Trả lời cử tri về vấn đề này, UBND thành phố cho biết, Quyết định số 961 ngày 17/4/2008, Quyết định số 964 ngày 17/4/2008 của UBND tỉnh Hà Tây đã cho phép đầu tư xây dựng dự án khu đô thị mới Thanh Hà B – Cienco 5 tại Hà Đông và huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.
![]() |
Việc bàn giao đất xây dựng các công trình hạ tầng xã hội là điều kiện khi UBND tỉnh Hà Tây trước đây xem xét để giao nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị mới Thanh Hà B – Cienco 5 |
Trong đó tại mục 12, Điều 1 có nội dung "Các công trình được chuyển giao nhưng không hồi hoàn: Sau khi xây dựng xong, chủ đầu tư chuyển giao toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và mặt bằng để xây dựng các công trình xã hội bao gồm: trụ sở hành chính, nhà văn hóa, trạm y tế, nhà trẻ mẫu giáo, trường học, bến xe, khu công viên cây xanh tạo cảnh quan cho chính quyền địa phương khai thác quản lý và sử dụng".
Ngoài ra, theo Quyết định số 3229 ngày 13/7/2015 của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết khu đô thị Thanh Hà - Cienco5, tỷ lệ 1/500, trong đó đã xác định 23 ô đất quy hoạch xây dựng trường học, bao gồm 21 ô đất xây dựng trường mầm non, tiểu học, THCS, và 2 ô đất xây dựng trường THPT.
“Việc bàn giao đất xây dựng các công trình hạ tầng xã hội là điều kiện khi UBND tỉnh Hà Tây trước đây xem xét để giao nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị mới Thanh Hà B – Cienco 5” – UBND Hà Nội nêu rõ.
Tiếp thu nội dung kiến nghị của cử tri, UBND thành phố cho biết sẽ giao Sở Kế hoạch - Đầu tư kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của nhà đầu tư và đôn đốc việc bàn giao toàn bộ các ô đất quy hoạch xây dựng trường học các cấp, để đầu tư xây dựng các công trình phục vụ nhu cầu cư dân theo quy định của pháp luật.
Dự án khu đô thị mới Thanh Hà – Cienco 5 được thực hiện tại các phường Phú Lương, Kiến Hưng, quận Hà Đông và xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Đây là dự án hoàn vốn dự án BT đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ (nay là TP Hà Nội).
![]() |
Công viên nước Thanh Hà xây dựng trên diện tích đất không quy hoạch công viên nước (quy hoạch phê duyệt là đất công cộng, cây xanh thể dục thể thao thành phố, khu ở) |
Diện tích đất nghiên cứu lập quy hoạch Khu A khoảng 206,53 ha; Khu B khoảng 194,08 ha. Theo UBND TP Hà Nội, hiện dự án đã được giải phóng mặt bằng khoảng 90%.
Trước đó, năm 2020, UBND phường Phú Lương (quận Hà Đông) đã tổ chức lực lượng cưỡng chế tháo dỡ toàn bộ hạng mục xây dựng trong công viên nước Thanh Hà tại khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5 của Công ty CP Phát triển địa ốc Cienco 5 (Cienco 5 Land).
Theo kết luận của Thanh tra Hà Nội, chủ đầu tư đã xây dựng công viên nước không có giấy phép xây dựng (GPXD). Đồng thời xây dựng trên diện tích đất không quy hoạch công viên nước mà theo quy hoạch phê duyệt là đất công cộng thành phố và đất cây xanh thể dục thể thao thành phố, khu ở.
Không những xây dựng không phép, kết quả thanh tra cũng chỉ ra rằng, Công ty CP Phát triển địa ốc Cienco 5 đã xây 19 hạng mục công trình trên diện tích hơn 31.000 m2 thuộc 3 ô đất đã được quy hoạch là đất công cộng, khu ở; đất cây xanh thể dục thể thao (A2.2 - CCĐT01; A2.2 - CXĐT01; một phần A2.1 CXĐT01) và một phần đường giao thông nội bộ khu đô thị… Theo quy hoạch thì các ô đất nêu trên sau khi đầu tư hạ tầng kỹ thuật phải bàn giao cho địa phương quản lý nhưng chủ đầu tư đã “hô biến” thành dự án công viên nước.
