
Việc các ngân hàng tập trung vào chuyển đổi số, tự động hóa… dẫn đến sự gia tăng nhu cầu tuyển dụng về các vị trí liên quan đến CNTT, dữ liệu, kiến trúc giải pháp... Những vị trí này đặc biệt tập trung vào nguồn nhân sự chất lượng cao nhưng rất khó tìm kiếm và cần đầu tư nhiều chi phí do tính cạnh tranh trên toàn thị trường.
Đối với các vị trí Sales (Bán hàng), các ngân hàng cũng có nhu cầu tuyển dụng khá nhiều cho mảng khách hàng cao cấp, khách hàng ưu tiên, tập trung vào các sản phẩm dịch vụ cao cấp và phức tạp như đầu tư, bảo hiểm và quản lý tài sản. Vì vậy, với các vị trí này, ngân hàng thường tuyển ứng viên có kinh nghiệm, kỹ năng tốt.
Cũng trong báo cáo mới công bố, Navigos Group còn cho biết, nhu cầu tuyển dụng cao dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về nguồn ứng viên trong ngành hàng tiêu dùng nhanh.
Cụ thể, bắt đầu từ cuối quý I năm nay trở đi là mùa cao điểm trong tuyển dụng của ngành hàng tiêu dùng nhanh. Theo quan sát của Navigos Search, các doanh nghiệp trong mảng này rất tích cực về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đang đợi duyệt giấy phép đầu tư vào Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và họ đánh giá việc kinh doanh thậm chí có thể tốt hơn so với thời điểm chưa có dịch Covid. Đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp quy mô vừa bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Những công ty này đặt trụ sở tại TP.HCM và nhà máy ở các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Vũng Tàu…
Do đặc trưng yêu cầu của ngành nên các ứng viên trong mảng hàng tiêu dùng nhanh rất năng động, sáng tạo nên không chỉ các doanh nghiệp trong ngành, mà còn có cả các doanh nghiệp ngoài ngành cũng “săn đón” và chào mời ứng viên về làm việc.
Hiện tại, các doanh nghiệp trong mảng hàng tiêu dùng nhanh muốn tuyển dụng nhiều ứng viên có kinh nghiệm về thương mại điện tử, kỹ thuật số nhưng nguồn nhân lực đáp ứng được không nhiều do sự phát triển của mảng thương mại điện tử chưa lâu và ứng viên chưa đủ thâm niên dẫn đến nguồn cung không dồi dào. Bên cạnh đó, tình trạng “chảy máu chất xám” liên tục xảy ra do các ứng viên ngành này thay đổi công việc thường xuyên dẫn đến sự cạnh tranh về nhân tài trở nên gay gắt hơn.
Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia Navigos Group chỉ ra tình trạng khó tìm ứng viên là nhân sự cấp cao và chuyên gia ngành ô tô điện. Ngành ô tô tại Việt Nam đang có một số dự án đầu tư mới bắt nguồn từ sự dịch chuyển dây chuyền hoặc chuyển nhà máy sang Việt Nam. Quan sát của Navigos Search cho thấy, nhân sự cấp cao hoặc chuyên gia về pin ô tô điện đang đặc biệt thiếu do đây là một ngành được các doanh nghiệp đầu tư và mở rộng nhà máy mới trên toàn cầu.
Ngoài ra, trong quý I/2022, Navigos Search ghi nhận các mức lương rất cao mà các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam dành cho ứng viên người nước ngoài. Mức lương mà các ứng viên nhận được dao động từ 8.500 USD/tháng - 34.000 USD/tháng, tương đương gần 200 triệu đến gần 800 triệu đồng/tháng.
Vân Anh
Theo “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, có 8 ngành, lĩnh vực cần được ưu tiên chuyển đổi số trước. Đây là những lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày đến người dân.
" alt=""/>Gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân sự về công nghệ, dữ liệu cho ngành ngân hàngÔng Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam, cho hay sự kiện Prime Day năm ngoái các mặt hàng “made in Vietnam” nhận được nhiều phản hồi tích cực, nhất là các sản phẩm trang trí nhà cửa. Năm nay, sự kiện tiếp tục là cơ hội để quảng bá sản phẩm Việt Nam ra khách hàng toàn thế giới.
Đội ngũ Amazon tại Việt Nam cho biết sẽ thực hiện các chương trình đào tạo nhằm giúp doanh nghiệp trong nước sẵn sàng và tận dụng lợi thế trong ngày Prime Day, cụ thể về cách tạo và quản lý các ưu đãi và khuyến mãi, cách sử dụng công cụ quảng cáo để đạt được thành công khi triển khai chiến dịch.
