Năm 2023, Davide cùng 2 vận động viên Paralympic khác là Ellie Challis (Anh), Théo Curin (Pháp) cũng từng đoạn chi khi mắc bệnh do não mô cầu vào lúc 16 tháng tuổi và 6 tuổi tham gia chiến dịch nâng cao nhận thức, hiểu biết đẩy lùi căn bệnh do não mô cầu. Chiến dịch do Quỹ nghiên cứu về bệnh do não mô cầu, Liên đoàn các tổ chức phòng chống bệnh do não mô cầu (CoMO) và Sanofi tổ chức.
Ba vận động viên đồng hành phất cao lá cờ nâng cao nhận thức về bệnh do não mô cầu (Ảnh: SNF).
Tại Việt Nam, theo báo cáo thống kê bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế năm 2016, bệnh do não mô cầu là 1 trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất Việt Nam (0,006/100.000 dân). Bệnh có thể gây tử vong nhanh chỉ trong 24 tiếng kể từ khi xuất hiện triệu chứng ban đầu. Các biểu hiện thường giống như cảm cúm thông thường dẫn đến khó chẩn đoán, điều trị sớm.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) ghi nhận khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh do não mô cầu tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Dù được điều trị kịp thời và tích cực, bệnh cũng có tỷ lệ tử vong cao, lên đến 15%. Có đến 20% bệnh nhân sống sót sau bệnh do não mô cầu phải chịu nhiều di chứng như cắt cụt chi, điếc, mù lòa, chậm phát triển tâm thần và hành vi…
Theo Bộ Y tế, bệnh do não mô cầu có thể gặp ở mọi đối tượng, trong đó hai nhóm có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là nhóm trẻ dưới 5 tuổi và thanh, thiếu niên. Mới đây, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng thông tin vừa ghi nhận 4 ca mắc não mô cầu, trong đó 3 bệnh nhân được chuyển điều trị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM. Trước đó, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng ghi nhận một bé trai 6 tháng tuổi (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao, nôn trớ, phát ban dạng chấm li ti toàn thân. Bé chưa tiêm vaccine phòng não mô cầu.
Não mô cầu khuẩn gây nhiều bệnh cảnh như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết… (Ảnh: Shutterstock).
Vi khuẩn não mô cầu lây qua đường hô hấp. Nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và người lành mang trùng. Nghiên cứu ước tính có 24% thanh thiếu niên 19 tuổi mang trùng não mô cầu cao mà không có triệu chứng.
Các chuyên gia lý giải do tỷ lệ người lành mang trùng cao và thường xuyên có các hành vi thân mật như hôn nhau, hút thuốc lá hoặc sinh hoạt ở nơi tập trung đông người như ký túc xá, câu lạc bộ, trường học, lễ hội… nên nguy cơ lây bệnh do não mô cầu ở nhóm thanh, thiếu niên càng cao.
Ngoài ra, việc tiêm chủng vaccine hiện chỉ được quan tâm ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền mà thiếu đi nhóm thanh thiếu niên. Trong khi đây là nhóm có lối sống dễ lây truyền nhất như thích tụ tập ở nơi đông người, ở chung ký túc xá, tiếp xúc thân mật giữa các giới.
Thói quen tụ tập bạn bè, hay xê dịch nhiều nơi nhưng không có ý thức chủ động phòng ngừa có thể làm tăng nguy cơ nhiễm não mô cầu ở người trẻ (Ảnh minh họa: Freepik).
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, tiêm chủng là chiến lược kiểm soát tốt nhất giúp dự phòng bùng phát các vụ dịch và các ca bệnh như bệnh do não mô cầu. Các chuyên gia truyền nhiễm cho biết vi khuẩn não mô cầu có 13 nhóm huyết thanh, trong đó có 5 nhóm huyết thanh nguy cơ cao gây bệnh là A, B, C, Y, W, chiếm 90% số ca bệnh trên toàn thế giới. Hiện các nhóm nguy cơ cao đã có vaccine phòng ngừa. Thanh thiếu niên cần tiêm ngừa đầy đủ cả 5 nhóm huyết thanh của vi khuẩn não mô cầu gây bệnh phổ biến. Phòng ngừa thiếu một hoặc một vài nhóm trong 5 nhóm nói trên cũng có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh bệnh do não mô cầu.