“Việc chủ đầu tư xây dựng công viên nước trên các ô đất không quy hoạch công viên nước đã vi phạm Luật Đất đai năm 2013 và Luật Xây dựng năm 2014” - Thanh tra Hà Nội chỉ rõ.
Thanh tra TP cũng đã kiến nghị UBND TP giao Sở Tài nguyên Môi trường kiểm tra làm rõ việc các ô đất công cộng, cây xanh thuộc khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5 sau khi đầu tư hạ tầng kỹ thuật phải bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý, báo cáo đề xuất UBND TP phương án xử lý theo quy định.
Thuận Phong
UBND TP Hà Nội điều chỉnh tên người sử dụng đất Khu đô thị mới Mỹ Hưng - Cienco 5 ghi tại quyết định số 3128 (ngày 30/7/2008) từ Công ty CP phát triển địa ốc Cienco 5 thành Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5-CTCP.
" alt=""/>Hà Nội kiểm tra việc bàn giao đất xây trường khu Thanh Hà B CiencoPhát biểu tại sự kiện 25 năm của FPT Telecom ngày 8/11, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm chia sẻ, là 1 trong 4 nhà mạng cung cấp dịch vụ truy cập Internet đầu tiên, FPT Telecom có quyền tự hào với những đóng góp của mình trong việc đưa đất nước hội nhập với thế giới và đã đặt những viên gạch đầu tiên cho kết nối Internet Băng thông rộng, mở đường cho đất nước bước vào kỷ nguyên Internet.
“25 năm tới ngành Thông tin truyền thông có sứ mệnh dẫn dắt đất nước chuyển dịch lên môi trường số. Chúng ta mở đường cho Việt Nam phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Bộ TT&TT kêu gọi FPT hãy phát huy tinh thần như những ngày mở đường đưa Internet vào Việt Nam”, Thứ trưởng Phan Tâm nói.
Hiện mạng lưới của FPT Telecom phủ khắp 63/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc với hơn 9.200km tuyến trục xương sống Bắc Nam và các tuyến cáp quốc tế. FPT Telecom đang cung cấp dịch vụ tới hàng triệu hộ gia đình Việt và hàng chục triệu người dùng cá nhân. Không chỉ Internet mà còn phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng nhằm tạo ra hệ sinh thái công nghệ toàn diện cho khách hàng trải nghiệm như dịch vụ truyền hình FPT Play; giải pháp FPT Camera; ví điện tử Foxpay; thiết bị FPT Play Box; hệ thống bảo vệ an toàn kết nối F-Safe; hệ sinh thái nhà thông minh FPT Smart Home…
Chưa dừng lại ở đó, FPT Telecom còn cung cấp đa dạng các giải pháp công nghệ hiện đại, có độ bảo mật và an toàn cao cho hàng nghìn doanh nghiệp trong nước và quốc tế như: FPro, Hy-gio Cloud, S3 Storage, FPT Cloud Hub, FDrive, Fshare, FPT Cloud Connect, trung tâm dữ liệu (Data Center) đạt chuẩn quốc tế Tier III…
Song song với tinh thần tiên phong ứng dụng công nghệ trong từng sản phẩm dịch vụ, 25 năm hoạt động là chặng đường minh chứng thành công với mục tiêu tạo ra “giá trị” cho khách hàng. Từ 2016, FPT Telecom đã xác định lấy trải nghiệm khách hàng để tạo nên sự khác biệt, làm lợi thế cạnh tranh trên thị trường. FPT Telecom là một trong những đơn vị viễn thông dẫn đầu, tiên phong đổi mới mang chất lượng dịch vụ tốt đến cho Khách hàng như: Áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo; phân tích dữ liệu để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng; tăng cường trải nghiệm số trong hành trình trải nghiệm mua sắm; đẩy mạnh tính năng self-service, mô hình hỗ trợ khách hàng online, thiết lập cổng thanh toán…
Chủ tịch FPT Telecom, ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ tại sự kiện: “Từ 4 thành viên ít ỏi nhưng mang theo hoài bão lớn, giờ đây chúng tôi có gần 17000 nhân sự trên khắp mọi miền Tổ quốc. Từ những bước chân chập chững bước vào thị trường viễn thông, giờ đây FPT Telecom đã là một trong những đơn vị cung cấp Internet hàng đầu, tiên phong về công nghệ và chất lượng chăm sóc khách hàng. Nhưng càng tự hào hơn khi trên hành trình dài 1/4 thế kỷ đó, mỗi thành viên FPT Telecom luôn đồng lòng vì sứ mệnh Kết nối, mang lại những giá trị tích cực cho cộng đồng và cho đất nước. Chính những sợi dây cáp nằm sâu trong lòng đất, đã mở ra bao tầng kết nối, từ cá nhân, đến cộng đồng, hay thậm chí là trên toàn thế giới. Thứ mà kết nối mang lại không chỉ là trò chuyện xuyên khoảng cách, nhìn mặt nhau mọi lúc mà còn mở ra những hệ giá trị, hệ tư tưởng mới, những bài học mới. Đó sẽ là nền tảng để FPT Telecom bước tiếp chặng đường dài hơn và rộng mở hơn".
