Theo đó, ngày 9/10, iPhone 6S và 6S Plus sẽ được bán tại Thụy Điển, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Hungary, Bungari, Đan Mạch, Ý, lreland, Iceland, Isle of Man, Phần Lan, Hà Lan, Ba Lan, Hy Lạp, Na Uy, Bồ Đào Nha, Nga, Rumani, Slovakia, Slovenia, Bosnia, Croatia, Estonia, Greenland, Latvia, Maldives, Mexico, Monaco, Andorra, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg và Đài Loan.
Ngày 10/10, 2 model iPhone 6S và 6S Plus sẽ có mặt tại Bahrain, Jordan, Kuwait, Qatar, Saudi Arabia và United Arab Emirates. Cuối cùng, ngày 16/10, Apple sẽ bán smartphone mới của mình tại Ấn Độ, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu đúng như lộ trình, iPhone 6S và 6S Plus sẽ lần lượt được phân phối tại hơn 130 quốc gia trước khi kết thúc năm 2015.
Hiện vẫn chưa rõ thời điểm bộ đôi iPhone mới chính thức xuất hiện trên các kênh phân phối được Apple uỷ quyền tại Việt Nam. Từ trước tới nay, Việt Nam luôn có iPhone chính hãng khá muộn so với các thị trường khác trên thế giới. Theo thông lệ, vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 hàng năm, Apple mới chính thức giới thiệu smartphone mới cho người dùng trong nước trên các kênh phân phối chính hãng.
" alt=""/>Việt Nam chưa được bán iPhone 6S chính hãng trong tháng 10Tạp chíZDnet cho biết Neil Cybart là một nhà phân tích tài chính của Wall Street và đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Ông đã phân tích 3 lý do khiến thời đại "copy Apple" đang kết thúc.
Không còn "GATO" với Apple nữa
Các công ty bắt đầu nghi ngờ liệu có gì tốt đẹp khi một sản phẩm phần cứng cần nâng cấp đều đặn lại chiếm phần lớn lợi nhuận của một công ty. Không chỉ thế, áp lực nâng cấp sản phẩm luôn luôn đè nặng, lại còn sự cạnh tranh của những sản phẩm sát thủ mới.
Cybart nói: "Các đối thủ cạnh tranh với Apple đã quyết định kết thúc tham vọng đua chạy theo Apple, và họ đang tăng gấp đôi sức mạnh cốt lõi của họ: đó là doanh thu định kỳ gắn liền với quảng cáo và dịch vụ".
Dường như ngay cả Apple cũng đang tập trung vào dịch vụ khi đưa ra bản cập nhật App Store lớn nhất đầu tiên sau nhiều năm.
Phần cứng đang "chết"
Niềm đam mê với phần cứng đang suy giảm dần tại Silicon Valley. Cybart nói rằng "Việc Google tập trung vào phần cứng đã chẳng mang lại gì ngoài một sự thất bại hoàn toàn",với việc Motorola được bán cho Lenovo và tương lai của Nest có vẻ u ám khi Tony Fadell - đồng sáng lập Nest Lab - tuyên bố rời khỏi công ty. Fadell từng là ứng viên tiềm năng kế vị chức vụ CEO Google của Larry Page.
Và không chỉ Google. Ông Cybart nói Microsoft"đã cho thấy tham vọng copy Apple và kiểm soát cả phần cứng lẫn phần mềm", song thực tế"phần cứng Microsoft không thu hút được chút chú ý nào của thế giới" và kế hoạch của hãng về "mẫu laptop Surface Book "không đi đến đâu".
Giờ đây, doanh số iPad giảm dần, doanh số iPhone xấu dần, phần cứng dường như là một cuộc chơi tồi tệ. Ngành công nghiệp PC đang trên đà suy thoái, hầu hết các nhà sản xuất smartphone đang vật lộn với tỷ suất lợi nhuận mỏng như dao cạo, thiết bị đeo cũng không chứng tỏ sẽ là "điều lớn lao tiếp theo",và không ai tha thiết mấy với việc đeo bộ tai nghe VR trên đầu.
Mô hình bán lẻ cũng èo uột
Các công ty từng nhắm vào mô hình bán lẻ của Apple cũng đang phải suy nghĩ lại. "Kế hoạch mở rộng bán lẻ của Microsoft đã chẳng dẫn tới điều gì, ngoài việc hãng có nhiều gian hàng bán lẻ trống trơn", Cybart viết, và thêm rằng chiến lược cửa hàng của Samsung"cũng chẳng tạo chút tiếng vang nào".