Trong đó, vaccine cộng hợp tứ giá ACYW hiện được sử dụng ở hơn 70 quốc gia trên thế giới với hàng trăm triệu liều đã được sử dụng. Theo số liệu của CDC Mỹ, từ khi đưa vào sử dụng, vaccine cộng hợp tứ giá ACYW phòng bệnh do não mô cầu đã giảm đến 90% số ca mắc bệnh ở các nhóm huyết thanh chính gây bệnh C, Y và W.
Bên cạnh tiêm vaccine ngừa bệnh do não mô cầu, thanh thiếu niên và các thành viên trong gia đình cần bổ sung các mũi tiêm còn thiếu, tránh bệnh chồng bệnh. Đồng thời áp dụng các biện pháp phòng ngừa như vệ sinh mũi họng đều đặn, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi đến nơi đông người, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
" alt=""/>Những thói quen làm tăng nguy cơ mắc bệnh do não mô cầuĐậu phụ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải trong một chế độ ăn uống cân bằng (Ảnh: N.P).
TS Giang cho biết thêm, những người có tiền sử mắc bệnh ung thư nhạy cảm với nội tiết tố, chẳng hạn như ung thư vú, có thể chọn tránh các sản phẩm từ đậu nành do hàm lượng isoflavone đậu nành, có thể bắt chước tác dụng của estrogen trong cơ thể.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu mới phát hiện ra rằng việc ăn thực phẩm từ đậu nành không liên quan đến nguy cơ ung thư vú cao hơn.
Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng và Ung thư thậm chí còn phát hiện ra rằng việc ăn đậu phụ thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Tác dụng của đậu phụ đối với chức năng não cũng là một chủ đề gây tranh cãi. Trong khi một số nghiên cứu cho rằng phytoestrogen có thể giúp cải thiện chức năng nhận thức và trí nhớ ở người lớn tuổi.
Một nghiên cứu năm 2008 ở Loughborough đã kết luận rằng ăn nhiều đậu phụ có liên quan đến trí nhớ kém hơn, do mức độ phytoestrogen hoặc sự hiện diện của độc tố tiềm ẩn.
Do đó, cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu đậu phụ có thể tác động đến chức năng não như thế nào.
Ngoài ra, đậu phụ cũng chứa phytate, chất chịu trách nhiệm chính cho kết cấu chắc của nó. Phytate là một loại chất kháng dinh dưỡng có thể liên kết với các khoáng chất như canxi và kẽm và ngăn cản sự hấp thụ của chúng trong cơ thể. Nó cũng chứa chất ức chế trypsin, cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ protein.
Tuy nhiên, điều này không đáng lo ngại đối với hầu hết mọi người, vì việc ngâm, làm nảy mầm, nấu và lên men đậu phụ có thể làm giảm đáng kể hàm lượng chất kháng dinh dưỡng.
Cuối cùng, đậu nành có chứa goitrogen, là những hợp chất có thể cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp. Vì lý do này, điều quan trọng là phải duy trì lượng đậu nành ở mức vừa phải và thưởng thức như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt nếu chúng ta có tiền sử mắc các vấn đề về tuyến giáp.
Sản phẩm thay thế lành mạnh
Nếu chúng ta đang tìm kiếm các nguồn protein từ thực vật khác, đây là một số lựa chọn thay thế tuyệt vời cho đậu phụ:
- Natto: Là một thực phẩm đậu nành lên men đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh là có lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Natto cũng là một nguồn protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất tuyệt vời. Ngoài ra, vi khuẩn tốt Bacillus subtilis trong natto tạo ra một loại enzyme gọi là nattokinase, tạo ra vitamin K2.
- Tempeh: Tempeh (tương nén) là một loại protein đậu nành khác được làm từ đậu nành lên men. Sự khác biệt chính giữa tempeh và đậu phụ là quá trình lên men, có thể giúp tăng đáng kể lợi ích. Nó cũng sử dụng toàn bộ đậu tương, mang lại hàm lượng protein cao hơn và một số vitamin và khoáng chất.
Tempeh được biết là làm giảm cholesterol, tăng mật độ xương, giảm các triệu chứng mãn kinh và thúc đẩy phục hồi cơ bắp.
- Các loại đậu: Các loại đậu như đậu đen, đậu lăng, đậu gà và đậu xanh là những lựa chọn tuyệt vời nếu chúng ta đang muốn tăng lượng protein từ thực vật trong chế độ ăn uống của mình.
Ngoài việc cung cấp protein và chất xơ, các loại đậu nói chung còn giàu các chất dinh dưỡng quan trọng khác, bao gồm magie, sắt, mangan, folate và thiamine.
" alt=""/>Ăn đậu phụ có thể có những rủi ro và tác dụng phụ gì?