Trên Amazon, ngoài các mặt hàng do hãng này cung cấp còn có hàng hoá từ các nhà bán từ toàn cầu. Năm 2021, sự kiện Prime Day kéo dài hai ngày đánh dấu sự kiện lớn nhất từ trước đến nay cho các doanh nghiệp bên thứ ba hoạt động trên Amazon, với mức tăng trưởng thậm chí vượt mảng kinh doanh bán lẻ của Amazon.
Trên toàn cầu, hơn 250 triệu sản phẩm, trong đó có các sản phẩm Made-in-Vietnam, được bán ra cho các thành viên Prime trong sự kiện Prime Day 2021. Trong đó, các ngành hàng bán chạy nhất bao gồm dụng cụ, làm đẹp, dinh dưỡng, chăm sóc trẻ em, đồ điện gồm các thiết bị Amazon, quần áo và sản phẩm gia dụng.
Prime Day năm ngoái, hơn 67.000 sản phẩm của các nhà bán tại Việt Nam được bán ra trong 2 ngày. Trong đó, các sản phẩm trang trí nhà cửa được ghi nhận bán chạy nhất trong loạt sản phẩm Made in Vietnam được tiêu thụ.
Trả lời ICTnews trước đây về khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam so với các nước khác trên toàn cầu, ông Gijae Seong thừa nhận năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước không thể so sánh với một số nước tiên tiến về các loại hàng có hàm lượng công nghệ cao, ví dụ hàng điện tử. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt có thế mạnh về hàng thủ công, nội thất, đồ nhà bếp, đồ gốm, mây tre đan…
Ngoài việc phải bảo đảm chất lượng, ông Gijae Seong khẳng định các doanh nghiệp Việt cần nắm những quy tắc cạnh tranh toàn cầu trên thương mại điện tử.
Chẳng hạn, phải kể các câu chuyện riêng về sản phẩm của mình sao cho thu hút so với các đối thủ khác trên sàn. Khách hàng toàn cầu hiện nay chú trọng về câu chuyện đằng sau mỗi sản phẩm, do chất lượng hàng hoá đã ngang nhau giữa nhiều nhà bán.
Song song đó, cần chú trọng phản hồi của khách hàng về sản phẩm để trả lời kịp thời, giúp người mua thấy được sự nhiệt tình từ nhà bán. Việc lắng nghe phản hồi trên sàn cũng giúp doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng thương hiệu để được khách hàng toàn cầu biết đến nhiều hơn.
Hải Đăng
Mỗi phút có 14 sản phẩm Made in Vietnam được bán trên Amazon. Sản phẩm nào bán chạy? Doanh nghiệp Việt làm gì để cạnh tranh trên sàn này?
" alt=""/>Cơ hội cho hàng Việt trong sự kiện mua sắm lớn nhất sắp tới của AmazonCác bị cáo vì vụ lợi, làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, niềm tin của người dân đối với lực lượng CAND, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân nên cần phải xử lí nghiêm để răn đe.
Tuy nhiên, các bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; nhân thân tốt, một số bị cáo có thành tích tốt với nhiều huân chương, giấy khen…, gia đình có công với cách mạng nên tòa xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt.
Từ các lý lẽ trên, HĐXX tuyên phạt bị cáo Phạm Thanh Tuấn 7 năm tù; bị cáo Lê Văn Quý 4 năm tù và Phan Văn Hòa 3 năm 6 tháng tù.
Các bị cáo còn lại cũng bị tuyên phạt từ 2 năm 6 tháng đến 5 năm 6 tháng tù. Ngoài ra, HĐXX cũng phạt bổ sung mỗi bị cáo từ 30 triệu đến 100 triệu đồng.
Theo truy tố, từ 4/2018 đến 4/2020, Ban chỉ huy Công an phường Phú Thọ Hoà có chủ trương ngầm tổ chức cán bộ chiến sĩ tuần tra, kiểm soát địa bàn, nếu phát hiện những đối tượng liên quan đến hoạt động tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma tuý thì tạm giữ người, tang vật và ghi lời khai.
Tuy nhiên, lực lượng làm nhiệm vụ đã không thực hiện theo đúng quy định pháp luật mà tạo điều kiện cho đối tượng vi phạm gọi điện thoại cho người nhà mang tiền đến chung chi để giải cứu. Vụ việc “ăn tiền” của một số cán bộ Công an phường Phú Thọ Hòa đã bị người dân tố cáo.
Sau khi nhận đơn tố cáo, cơ quan điều tra truy tìm và ghi lời khai được 30 đối tượng, trong đó có 29 người thừa nhận việc bị Công an phường Phú Thọ Hòa bắt vì có hành vi mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy và bản thân họ hoặc gia đình đã đưa tiền cho cán bộ tại trụ sở công an phường để được tha về.
" alt=""/>13 cảnh sát ‘ăn tiền’ của tội phạm ma túy bị lãnh án nặng