Theo ZDnet, thực sự rất khó để nói những lý lẽ, phân tích của Cybart là sai. Bởi vì, việc đốt tiền vào nỗ lực copy theo Apple dường như không phải là quá tệ khi mọi thứ vẫn đang rất "màu hồng" tại trụ sở Cupertino của Apple, song tình trạng của Apple hiện nay đang khiến nhiều người lo ngại.
Điều lớn lao tiếp theo sẽ là gì?
Đây thực sự là câu hỏi mà cả thế giới đang quan tâm. Điều lớn lao tiếp theo sẽ là VR (virtual reality – thực tế ảo) hay AR (augmented reality – tương tác ảo)? Theo Cybart, sẽ "còn lâu hai công nghệ trên mới đạt đến thị trường đại chúng".
Giao diện giọng nói? Vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn phải vượt qua.
Trí tuệ nhân tạo và máy học? Rất khó nói!
Cuối cùng, nếu các bạn độc giả VnReview có ý tưởng gì về việc "điều lớn lao tiếp theo" của thế giới công nghệ, hãy nói ra và các công ty Silicon Valley rất muốn nghe điều đó từ các bạn.
" alt=""/>Sắp hết thời các hãng công nghệ copy AppleChỉ đạo tại buổi làm việc với Vụ CNTT vào sáng 26/5/2016, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn chỉ đạo Vụ CNTT cần tổng hợp, đánh giá, giám sát chặt chẽ tình hình chấp hành quy định về nhập khẩu, tái xuất các sản phẩm CNTT đã qua sử dụng của doanh nghiệp để làm rõ tính hiệu quả, những bất cập trong chính sách quản lý hiện hành và có cơ sở hoàn thiện kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật.
“Nhất là thời gian gần đây các doanh nghiệp xin phép nhập khẩu rất nhiều thiết bị đã qua sử dụng vào Việt Nam để sửa chữa, số lượng lên tới hàng chục ngàn thiết bị. Việt Nam rất quan tâm và chú trọng tới vấn đề bảo vệ môi trường”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, Việt Nam đang thu hút các Tập đoàn CNTT lớn đầu tư rất nhiều các dây chuyền sản xuất, sửa chữa thiết bị CNTT, việc quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu các sản phẩm CNTT đã qua sử dụng đóng vai trò rất quan trọng, bảo đảm cho Việt Nam không bị trở thành nơi chứa rác thải về CNTT trong tương lai, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái chung của đất nước. Bộ trưởng cho hay, việc nhập các điện thoại di động đã qua sử dụng về Việt Nam để thay thế linh kiện, làm lại bo mạch mới thì các linh kiện, bo mạch cũ bị hỏng là rác thải CNTT cũng cần phải được tái xuất ra nước ngoài. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ quan tâm tới tái xuất chính chiếc điện thoại di động sau khi được sửa chữa, mà chưa giám sát chặt việc tái xuất các linh kiện cũ bị hỏng. Một số thiết bị in, máy photo của ngành xuất bản cũng nhập sản phẩm cũ về khá nhiều.
“Nếu không giám sát chặt chẽ, Việt Nam sẽ trở thành bãi rác công nghiệp”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh.
Vào cuối tháng 10/2015, Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩuđược ban hành theo Thông tư 31/2015/TT-BTTTT của Bộ TT&TT hướng dẫn một số điều của Nghị định 187/2013/NĐ-CP đối với hoạt động xuất, nhập khẩu sản phẩm CNTT đã qua sử dụng.
Theo hướng dẫn của Bộ TT&TT, từ ngày 15/12/2015 cấm nhập khẩu các sản phẩm CNTT đã qua sử dụng như: Máy tính xách tay, kể cả notebook, tablet PC; điện thoại di động hoặc điện thoại dùng cho mạng không dây khác; loa thùng; tai nghe có khung choàng đầu; bộ micro/loa kết hợp; camera truyền hình, camera kỹ thuật số khác; radio cát sét loại bỏ túi; ổ đĩa mềm, ổ đĩa quang, kể cả ổ CD-ROM, ổ DVD và ổ CD có thể ghi được (CD-R); màn hình LCD, LED và kiểu màn hình dẹt khác… bị cấm nhập khẩu.
Vào đầu tháng 5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định quy định các trường hợp cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu.
" alt=""/>Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Phải giám sát chặt việc nhập khẩu, tái xuất linh kiện CNTT cũ