Câu chuyện đã xảy ra từ 5 năm trước và đáng lẽ, tôi nên giấu kín, chôn chặt ở trong lòng nhưng hôm nay, khi đọc bài “Có nên dùng thuốc làm liệt dương để chồng hết trăng hoa?” trên báo điện tử Dân Việt, nghe tâm sự của nhân vật trong bài viết tôi nghĩ mình cần phải kể. Câu chuyện này là bài học kinh nghiệm xương máu của tôi, và có lẽ nó cũng là một bài học đáng để nhiều bà vợ có thói ghen tuông mù quáng đọc và ngẫm nghĩ.
Tôi và anh lấy nhau khi cả hai vừa chân ướt chân ráo ra trường. Với tấm bằng loại xuất sắc ngành xây dựng, anh không khó để tìm được cho mình một công việc đúng chuyên môn lại có thu nhập tốt, nhưng tôi, phải chật vật mãi mới tìm cho mình một công việc hành chính, thu nhập gọi là tạm ổn.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Mọi chuyện ổn thỏa cho đến khi tôi sinh đứa con đầu lòng. Tôi phải nghỉ việc không lương để ở nhà chăm con, vì thế mọi chi phí từ tiền ăn uống, thuê nhà đến tiềm bỉm, sữa cho con đều trông vào đồng lương của anh. Lo chồng vất vả, chưa đầy một tháng ở cữ, tôi tự ngồi dậy, lo cơm nước, giặt giũ, chăm con mà không dám nhờ anh. Thời gian đó, anh vẫn đều đặn ngày đi làm, tối về với vợ con.
Nhưng sau đó, chồng tôi đi sớm về muộn, có những hôm còn đi qua đêm, sáng hôm sau mới trở về nhà trong bộ dạng phạc phờ, ủ rũ. Tôi hỏi thì anh nói do công trình sắp đến ngày nghiệm thu, phải thức đêm làm tại công ty cho kịp tiến độ. Tôi tin anh nói thật và không thắc mắc thêm gì nữa. Nhưng rồi thời gian sau nữa, anh vẫn về rất khuya, lần nào cũng trong tình trạng vật vờ thiếu ngủ, ngáp ngắn ngáp dài như con nghiện.
Có những lần tôi “gợi ý” tận nơi mà anh thẳng thừng từ chối, thậm chí còn cáu gắt. Cả tháng trời, anh không hề chạm vào vợ, nói gì đến “chuyện ấy”.
Tâm sự với cô bạn thân, tôi mới vỡ lẽ, chỉ có một nguyên nhân duy nhất khiến chồng tôi trở nên phờ phạc, lạnh nhạt với vợ như vậy. Chắc chắn chồng tôi có người khác. Có thể trong thời gian tôi bầu bí rồi ở cữ, do quá “bí bách” mà chồng đã tìm được đối tác khác để “giải quyết nhu cầu”. Hoặc cũng có thể, anh đã sa vào lưới tình của một cô nào đó cùng công ty.
Càng nghĩ càng cay cú, tôi tìm mọi cách để khiến chồng tôi trở về với vợ con. Được cô bạn mách có bà lang ở Yên Bái bốc thuốc làm liệt dương hiệu nghiệm lắm, tôi lặn lội đến đó mua về sắc cho chồng uống. Để che đậy hành vi của mình, tôi giả vờ rằng do thấy anh gầy yếu, tôi mua thuốc bổ cho anh uống. Chồng tôi không mảy may nghi ngờ và ngày nào cũng chăm chỉ uống thuốc do vợ sắc.
Một tuần dùng thuốc, cộng với bình rượu quý tôi đã ngâm sẵn trộn với cao trăn, tôi thấy anh càng ngày càng phờ phạc ốm yếu. Có những hôm anh phải xin nghỉ ở nhà vì kêu mệt.
Bề ngoài, tôi giả vờ hỏi han tỏ thái độ quan tâm, xót xa đến sức khỏe của anh nhưng trong lòng, tôi thấy mừng lắm. Cứ nghĩ đến cảnh rồi một ngày không xa anh sẽ “ỉu xìu như bánh đa gặp nước”, rồi cô bồ nào đó của anh cũng sẽ nhổ vào mặt anh trên giường chỉ vì anh không đủ sức “giương sung” khiến tôi cảm thấy đắc thắng.
Nhưng viễn cảnh ấy chắc chắn tôi không bao giờ thấy được vì uống thuốc được khoảng 10 ngày, chồng tôi phải nhập viện vì kiệt sức. Vị bác sĩ điều trị cho chồng tôi gọi riêng tôi ra hỏi. Tôi đành phải khai thật với ông về bài thuốc mà tôi đang cho chồng uống. Vị bác sĩ này cho biết, suýt nữa, tôi đã giết chết chồng vì cho uống thứ thuốc không rõ nguồn gốc ấy.
Ngày ra viện, anh tâm sự do không muốn vợ, con phải khổ và muốn kiếm thêm tiền để tích cóp mua nhà, anh đã ở lại văn phòng nhận thêm việc từ ba, bốn công ty khác để làm: "Sợ con và em mất ngủ nên anh không dám mang việc về nhà. Anh xin lỗi vì đã không nói sự thật cho em biết khiến em phải lo lắng suốt thời gian qua".
