
Trường CĐ VHNT DL Sài Gòn có đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên đông đảo, có kinh nghiệm quản lý trong hệ thống các trường cao đẳng và đại học. Riêng mảng Nghệ thuật, có các thầy cô nổi tiếng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đang làm việc và giảng dạy NSND Phùng Thị Bình; NSƯT, Nhạc sĩ, Đạo diễn truyền hình Xuân Đồng; Thạc sĩ, Đạo diễn, NSƯT. Lê Đại Chức; NSND Tâm Chính; NSƯT – Đạo diễn Xuân Hồng, NTK thời trang Nguyễn Việt Hùng; NSƯT - Đạo diễn Đỗ Phương Toàn (Đoàn Quốc); Thạc sĩ – Đạo diễn Nguyễn Bảo Hoàng, Nghệ sĩ – Diễn viên Hữu Nghĩa, Nghệ sĩ – Diễn viên Ngọc Tưởng, ca sĩ Đặng Thanh Sử…
Vì thế, việc nghệ sĩ Đức Hải tạm dừng công việc trong thời gian chờ kết quả xác minh sự việc của các cơ quan chức năng hoàn toàn không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Nhà trường trong công tác giảng dạy và quản lý.
Mặc dù vậy, khi đang bước vào mùa tuyển sinh thứ 16, sự việc của Nghệ sĩ Đức Hải cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hình ảnh và công tác tuyển sinh của Nhà trường. Ngoài chuyên ngành Nghệ thuật, Trường còn đào tạo đa ngành với các nhóm ngành nghề về Kinh tế, Du lịch, Ngoại ngữ, Công nghệ Thông tin, Mỹ thuật công nghiệp.
![]() |
Ông Vũ Khắc Chương, Hiệu trưởng Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn |
Hiện nay, việc nghệ sĩ đứng lớp không hiếm. Người thầy, đặc biệt người thầy lại là nghệ sĩ, người của công chúng cần kiểm soát hình ảnh trên mạng xã hội như thế nào?
Nghệ sĩ có ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng nên bản thân nghệ sĩ phải rất cẩn trọng với từng lời phát ngôn, hành vi trên không gian mạng. Một sự hớ hênh của nghệ sĩ đôi khi lại trở thành một chủ đề bàn tán rộng lớn.
Trừ những sự cố ngoài ý muốn, nhà trường đã lưu ý đến cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên cần có sự chuẩn mực không chỉ ngoài cuộc sống mà còn cả trên mạng xã hội bởi mình là người thầy.
Vai trò nhà giáo của nghệ sĩ buộc họ phải chuẩn mực trong từng hành vi, chuẩn mực trong từng câu nói. Hình ảnh một nghệ sĩ bị “ném đá” có thể là chuyện bình thường trên mạng, nhưng hình ảnh một người thầy bị “ném đá” trên mạng thì thật sự đau lắm, và rất khó chấp nhận. Theo góc độ cá nhân tôi, bạn có thể nói quá về bản thân nhưng đừng quá đà về cái tôi của nghệ sĩ. Có thể nói cho mọi người vui nhưng đừng nói chỉ để bản thân vui. Mọi hành vi và phát ngôn trên mạng xã hội được đặt chế độ công khai cho mọi người xem đồng nghĩa với việc nó là thông tin chính thức của bạn và bạn phải chịu trách nhiệm về điều đó.
Để hạn chế những thị phi (trừ khi họ cố tình) thì nên suy nghĩ kĩ trước những câu từ và hình ảnh sẽ đưa lên mạng xã hội. Nên đưa ra những hình ảnh tích cực, những thông điệp ý nghĩa, hoặc tự quảng bá cho bản thân bằng các dự án nghệ thuật. Nghệ sĩ đã khó như vậy thì một người thầy giáo là nghệ sĩ lại càng khó hơn rất nhiều lần.
Trong đào tạo, nhà trường có lưu ý gì với những sinh viên hoạt động văn hóa, nghệ thuật khi các em trở thành người công chúng?
Hiện nay chúng tôi đào tạo theo 3 hướng: đào tạo sinh viên vừa làm nghệ thuật biểu diễn hoặc nghệ thuật sáng tạo; vừa đào tạo sinh viên ra trường có thể làm thầy giáo; và vừa đào tạo sinh viên có thể hoạt động trong các lĩnh vực về văn hóa, nghệ thuật.
