Con dấu cuối cùng đóng vào cuốn sổ sư tập của anh là con dấu bưu điện tỉnh Lạng Sơn, đóng vào ngày 30/1/2016.
“Nghề chơi cũng lắm công phu”
Năm 2005 đi xuyên Việt lần đầu, khi anh bạn đi cùng say mê chụp ảnh, thì anh Quân nghĩ nếu mình không chụp thì phải có cách để đánh dấu “một cách duy nhất và có tính pháp lý” những nơi mình đã qua.
Và cách đó, theo anh Quân, là “Nếu như khi ra nước ngoài có visa, có dấu xuất nhập cảnh xác nhận mình đi ngày nào, ở đâu, thì với các địa phương trong nước cách tốt nhất là đóng dấu bưu điện.
Công cuộc sưu tập dấu của anh Quân cũng lắm… thăng trầm. Lúc đầu, anh chỉ cầm theo một loạt con tem lẻ, đi đến đâu xin dấu ở đấy. Nhưng sau đó do thấy khó nhìn, anh mới nghĩ cách tổng hợp vào một quyển sổ.
Đóng được hàng chục dấu trong sổ rồi, anh Quân lại nghĩ “Tại sao mình không chọn những con tem đặc trưng của mỗi tỉnh, thành để làm thành bộ sư tập hoàn chỉnh hơn?”.
Con dấu đầu tiên của cuốn sổ mới được đóng vào ngày 13/1/2013, là con dấu của Bưu điện thành phổ Hải Phòng, quê anh Quân.
“Hồi đầu, khi sổ của tôi mới có 2, 3 dấu, tôi lên bưu điện Bắc Giang xin mà không được. Nhân viên bưu điện bảo về nguyên tắc chỉ đóng dấu trên thư, bưu phẩm. Tôi năn nỉ xin, họ chỉ cho gặp hết sếp này tới sếp khác, mãi rồi họ cũng cho.
Còn ở Đồng Tháp, tôi thậm chí phải viết cả giấy cam kết chỉ sưu tập, không dùng vào mục đích gì khác, mới được cộp cho con dấu vào sổ.
Lần tôi tới Bưu điện ở Nha Trang, dấu đã mòn vẹt đi vì đóng nhiều. Tôi mất cả tiếng đồng hồ dùng kéo, dao, khăn, mực để làm sạch dấu để đóng cho rõ hơn.
Nhưng cũng có những nơi mà nhân viên bưu điện rất niềm nở, khi tôi chìa sổ ra họ “À, sư tập tem à, để tôi lấy dấu mới đóng cho đẹp”.
Sau này, khi sổ đã nhiều dấu rồi, thì việc xin dễ dàng hơn”.
Có con dấu tưởng dễ xin nhất nhưng hóa ra lại phức tạp nhất là con dấu của Bưu điện Hà Nội. Anh Quân kể khi vẫn còn dùng cuốn sổ cũ, anh chọn ngày 1/1/2011 để đến bưu điện Hà Nội xin dấu. Tới nơi, không ngờ chị nhân viên lại chìa ra con dấu trên không có chữ Hà Nội, chỉ còn chữ “Giao dịch trung tâm”.
“Tôi quay về hỏi khắp nơi, lên mạng hỏi dân chơi tem, hỏi công ty tem có biết chỗ nào trên dấu còn chữ Hà Nội không, thì được chỉ cho 3 nơi. Thứ nhất là Bưu cục Văn phòng Trung ương Đảng, thứ hai là Bưu cục Khai thác của Hà Nội, và thứ ba là Ga Hà Nội.
Không xin được ở Bưu cục Văn phòng Trung ương Đảng, anh Quân bỏ ra cả một buổi chiều đứng chờ ở cổng Bưu cục Khai thác của Hà Nội – là cơ quan nội bộ chứ không giao dịch với khách hàng. Tôi cứ chờ xem có chị nào trông dễ tính đi ra đi vào thì ra hỏi han và chìa sổ ra trình bày. Cuối cùng thì cũng có chị đồng ý dẫn vào trong cơ quan đóng dấu hộ”.
Đến khi anh Quân làm lại sổ, may mắn là bưu điện Hà Nội đã lại thay con dấu, lần này có đầy đủ chữ.
Còn một bưu điện mà anh Quân nấn ná cho tới phút cuối cùng mới đóng dấu, là Bưu điện tỉnh Lạng Sơn. Lý do là Bưu điện Lạng Sơn cũng đổi dấu không có tên địa phương.
“Mấy năm qua năm nào tôi cũng lên Lạng Sơn một lần, bạn bè đi Lạng Sơn tôi cũng gửi phong bì dán sẵn tem nhờ mọi người lên đấy đóng dấu xem sao. Tôi cũng nhờ nhân viên hỏi các bưu cục trong tỉnh có chỗ nào còn chữ Lạng Sơn trên dấu không mà không có.
Đến vừa rồi, khi dấu của tất cả các tỉnh thành và cũng đã tròn 3 năm kể từ khi làm sổ mới, tôi mới quyết định đóng nốt dấu của bưu điện này, một dấu tròn và một dấu chữ nhật cho đủ bộ”.
