Trong top 10 nhà phát hành có lượt tải game trên các kho ứng dụng AppStore và Google Play thuộc khu vực Đông Nam Á năm 2020, do tổ chức tiếp thị và nghiên cứu thị trường App Annie công bố, Việt Nam chiếm tới 1/2 doanh nghiệp - Ảnh: App Annie
Số liệu từ báo cáo chuyên về game mobile của SensorTower cũng cho thấy, doanh thu từ các studio game Việt Nam hiện phát hành trên thị trường toàn cầu lên tới hàng chục triệu USD mỗi năm. Chẳng hạn như top 3 công ty phát hành game hiện tại số liệu doanh thu từ App Store và Google play cho thấy, VNG doanh thu phát hành lên tới 87 triệu USD trong năm 2021, trong đó game PUBG doanh thu lên đến 5 triệu USD, Onesoft là 60 triệu USD với game 1945-Airplane shooting games doanh thu 19 triệu USD và Amanotes là 17 triệu USD với game Magic Tile 3 doanh thu 10 triệu USD.
Cần biết rằng, báo cáo này chỉ là doanh thu từ người dùng trả phí từ các kho ứng dụng App Store và Google Play, chưa tính doanh thu về quảng cáo hiển thị. Theo đại diện một nhà sản xuất game trong nước cho biết, nếu tính cả doanh thu về quảng cáo con số có thể gấp 4-5 lần doanh thu ở trên.
Số liệu từ SensorTower quý I/2022, Việt Nam nằm trong top 8 quốc gia có game được tải về nhiều nhất trên thế giới - Ảnh: SensorTower
Cũng theo SensorTower, trong quý I/2022, số lượng lượt tải game của Việt Nam sản xuất và phát hành nằm trong top 8 thế giới, chiếm tới 24% số lượng lượt tải trên toàn cầu. Còn theo data.ai, trong 6 tháng đầu năm Onessoft đứng top 6 về lượt tải game trên toàn cầu với 600 triệu lượt, Amanotes xếp thứ 22 với 180 triệu lượt, iKame 150 triệu và xGame 96 triệu lượt tải xếp lần lượt thứ 31 và 41 thế giới.
Ở lĩnh vực sản xuất game, một trong studio được đánh giá hàng đầu hiện nay là Topebox, hiện công ty này tự phát triển 80 tựa game và được các đối tác phát hành trên toàn cầu. Đáng chú ý còn hợp tác sản xuất cho các nhà phát hành game top đầu thế giới hiện nay như Tencent, EA Game… doanh thu của công ty trong năm 2021 là 2 triệu USD.
Game hàng đầu của Topebox có thể kể đến là Sky Dancer, từng đứng top 1 về lượt tải ở các thị trường như Mỹ, Trung Quốc, Nhật… và cũng là game đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hiện tại ứng top 1 về lượt tải ở thị trường Trung Quốc.
Sky Dancer, game do Việt Nam sản xuất từng đứng số 1 lượt tải tại thị trường Trung Quốc - Ảnh: Google Play
Đáng chú ý, năm 2016 game Politaire của Topebox sản xuất còn đoạt giải game hay nhất của hệ sinh thái AppStore, được trao bởi Apple, đây cũng là lần đầu tiên và duy nhất cho đến nay, một tựa game được phát triển bởi Việt Nam nhận được vinh dự này.
Ngoài Onesoft, Amanotes, Topebox ở trên, có thể kể đến nhiều studio khác của Việt Nam đang sản xuất và phát hành toàn cầu (có khoảng hơn 60 studio – PV) như: IEC Global Pty LTD, WEEGOON, TOH Games, ZITGA, Apero Game Studio, Zego Global Publishing… doanh thu mang về từ vài trăm ngàn đến cả trăm triệu USD mỗi năm.
Chỉ mạnh về game Casual và Hyper Casual
Có một điều thực tế, các game mà Việt Nam sản xuất và phát hành nằm trong top đầu thị trường quốc tế hiện nay chủ yếu là game Casual và Hyper Casual, đây là những game có thiết kế đơn giản, dễ chơi, và nội dung game thường ngắn. Chủ yếu là các game dạng bắn máy bay, thủ thành, xếp hình, tiêu diệt Zombies…
Theo ông Thái Thanh Liêm, Founder và cũng là CEO Topebox cho biết, sở dĩ Việt Nam chỉ làm được các game đơn giản ở trên là do thiếu vốn và nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực thiết kế game.