Nguyễn Thái
" alt=""/>Doanh nghiệp công nghệ có sứ mệnh dẫn dắt đất nước chuyển dịch lên môi trường sốDiễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ nhất năm 2019 đã đưa cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sang một giai đoạn mới, đó là Make in Viet Nam - “Nghiên cứu tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam”. Tuyên bố về Make in Viet Nam được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Diễn đàn này đã trở thành nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Tiếp đó, tại Diễn đàn lần thứ hai vào năm 2020, cộng đồng công nghệ số Việt Nam đã tuyên bố: “Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không Make in Viet Nam thì chúng ta không thể đi ra thế giới. Không Make in Viet Nam thì chúng ta không thể tự cường. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể hùng cường và thịnh vượng”.
Diễn đàn lần thứ ba năm 2021 đã đặt ra được các bài toán chuyển đổi số quốc gia cần giải và sứ mệnh của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong việc xây dựng các nền tảng chuyển đổi số quốc gia. Năm 2021 là năm hành động quyết liệt và hiệu quả của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số thực hiện chuyển đổi số quốc gia tạo động lực phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch Covid-19.
Cũng tại diễn đàn năm 2021, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã nhận nhiệm vụ trước Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và đưa người dân lên môi trường số.
Trong phát biểu khai mạc diễn đàn năm 2022, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long khẳng định, với sự dẫn dắt của Bộ TT&TT, cộng đồng doanh nghiệp đã triển khai, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nhiệm vụ mà Bộ trưởng Bộ TT&TT hứa với Thủ tướng Chính phủ.
Với quyết tâm cao, ngành công nghiệp công nghệ số tiếp tục là một điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam. Doanh thu của ngành ước đạt được 148 tỷ USD, tăng trưởng trên 10% so với năm 2021. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số là trên 70.000.
Cùng với đó, xuất khẩu của ngành công nghệ số Việt Nam năm 2022 ước đạt 136 tỷ USD. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiếp tục khẳng định được vai trò tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và đổi mới sáng tạo.
Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng của công nghệ số, dữ liệu số, dựa trên ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo. Cuộc cách mạng này đang mở ra cánh cửa mới, không gian mới cho mọi ngành nghề, lĩnh vực; những khởi tạo mới với sứ mệnh và tầm nhìn mới. Vì thế, cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần tiếp tục bắt kịp sự chuyển dịch này để có những khởi tạo mới định hướng cho tương lai.
Nhấn mạnh doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có trách nhiệm và sứ mệnh quốc gia lớn lao, Thứ trưởng nêu rõ: “Đó là tận dụng công nghệ số, cuộc cách mạng số để góp phần thực hiện chuyển đổi số quốc gia và đi ra toàn cầu. Lấy chuyển đổi số là phương thức phát triển mới có tính đột phá để đẩy nhanh, rút ngắn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lấy thị trường trong nước là cái nôi để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trưởng thành và đi ra toàn cầu”.
Cũng trong phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Phạm Đức Long khẳng định: Bộ TT&TT sẽ tiếp tục có những hoạt động dẫn dắt, định hướng lĩnh vực công nghiệp công nghệ số phát triển bền vững, với tư tưởng xuyên suốt là các sản phẩm Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam làm chủ công nghệ, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam, hướng tới mục tiêu cao nhất là giúp cho người dân hạnh phúc và đất nước phát triển.