Chương trình học bám sát thực tế, giúp người học hoàn thiện kỹ năng nghề. Sinh viên được thực hành tại hệ thống nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành, công ty phim và các phòng thực hành chức năng theo từng chuyên ngành; được tham gia thực tập tại các đơn vị danh tiếng. Hơn 2/3 tổng chương trình học là thực hành giúp sinh viên hoàn thiện tay nghề, năng lực, kỹ năng để tự tin hòa nhập môi trường làm việc đa lĩnh vực, đa văn hóa.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa bởi trường có khu liên hợp thể thao, giải trí đa năng (bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, gym, võ thuật, yoga, biểu diễn nghệ thuật, piano, thư giãn và phòng karaoke); hệ thống thư viện điện tử, thư viện sách hơn 15.000 đầu sách với không gian đẹp...
Ngoài chuyên môn, nhà trường luôn nhắc nhở các em về đạo đức nghề nghiệp và ý thức giữ gìn hình ảnh của mình trước công chúng.
Lê Huyền
Ông Vũ Khắc Chương, với tư cách Hiệu trưởng Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Du lịch Sài Gòn có được ký quyết định miễn nhiệm chức phó hiệu trưởng đối với nghệ sĩ Đức Hải?
" alt=""/>Hiệu trưởng Trường CĐ Văn Hóa Nghệ Thuật Du lịch Sài Gòn: Sự cố nghệ sĩ Đức Hải ảnh hưởng tới trường![]() |
Bargatze hồi phục sau khi được cấy ghép phổi. Ảnh: Business Insider |
Trong thời gian nằm viện, tình trạng của Bargatze ngày càng xấu đi. Các bác sĩ nói để có thể sống sót, anh cần có hai lá phổi mới. Đến tháng 6, người đàn ông này đã được phẫu thuật cấy ghép phổi như mong muốn.
Bargatze chia sẻ với báo Business Insider rằng, anh đã sốc nặng về cách Covid-19 tấn công cơ thể mình nhanh tới mức nào.
"Virus đã ăn sạch các lá phổi của tôi. Khi các bác sĩ lấy các lá phổi ra ngoài, chúng thực sự trông giống như bã kẹo cao su với đầy các lỗ thủng. Tôi đã rất may mắn khi không bị suy đa tạng", chàng trai trẻ kể.
Bargatze nằm trong số ít người nhiễm virus được ghép cả hai lá phổi thành công. Đến nay, mầm bệnh nguy hiểm đã cướp đi sinh mạng của hơn 687.000 người Mỹ, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins.
Bargatze tin rằng anh bị mắc Covid-19 tại một buổi hòa nhạc ở bang Florida hồi tháng 3 và rất lấy làm tiếc vì điều này. Mặc dù đeo khẩu trang nhưng khi đó anh chưa tiêm chủng. Theo mẹ của Bargatze, điều đó một phần vì anh chưa tới lượt tiêm vắc xin và cũng vì anh lo lắng về các tác dụng phụ của việc chủng ngừa.
Mặc dù đang phải uống tới 50 viên thuốc mỗi ngày nhưng Bargate cảm thấy vui khi có thể đi lại một lần nữa và "biết ơn vì vẫn còn sống". Kể từ khi hồi phục, anh đã tiêm đủ cả hai liều vắc xin Covid-19. Anh dự kiến sẽ quay trở lại làm việc trong tuần này.
Sau biến cố nhớ đời, chàng trai trẻ kêu gọi mọi người tiêm phòng càng sớm càng tốt. Theo Bargatze, nhiều người vẫn tỏ ra "liều lĩnh" ngay cả khi biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao tiếp tục làm gia tăng số ca nhập viện tại Mỹ, đặc biệt là ở những người chưa được chủng ngừa.
"Tôi đang cố gắng làm cho mọi người nhận thức rõ hơn về những gì thực sự có thể xảy ra với loại virus này. Chúng ta không đáng phải trải qua rủi ro", Bargatze nhấn mạnh.
Tuấn Anh
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Chính phủ Singapore quyết định siết chặt trở lại các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn virus lây lan. Trong khi đó, Cuba bắt đầu tái mở cửa đất nước.
" alt=""/>Chàng trai kể chuyện thoát chết sau khi bị CovidNhững cuộc tình một đêm trên ứng dụng hẹn hò
Tôi mới làm đám hỏi được ít ngày và đang gặp chuyện khó xử, xin nhờ mọi người tư vấn. Tôi vốn sinh trưởng trong gia đình không hạnh phúc. Bố mẹ tôi đều thành đạt trong công việc nhưng cuộc hôn nhân của họ lại cực kỳ bế tắc. Bố tôi công khai cặp bồ, về nhà thì ông đánh đập, chửi bới mẹ tôi ngày này qua tháng kháng. Cuối cùng, cả hai ly hôn, tôi sống với mẹ.