“Người Việt Nam rất sáng tạo, nên các game đơn giản được sản xuất và phát hành có nội dung thu hút rất nhiều người chơi ở thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để làm được các game chất lượng cao (mid-core và hard-core) lại rất khó, bởi thiếu vốn để đầu tư dài hơi, bên cạnh đó nguồn nhân lực về thiết kế đồ hoạ trong game và thiết kế nội dung game cũng thiếu trầm trọng do không có các nơi đào tạo chuyên ngành về lĩnh vực này”, ông Liêm chia sẻ.
Đồng quan điểm, ông Đào Quang Tuấn, Giám đốc kinh doanh khối game của Funtap cho biết, rất khó để kiếm được nhân lực thiết kế game ở Việt Nam hiện tại. Bên cạnh đó, để phát triển các game chất lượng cao cũng đòi hỏi phải tốn rất nhiều tiền để đầu tư, nhiều studio cũng thử sản xuất các game dạng này, tuy nhiên có nhiều bên game chưa xong đã hết tiền.
Ông Nguyễn Tuấn Huy, Giám đốc Hiker Games cũng cho rằng, rất khó để làm được game chất lượng cao ở Việt Nam, bên cạnh thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực còn thiếu cả đề tài để làm nội dung game.
“Việt Nam không cổ vũ cho game nên dẫn đến thiếu nguồn nhân lực đầu tư vào sản xuất, bên cạnh đó thiếu tiền, chính vì thế nhiều studio sản xuất được 1 đến 2 game chất lượng là đã đóng cửa. Bên cạnh đó, đề tài game cũng phụ thuộc vào nhiều lĩnh vực xung quanh như điện ảnh, truyện tranh, văn học… nhưng ở trong nước cũng thiếu. Ngoài ra, các đề tài game trong nước cũng rất ‘nhạy cảm’, đặc biệt là dính vào lịch sử khiến các studio không biết nên đưa cái nào vào, cái nào không nên đưa…”, ông Huy nói.
Có một điều đáng chú ý, trong hơn 60 studio game Việt Nam đang sản xuất và phát hành game trên toàn cầu hiện nay chỉ có vài studio là đặt ở Việt Nam, điển hình như Topebox và Hiker Games, còn lại đa số đặt công ty ở nước ngoài và đông đảo nhất là Singapore.
Lê Mỹ
Zuckerberg tự tin rằng các sản phẩm của mình, dưới mác Meta, sẽ trở thành những giải pháp thay thế hữu hiệu với giá thành phải chăng hơn nhiều so với Apple
" alt=""/>Việt Nam nằm trong top đầu thế giới về sản xuất và phát hành game di động trên thị trường quốc tếGS Ngô Bảo Châu viết:
"Vì nước Mỹ là nước giàu nhất thế giới nên tất cả con em Việt nam phải chọn tiếng Anh làm ngoại ngữ thứ nhất? Giống như đã từng có lúc Liên xô vĩ đại là mô hình để cả nhân loại dõi theo nên tất cả trẻ con phải học tiếng Nga.
Hiển nhiên việc trẻ con có thể chọn 1 trong 5 sinh ngữ để học như ngoại ngữ thứ nhất là tiến bộ.
Hiển nhiên trong số 5 sinh ngữ đấy phải có tiếng Trung. Để tồn tại bên nách Trung Quốc, chúng ta không có lựa chọn nào khác là buôn bán với họ, nếu có lãi thì tốt, hiểu văn hoá của họ, nếu hiểu họ hơn họ hiểu ta thì tốt".
![]() |
GS Ngô Bảo Châu cho rằng, việc học sinh được lựa chọn nhiều ngoại ngữ để học như ngoại ngữ thứ nhất là chính sách tiến bộ. |
Sau chưa đầy 20 giờ, ý kiến của GS Ngô Bảo Châu đã nhận được hơn 6.000 lượt like và gần 400 lượt chia sẻ trên mạng xã hội Facebook.
Nhiều người chia sẻ với quan điểm của GS Ngô Bảo Châu, cho rằng, với những người học tiếng Anh thì nếu lựa chọn một ngoại ngữ thứ 2 thì tiếng Trung là lựa chọn hàng đầu.