Để được đi trọn mọi con đường
Hỏi tại sao nhất định phải đóng dấu ở bưu điện trung tâm, anh Quân cho biết con dấu này có hai ý nghĩa. Thứ nhất là đây là nơi duy nhất có tên tỉnh trên dấu bưu điện – đảm bảo tính duy nhất.
Thứ hai, ở Việt Nam quy ước khoảng cách giữa hai thành phố là khoảng cách giữa hai bưu điện. “Vì vậy khi đến bưu điện thành phố coi như đã đi trọn con đường đến thành phố đó. Đi tới tất cả các bưu điện trung tâm có thể coi là đi trọn con đường đến các tỉnh thành trong cả nước”.
![]() |
Anh Nguyễn Minh Quân (đứng giữa) và các bạn trong một chuyến đi chơi |
Ngoài dấu của các Bưu điện trung tâm, anh Quân còn tìm kiếm dấu của những bưu cục đặc biệt. “Tôi có dấu của bưu cục Năm Căn là điểm tận cùng của đường 1. Nhưng một số nơi tôi muốn mà chưa, hoặc không thể lấy được dấu.
Ngày 30/4/2014 tôi tới bưu cục Lũng Cú (Hà Giang) mà nhân viên ở đó nói dấu cũ đã bị thu lại nhưng vì không ai gửi thư nên họ chưa lấy dấu mới lên.
Bưu cục ở Bờ Y – ngã ba Đông dương – tôi qua đến 3 lần mà chưa có dấu bởi điểm văn hóa xã ở đây chỉ mở của từ 2 – 4h chiều, tôi qua lần nào cũng lệch giờ.
Lần tới Đà Nẵng, tôi lên đỉnh đèo Hải Vân thì thấy điểm bưu điện đã bỏ hoang mấy năm trời”…
Quá trình xin tem đặc trưng của các tỉnh cũng khá khó khăn, và không phải tỉnh nào cũng có, đặc biệt các tỉnh miền Tây. Anh Quân lên các diễn đàn hỏi han, trao đổi được khoảng 50 con tem đặc trưng của 50 tỉnh. Các tỉnh còn lại anh lấy tem có hình ảnh dân tộc đặc trưng để thay thế, ví dụ như Sơn La là tem hình các cô gái Thái…
“Trong 3 năm trời, tôi tự tay mang sổ tới đóng hết ở các địa phương chứ không nhờ ai đóng hộ một dấu nào hết.
Nói thật, khi tập hợp đóng thành sổ rồi là phải quay cuồng tìm cách thực hiện bằng được chứ không phải là tiện đâu đóng dấu đấy như trước. Có khi tôi xin nghỉ phép đi một vệt các tỉnh miền Tây, các tỉnh Nam Trung Bộ. Ở phía Bắc khó đi theo vệt thì tôi nghĩ ra các cung đường rồi rủ bạn bè đi chơi cùng, khi nào họ chụp ảnh mình tranh thủ vào bưu điện đóng dấu. Có lần đi công tác, đoàn nghỉ ở cách trung tâm thành phố Phan Thiết 20 km, trong lúc mọi người ăn trưa tôi đi xe ôm vào thành phố đóng dấu rồi quay về lại lên xe cùng mọi người đi tiếp…” – anh Quân vui vẻ chia sẻ.
“Đóng dấu xong hết rồi là tôi yên tâm rồi, đi đâu không còn phải lo lắng bỏ quyển sổ vào túi, căn giờ hành chính để ra bưu điện. Bây giờ, cứ thong thả mà chơi thôi…”.
Phương Chi
" alt=""/>Bộ sưu tập dấu bưu điện độc nhất của kỹ sư CNTTTại Công ty Thuỷ điện Đồng Nai (TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng), một trong những giải pháp đang được áp dụng hiệu quả, đó là hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001.
ISO/IEC 27001 là tiêu chuẩn quốc tế về thông tin và quản lý an toàn thông tin. Tiêu chuẩn này đã được chuẩn bị nhằm cung cấp các yêu cầu cho việc thiết lập, triển khai, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS). Việc áp dụng ISMS là quyết định mang tính chiến lược.
Công ty Thuỷ điện Đồng Nai - đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy thủy điện Đồng Nai 3 và Nhà máy thủy điện Đồng Nai 4, cho biết, trong quá trình áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin theo ISO/IEC 27001, công ty đã xây dựng và chuẩn hóa hệ thống tài liệu quản lý an toàn thông tin gồm các quy trình, quy định, chính sách.
Hệ thống ISO/IEC 27001 đào tạo và hướng dẫn người lao động hiểu và áp dụng các biện pháp bảo vệ tài sản thông tin của cá nhân, các phòng, phân xưởng của công ty ngày càng tốt hơn.
Hệ thống cũng giúp ban lãnh đạo công ty hoạch định các biện pháp bảo vệ tài sản thông tin quan trọng trong môi trường các mối đe dọa, nguy cơ tiềm ẩn ngày càng cao trong quá trình thực hiện chuyển đổi số.