Năm 18 tuổi, tôi từ quê lên TP.HCM học đại học. Sống xa cha mẹ, buồn chán, cô đơn, tôi được Huy thấu hiểu, chia sẻ. Tôi và anh đã mau chóng dọn đến sống cùng nhau. Tuy nhiên, sau vài năm chung sống, đến khi ra trường, đi làm, tình cảm của Huy dành cho tôi cứ nhạt dần. Anh lạnh nhạt, xa lánh và cáu gắt khi nói chuyện với tôi. Hôm đó, Huy nói lời chia tay tôi với lý do bố mẹ anh ấy không đồng ý chuyện của chúng tôi. Nhưng mấy tháng sau, tôi bàng hoàng biết tin anh đã cưới một cô gái khác.
Đau khổ, uất hận vì chuyện tình cảm, tôi sống buông thả mất một thời gian. Qua một ứng dụng hẹn hò, tôi quen biết với một chàng trai tên Tuấn Anh. Tuấn Anh trẻ hơn tôi 5 tuổi, là một chàng trai cao lớn, điển trai và rất quyến rũ trong chuyện ấy.
Chúng tôi gặp nhau khoảng 5 lần trong nhà nghỉ, chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu chứ không yêu đương gì. Sau đó, khi tôi nhắn tin hẹn gặp thì Tuấn Anh từ chối và nói rằng cậu đã bắt cặp với người khác. Tôi và Tuấn Anh không gặp nhau nữa. Sau đó, tôi tiếp tục tìm bạn trên ứng dụng hẹn hò này và cũng "tình một đêm" với một vài người nữa.
![]() |
Cuộc gặp gỡ bất ngờ trong lễ ăn hỏi
2 năm trước, tôi xin vào làm ở một công ty chứng khoán. Tại đây, tôi đã gặp được Hòa- chồng tôi bây giờ. Khác với những chàng trai khác, Hòa rất ít nói, đối xử với tôi tử tế và chân thành. Chuyện tình cảm của tôi với Hòa cũng không được gia đình anh chấp thuận. Họ chê tôi quá cá tính, không đoan trang, thùy mị lại lớn lên trong gia đình phức tạp. Nhưng bất chấp mọi khó khăn, Hòa vẫn nắm tay tôi. Anh nói rằng chỉ cần cả tôi và anh đều quyết tâm, chúng tôi sẽ sớm nên vợ nên chồng.
Sau 1 năm 9 tháng yêu nhau, Hòa mang cơi trầu đến nhà tôi hỏi vợ. Tôi rưng rưng xúc động và hứa suốt đời sẽ yêu thương anh ấy. Để chuẩn bị cho lễ ăn hỏi, tôi với Hòa thống nhất sẽ nhờ bên dịch vụ lễ cưới thuê hộ dàn đỡ lễ nhà trai và cả nhà gái. Vì hai chúng tôi đều đã lớn tuổi, bạn bè đều đã có gia đình nên không nhờ được ai cả.
Ngày lễ ăn hỏi của tôi lẽ ra sẽ rất vui vẻ nếu trong đoàn bê lễ của nhà trai không có sự xuất hiện của Tuấn Anh- chàng trai tôi đã quen biết trên ứng dụng hẹn hò năm nào. Nhìn thấy Tuấn Anh, tim tôi đập thình thịch, mặt đỏ lựng. Tuấn Anh dường như đã nhận ra tôi nên suốt buổi, cậu ta nhìn tôi chằm chằm. Vừa nhìn tôi, cậu ta vừa nháy mắt, búng tay rồi cười đầy ẩn ý.
Sau khi nhà trai đi khỏi, tôi nhận được một bức ảnh tôi nằm ngủ trong tình trạng khỏa thân được Tuấn Anh chụp lại. Cậu ta đòi tôi "mua" lại bức ảnh này với giá 10 triệu. "Chỉ cần chị chuyển khoản cho em 10 triệu thì cả em và bức ảnh này sẽ biết mất luôn và chị sẽ có một đám cưới hạnh phúc, suôn sẻ. Còn không, em sẽ in bức ảnh này rồi phát cho từng mâm cỗ trong đám cưới của chị. Đảm bảo quan khách sẽ cảm thấy thích thú hơn xem ảnh cưới của chị nhiều", Tuấn Anh cợt nhả và hăm dọa tôi.
Mấy hôm nay, tôi băn khoăn, không biết phải làm thế nào. Tôi chỉ sợ, nếu đưa tiền cho cậu ta một lần, cậu ta sẽ tiếp tục mang bức ảnh đến đòi tiền tôi. Hiện tại, tôi lo lắng, không biết phải làm thế nào. Xin độc giả tư vấn, cho lời khuyên.
Sau gần chục năm khao khát có con, chúng tôi nhận được tin một em bé cần mái ấm. Hai vợ chồng đã vỡ òa hạnh phúc, không ngờ sự thật phơi bày sau 6 năm khiến tôi chết lặng.
" alt=""/>Ngày ăn hỏi, tôi run rẩy khi nhìn thấy người bê tráp bên họ nhà trai