Nickname Hoa Tran viết: "Học 1 ngôn ngữ có rất nhiều người sử dụng trên toàn thế giới thì cơ hội giao lưu nhiều lên, còn việc chọn học ngôn ngữ gì là do sở thích và nhu cầu mỗi người".
GS Hà Huy Khoái cũng chia sẻ quan điểm này, ông viết: "Nếu không là bắt buộc, mà tự chọn, thì tất nhiên càng có nhiều thứ để lựa chọn thì càng tốt thôi!"
Tuy nhiên, một số ý kiến cũng tranh luận ý kiến của GS Ngô Bảo Châu ở nhiều khía cạnh.
Nickname Thanh Tran-Trong cho rằng, chính sách này không ổn vì "ai thích học thì học, không cần phổ cập".
"Từ ngày dân Ba Lan bỏ học tiếng Nga họ phát triển ầm ầm, mà vẫn buôn bán với Nga. Học để nói tiếng Tàu thì dễ, nhưng để ký hợp đồng bằng tiếng Mandarin thì rất khó. Business (kinh doanh) nên ký bằng tiếng Anh, được bảo vệ hơn" - Facebooker này lập luận.
Phản biện quan điểm Thanh Tran-Trong, nickname Qúy Hiên Lê cho rằng, Bộ GD-ĐT không hề có ý định phổ cập tiếng Trung và tiếng Nga.
"Nó chỉ là một quy định có tính chất về mặt pháp lý, để về nguyên tắc 5 tiếng đó là bình đẳng với tư cách là ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam".
"Quan điểm đó có từ cả chục năm nay rồi, và trên thực tế thì tiếng Anh vẫn là ngoại ngữ được dạy ở hầu hết các trường, mấy ngoại ngữ kia chỉ có gọi là thôi (nhưng khi làm đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT vẫn phải làm đủ cả 5 đề Anh, Pháp, Đức, Trung, Nga)" - Facebooker này viết.
Việc dạy thí điểm tiếng Trung Quốc và tiếng Nga từ lớp 3 kể từ năm 2017 được Bộ GD-ĐT đưa ra tại hội nghị bàn về Đề án dạy và học ngoại ngữ 2020 diễn ra 17/9 đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều của dư luận.
Theo giải thích của Bộ GD-ĐT, hiện nay các ngôn ngữ này vẫn đang được giảng dạy ở trường phổ thông từ lớp 6, và là 2 trong 5 ngoại ngữ thuộc môn thi tốt nghiệp THPT. Lần này Bộ chỉ thay đổi để phù hợp với chương trình giáo dục 10 năm dự kiến đưa vào giảng dạy từ năm 2017.
Lê Văn
" alt=""/>GS Ngô Bảo Châu: Học sinh được chọn ngoại ngữ để học là tiến bộCách đây 6 năm, tại Hoa hậu Việt Nam 2014, Kỳ Duyên là người chiến thắng, trong khi Huyền My chỉ giành được ngôi vị Á hậu dù nhận được nhiều khen ngợi về nhan sắc. Huyền My đã có những trải lòng với Báo Giao thông về công việc, cuộc sống, các mối quan hệ, cũng như tin đồn mâu thuẫn với Kỳ Duyên nhiều năm trước.
Mệt rã rời nhưng cảm thấy hạnh phúc vì… kiếm được tiền
Thời gian qua thấy chị năng đi sự kiện. Chị đang cố gắng tận dụng “sức nóng” để tích cóp cho tương lai?
Tôi chưa bao giờ nghĩ mình đang tận dụng sức nóng của tên tuổi để tranh thủ tích cóp. Đó có lẽ chỉ là điều may mắn khi tôi được các nhãn hàng tin tưởng và được làm công việc mình yêu thích
Người ta nói làm Á hậu, Hoa hậu thật thích, chỉ cần trang điểm đẹp, mặc lộng lẫy và cười tươi là có tiền.
Không hề! Công việc này không phải cứ thích thì làm, không thích thì nghỉ. Thậm chí, có khi sốt 40 độ, cảm cúm mệt rã rời… tôi vẫn phải đi làm, vẫn phải trang điểm, ăn vận cầu kỳ, đứng trên giày cao gót vài tiếng đồng hồ, thậm chí cả ngày. Đặc biệt là phải giữ được thần thái đẹp, luôn tươi cười với tất cả. Đó là chữ tín và sự chuyên nghiệp. Có thời điểm, tôi chạy đến 4 sự kiện trong một ngày. Một ngày của tôi bắt đầu từ 3h sáng đến 24h. Người mệt rã rời nhưng vẫn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc vì được gặp gỡ mọi người và… kiếm được tiền (cười).