Năm 2020, Công ty Thủy điện Đồng Nai đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp (QUACERT) – Tổng cục Đo lường chất lượng cấp Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thông tin theo TCVN ISO/IEC 27001:2019 / ISO/IEC 27001:2013.
Hiện, công ty đang tiếp duy trì hệ thống quản lý an toàn thông tin và triển khai chuyển đổi hệ thống ISO/IEC 27001:2013 sang hệ thống ISO/IEC 27001:2022.
“Công ty xác định, công tác chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, nền tảng tất yếu cho việc ứng dụng công nghệ 4.0, phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước, Chính phủ và của ngành điện. Đây là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động của công ty hiện nay và trong thời gian tới”, Giám đốc Thủy điện Đồng Nai Ngô Văn Sỹ khẳng định.
Tương tự, Công ty cổ phần Thuỷ điện Thác Mơ (TMP) cũng chọn giải pháp quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001. Từ năm 2018, TMP đã xây dựng thành công và áp dụng, cải tiến liên tục hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013. Năm 2022, bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 được nâng cấp lên phiên bản 3.
Trong thời gian qua, TMP đã mở khoá đào tạo cho 117 lượt học Hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2022. Chương trình đào tạo gồm: Đào tạo nhận thức tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2022 với các yêu cầu của hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn mới; Đào tạo đánh giá viên nội bộ tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO/IEC 27001:2022 với các hướng dẫn nâng cao năng lực, kiến thức, và yêu cầu cập nhật theo tiêu chuẩn của hệ thống quản lý an toàn bảo mật thông tin; Nâng cấp, cập nhật hệ thống tài liệu văn bản hệ thống quản lý an toàn thông tin của công ty theo ISO/IEC 27001:2022; cập nhật các yêu cầu hệ thống và các kỹ thuật kiểm soát an toàn thông tin, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Gần 30 năm triển khai, dịch vụ này không ngừng được Medlatec hoàn thiện, đổi mới về thời gian di chuyển, chất lượng… để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Lý giải về mức phí nhiều năm không đổi, Ths. Nguyễn Ngọc Lâm - Giám đốc Trung tâm Lấy mẫu bệnh phẩm tại nhà, Hệ thống y tế Medlatec chia sẻ: “Phục vụ cộng đồng chính là phương châm hoạt động của Medlatec được GS. Nguyễn Anh Trí chủ trương giữ vững kể từ khi mới thành lập đến nay. Bởi vậy, chúng tôi luôn mong muốn bình ổn một mức chi phí hợp lý, mọi người dân đều có thể sử dụng dịch vụ xét nghiệm công nghệ cao trong quá trình chăm sóc sức khỏe”.
Với sự phát triển mạnh mẽ, có mặt ở 54 tỉnh thành trên cả nước, lấy mẫu xét nghiệm tận nơi đem đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông minh, tiện lợi đến với đông đảo người có nhu cầu.
“Dù ở miền núi hay đồng bằng, dù mưa rào hay nắng gắt, nhân viên Medlatec vẫn băng băng chinh phục mọi nẻo đường, phục vụ tức thì nhu cầu xét nghiệm của người dân”, Ths. Nguyễn Ngọc Lâm nói.
Đến nay, song hành cùng công tác khám, chữa bệnh trực tiếp tại các cơ sở y tế, dịch vụ này được đông đảo người Việt lựa chọn, nhất là người già sống xa con cái, người bận rộn, bị bệnh nặng đang điều trị tại nhà…
Không ngừng cải tiến chất lượng, nâng cấp dịch vụ với ứng dụng số
Trong quá trình hoạt động, Medlatec không ngừng nâng cao chất lượng xét nghiệm - khám - chữa bệnh, thể hiện qua việc nỗ lực “chinh phục” các tiêu chuẩn kiểm chuẩn chất lượng phòng xét nghiệm. Nổi bật, Medlatec trở thành đơn vị y tế tư nhân tiên phong ở Việt Nam đạt song hành hai chứng chỉ quốc tế ISO 15189:2012 và CAP.
Ngoài dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi với chi phí đi lại không đổi trong nhiều năm, Medlatec còn mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm số trong chăm sóc sức khỏe với ứng dụng y tế số My Medlatec. Ứng dụng này mang lại nhiều tiện ích vượt trội như: đặt lịch xét nghiệm nhanh chóng; tính năng nhận diện khuôn mặt cán bộ lấy mẫu giúp khách hàng Medlatec an tâm sử dụng dịch vụ, phòng tránh trường hợp giả mạo cán bộ Medlatec; chủ động theo dõi được “đường đi” của xét nghiệm với tính năng quản lý tiến trình liên tục cập nhật theo thời gian thực; tra cứu kết quả dễ dàng, tiện lợi.
Để đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm theo yêu cầu tận nơi, liên hệ hotline: 1900 56 56 56, hoặc qua app My Medlatec. |
Thế Định
" alt=""/>DV lấy mẫu xét nghiệm tận nơi Medlatec: Chi phí đi lại 27 năm không đổi