Lúc ấy, tôi đã bật khóc. Khóc vì thương chồng, và khóc vì hận chính bản thân mình, chỉ vì ghen tuông mù quáng mà suýt nữa tôi đã hại chết anh - một người chồng, người cha mẫu mực nhất.
(Theo Dân Việt)
" alt=""/>Suýt giết chết chồng vì cho uống thuốc liệt dươngRối loạn lo âu bao gồm nhiều yếu tố khác nhau gây ra như:
- Sang chấn tâm lý: Gặp cú sốc về mặt tinh thần (ly hôn, người thân qua đời, vỡ nợ... ).
- Thường xuyên sử dụng cà phê, rượu, thuốc ngủ khiến tình trạng lo âu thêm nặng.
- Căng thẳng thần kinh (stress): Mối lo về tài chính hoặc bệnh tật mạn tính có thể gây rối loạn lo âu. Tình trạng này thường gặp ở người già hoặc người trẻ tuổi làm việc trong môi trường áp lực cao.
- Theo các nghiên cứu, yếu tố gia đình cũng liên quan đến việc mắc chứng rối loạn lo âu. Trẻ sinh ra trong gia đình có người lớn mắc bệnh thường bị nguy cơ cao gấp 6 lần so với bình thường.
![]() |
Duy trì lối sống lành mạnh để có tinh thần sảng khoái, lạc quan. (Ảnh minh họa) |
Ngày nay, có rất nhiều lời khuyên cho việc chữa trị chứng rối loạn lo âu. Song, điều trị tâm lý là mấu chốt quan trọng nhất nhằm giúp bệnh nhân quen dần với vấn đề làm họ hoảng sợ, góp phần cải thiện bệnh, tránh sự trở lại của những biểu hiện tiêu cực.
Chúng ta có thể phòng ngừa chứng bệnh này bằng lối sống lành mạnh như dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục;không lạm dụng rượu bia, thuốc kích thích; tích cực giao lưu, tham gia các hoạt động xã hội để mở rộng mối quan hệ cũng như tránh được tâm lý chán nản. Đôi khi, chia sẻ với người thân những nỗi buồn, lo lắng hay tình trạng suy nhược (cơ thể, thần kinh) sẽ làm cho tâm lý được giải tỏa, thoải mái và lạc quan hơn về cuộc sống.
Hỗ trợ điều trị Rối loạn lo âu bằng thảo dược
Hiện nay, sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên để hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu cũng là hướng khả thi. Trong đó, điển hình như thực phẩm chức năng Kim Thần Khang được đánh giá là an toàn và thân thiện với cơ thể người bệnh.
Kim Thần Khang có thành phần chính là hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan), một vị thuốc an thần kinh, giải trầm uất, tăng cường lưu thông máu, phối hợp cùng các dược liệu thiên nhiên khác giúp dưỡng tâm, hành khí, giải uất, phá ứ. Kim Thần Khang góp phần cải thiện triệu chứng đau đầu, hư phiền, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, căng thẳng thần kinh. Đặc biệt, giảm hẳn tình trạng hoảng sợ vô căn cứ, ngăn chặn chứng rối loạn lo âu một cách hiệu quả, thiết thực nhất.
Năm 2014, Kim Thần Khang đã vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức.
Lưu ý cho bệnh nhân suy nhược thần kinh: 1. Chế độ dinh dưỡng: - Nên cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và lượng calo trong ngày, bổ sung khoáng chất, vitamin, ăn thực phẩm giàu magie (rau mùng tơi, rau muống, hạt bí, hạnh nhân); dùng thức ăn cung cấp tryptophan giúp an thần (chuối, đậu phộng, hạt sen, thịt gà…). - Không nên sử dụng thức ăn có nhiều chất béo; không dùng chất kích thích, đồ ăn cay nóng, vitamin C, đường tinh chế, muối vào buổi tối. 2. Chế độ sinh hoạt: - Ngủ đều đặn và đúng giờ. Với người suy nhược, ngủ 8-9h/ ngày là hợp lý. - Thể dục - Thể thao: Vận động vào sáng sớm giúp thư giãn thần kinh, kết hợp những trò thể thao nhẹ như bơi, cầu lông, tennis,… - Tránh áp lực công việc, phân bố thời gian học tập, lao động và nghỉ ngơi hợp lý. 3. Dùng sản phẩm Kim Thần Khang: - Hỗ trợ điều trị: Dùng 2-4 viên/lần x 2 lần/ngày. - Nâng cao sức khỏe, phòng ngừa suy nhược thần kinh: Dùng 1-3 viên/lần x 2 lần/ngày. Uống trước bữa ăn 30 phút và dùng từng đợt liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất. |
Điện thoại tư vấn: 04.37757066 / 08.39770707
Truy cập trang web: http://suynhuocthankinh.vn để biết thêm thông tin.
Võ Lê
" alt=""/>Rối loạn lo âu, để lâu gây phiền toái