Nhờ một cuộc thi sắc đẹp và với danh hiệu Á hậu mà khán giả mới biết đến tên tuổi Huyền My. Trong làng giải trí, theo chị, sắc đẹp có phải là yếu tố tiên quyết để đạt được thành công?
Đúng là danh xưng Á hậu là một bàn đạp trong sự nghiệp của tôi. Tôi có cơ hội tiếp xúc, học hỏi với nhiều điều hơn so với các bạn cùng lứa. Nhưng nếu không cố gắng, không nỗ lực giữ gìn hình ảnh và hoàn thiện bản thân thì có lẽ tôi chỉ “nổi” lên ở thời điểm đó thôi, không thể giữ được tên tuổi đến tận bây giờ.
Quan hệ với Kỳ Duyên vẫn bình thường, không mâu thuẫn gì
Cho đến hiện tại, thành công của chị dường như được trải thảm, khán giả nhìn vào đâu để thấy được sự nỗ lực?
Người ta chỉ nhìn được vào những hạnh phúc, thành công của người khác mà rất ít khi nhìn thấy được những khó khăn họ từng trải qua. Để có được Huyền My ngày hôm nay, tôi đã phải cố gắng rất nhiều.
Thời điểm 18 - 19 tuổi, các bạn khác có thể vui chơi thỏa thích, cười nói thoải mái, lê la hàng quán vỉa hè mà không sợ bị tăng cân. Còn tôi, hồi thi hoa hậu phải ép cân, giảm khoảng 4 - 5kg gì đó. Ngày nào cũng phải ăn những món tẻ nhạt như gạo lứt, ức gà... Trong khi đó, em trai tôi lại ngồi ăn pizza ngon lành bên cạnh. Đó thực sự là một cực hình!
Ngoài ra, tôi cũng cảm thấy may mắn khi mới 18 - 19 tuổi, đối mặt với sức ép của dư luận, tôi vẫn được gia đình, bố mẹ yêu thương và bao bọc. Bố mẹ đã truyền cho tôi sức mạnh để vượt qua sóng gió đầu đời để trở thành Huyền My ngày hôm nay.
Sức ép của dư luận, có phải chị đang nhắc đến những ồn ào từ trên trời rơi xuống như: Bị coi là người đứng sau scandal hút thuốc, hút bóng cười của hoa hậu Kỳ Duyên, hay “thả thính” đại gia đã có bạn gái…?
Nhiều khi tôi rất bức xúc, bực mình với những tin đồn thất thiệt. Thậm chí, có lúc tôi muốn hét toáng lên, để nói với mọi người rằng tôi không làm điều đó. Nhưng sau đó tôi hiểu ra rằng, khi người ta đã có suy nghĩ không đúng về mình thì thanh minh có ích gì? Nhất là với những người cố tình không hiểu mình. Vì vậy, cách tốt nhất là im lặng và để thời gian chứng minh, không cần giải thích gì cả!
Có khi nào chị gặp Kỳ Duyên để thẳng thắn giải thích những thông tin trên?
Không! Bạn ấy đâu có hỏi, tôi cũng không thể nào tự nhiên đi giải thích để mọi chuyện càng phức tạp hơn. Thật ra, từ trước đến nay mối quan hệ của tôi và Kỳ Duyên vẫn rất bình thường, không căng thẳng cũng không mâu thuẫn gì cả. Nhiều người cứ suy diễn như vậy thôi.
Thời điểm đi thi hoa hậu, tôi và Kỳ Duyên cũng rất thân thiết và hay đi với nhau. Sau này, tôi nghĩ bạn ấy cũng đã hiểu ra vấn đề, hơn nữa chuyện cũng đã qua lâu rồi. Quan trọng nhất là cả tôi và Kỳ Duyên đều đã lớn, trưởng thành, có hướng đi riêng. Dù người Nam, kẻ Bắc nhưng chúng tôi vẫn hỏi thăm nhau đều đặn.
Mối quan hệ giữa các người đẹp có khi nào “bằng mặt mà không bằng lòng” như những xì xầm của dư luận?
