượng rung lắc không, bởi khi các em thi mà quạt rơi thì rất nguy hiểm. Năm ngoái có trường dù mới xây rất đẹp nhưng bật lên thì quạt rung lắc, không đảm bảo an toàn” - ông Độ lưu ý.
Vị giám đốc Sở cũng đề nghị cán bộ coi thi phải nhắc nhở thí sinh không được mang điện thoại vào phòng thi. “Bởi đó là một sự đáng tiếc và các em sẽ không có cơ hội làm lại. Vì trách nhiệm đối với thí sinh của mình, các cán bộ coi thi không để những trường hợp như thế xảy ra khiến các cháu kết thúc kỳ thi sớm. Năm nay, nếu điểm thi nào kết thúc buổi thi mà có thí sinh vi phạm quy chế vì mang điện thoại vào phòng thi là do các điểm trưởng chưa làm hết trách nhiệm” - ông Độ nhấn mạnh.
Năm học 2017 – 2018, toàn thành phố Hà Nội có hơn 80.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS nhưng chỉ tiêu tuyển sinh vào hệ THPT là 69.500 học sinh, trong đó các trường công lập tuyển 56.840 học sinh, các trường ngoài công lập tuyển 12.660 học sinh. Số chỉ tiêu của các trung tâm giáo dục thường xuyên là 7.000. Số chỉ tiêu tuyển vào các trường trung học chuyên nghiệp là 6.443. Như vậy, chỉ có khoảng 70% học sinh Hà Nội có cơ hội được học trong các trường trung học phổ thông công lập. Chính vì thế, kỳ thi này được đánh giá còn căng thẳng hơn thi THPT quốc gia để xét tuyển vào ĐH. |
Thanh Hùng
" alt=""/>Hà Nội kiểm tra tường rào, đóng kín cửa sổ phòng thi vào 10