Tôi chưa từng gặp và cũng chưa từng nghe kể về chuyện này nên tôi cũng không rõ!
Thế còn mối quan hệ với Mai Phương Thúy. Tôi có đọc được thắc mắc của khán giả trên Instagram của chị rằng: “Chị còn thân với Mai Phương Thúy không? Dạo này không thấy hai người tương tác với nhau trên mạng xã hội?”
Những gì mọi người nhìn thấy trên mạng xã hội chưa phải là tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống. Hơn nữa, tôi không phải là người thích trưng hết tất cả những suy nghĩ, vấn đề trong cuộc sống của mình lên mạng xã hội. Kể cả có tương tác hay không chưa chắc đã nói lên sự thật về một mối quan hệ. Chị Thúy rất hay giúp đỡ, tư vấn cho tôi những vấn đề trong cuộc sống. Tôi nghĩ chỉ cần người trong cuộc hiểu với nhau là đủ rồi!
Nghe đồn, chị còn sắp lấn sân kinh doanh, nhờ Hoa hậu Mai Phương Thúy tư vấn?
Đúng là tôi đang ấp ủ kế hoạch kinh doanh trong năm nay. Nhưng do đợt dịch Covid-19 nên kế hoạch bị chậm lại. Trong thời gian đó, tôi cũng tranh thủ học thêm những kiến thức về lĩnh vực kinh doanh sắp tới của mình. Tôi cũng chưa kể với chị Thúy về chuyện này.
Tôi với cầu thủ Đức Huy chỉ là bạn
Chị đẹp, thông minh, thành công trong sự nghiệp và lúc nào cũng bận rộn với công việc, giờ lại thêm công việc kinh doanh. Khi nào thì chị tính đến chuyện “yên bề gia thất”?
Thời điểm này, tôi đang muốn tập trung tối đa cho sự nghiệp. Tôi cũng mới 25 tuổi thôi mà, sao phải vội lấy chồng. Nhất là với việc lên xe hoa, mình càng phải khó tính và cân nhắc kỹ càng, chẳng may chọn nhầm người thì càng làm mình khổ hơn! Có rất nhiều người vội vã kết hôn ở độ tuổi quá trẻ, rồi lại vội vã chia tay. Với tôi, 25 tuổi không phải quá trẻ, cũng không phải quá già nhưng cần sự chắc chắn và ổn định.
Phải chăng khi phụ nữ tự chủ về kinh tế, họ thường bớt cần đàn ông hơn?
Cũng có người nói với tôi rằng: “Phụ nữ thế nào đi chăng nữa cũng cần một bờ vai của người đàn ông”. Tôi lại cho rằng, phụ nữ không nhất thiết phải có một chỗ dựa là người đàn ông. Với tôi, hiện tại gia đình là chỗ dựa vững chãi và an yên nhất.
Đúng là tôi đang độc lập, tự chủ và không quá cần đàn ông nữa. Ngày xưa tôi cũng rất mơ mộng, hay mơ về hoàng tử của cuộc đời mình. Một chàng trai sáu múi chẳng hạn (Cười). Nhưng, Huyền My ở tuổi 25 sẽ làm nữ hoàng của cuộc đời mình.
Cầu thủ Đức Huy có giống hình mẫu người đàn ông sáu múi ngày xưa chị từng mơ mộng?
Không. Tôi và Đức Huy chỉ là bạn bình thường thôi! Tôi vốn rất thích bóng đá nên cũng có nhiều cơ hội hợp tác, quen biết với các cầu thủ. Tôi cũng rất quý Huy. Nhưng một lần nữa tôi khẳng định giữa tôi và Huy chỉ là bạn bè!
Vậy, một mẫu người như thế nào sẽ chinh phục được chị?
Hiện tại, tôi chưa có một hình mẫu nào cả. Một khi tình yêu đến thì mọi tiêu chuẩn trở thành vô nghĩa. Nhất là trong thời điểm tôi không có suy nghĩ gì về chuyện yêu đương nên không thể vẽ ra một hình mẫu cụ thể nào cho mình.
(Theo báo Giao thông)
Số đầu tiên của chương trình 'Người phụ nữ hạnh phúc' mùa thứ 4 phát sóng ngày 5/6 trên VTV3 với khách mời Huyền My.
" alt=""/>Á hậu Huyền My: Tôi và cầu thủ Đức Huy chỉ là bạn!