Đặt niềm tin và không bao giờ tiếc nuốiChỉ tới khi bước chân vào giảng đường ngôi trường danh tiếng Aviator College (Florida, Mỹ), Trần Nguyễn Minh Toàn mới thực sự tin rằng, giấc mơ bay hơn một thập kỷ của mình đang dần thành hiện thực.
Hành trình nửa vòng trái đất của chàng trai sinh năm 1989 với nhiều người là dại dột khi bỏ lại sau lưng tất cả, làm lại từ số 0. Thế nhưng, với Toàn, tất cả chỉ vì điều đơn giản: Làm để không bao giờ tiếc nuối.
Trần Nguyễn Minh Toàn là học viên trúng tuyển khóa đầu của Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không VinAviation School. Ngày 18/2/2020, Toàn cùng 19 học viên khác của VAS đã đặt chân tới trường Aviator College (Mỹ), bắt đầu khoá học đầu tiên dành cho 20 trong số gần 170 học viên trúng tuyển VAS.
 |
Trần Nguyễn Minh Toàn, 1 trong 20 học viên của VinAviation School (VAS) vừa chính thức nhập học tại trường Aviator College (Mỹ) |
Đứng giữa khoảng sân lộng gió của ngôi trường nổi tiếng nước Mỹ, Trần Nguyễn Minh Toàn nhớ lại, những năm cấp 3, cả nhà Toàn đều mong con trai sẽ thi vào ngành Y. Trong khi ấy, với Toàn, điều duy nhất chàng thanh niên 18 tuổi muốn khi ấy là được tự tay cầm lái những chiếc máy bay khổng lồ.
Thế nhưng, chính Toàn cũng hiểu, hoàn thành giấc mơ thời điểm ấy là điều quá xa vời. Gói ghém lại mong ước, tất cả những điều Toàn có thể làm khi ấy là thi vào Học viện Hàng không Việt Nam để chờ cơ hội.
Ra trường, Toàn may mắn nhận được công việc trong một hãng hàng không và vài năm sau đã là trực ban trưởng, điều hành bảo dưỡng, kiêm giáo viên kỹ thuật của hãng - một công việc tốt với mức lương ổn.
Thế nhưng, với chính bản thân mình, trong suốt những năm làm việc, có một điều vừa phần nào thỏa mong ước vừa khiến anh nóng ruột là hành trình trên những chuyến bay. Để đảm bảo yêu cầu, một số chuyến bay cần có nhân viên kỹ thuật đi cùng và đó là một phần cuộc sống của Toàn suốt những năm qua.
 |
Aviator College hiện sở hữu đội bay huấn luyện gồm hơn 60 chiếc, giúp học viên có điều kiện thực hành gần như quanh năm |
"Tôi đã trải qua tổng cộng 5.000 giờ bay. Thế nhưng, trong suốt hành trình ấy, mỗi khi nhìn buồng lái máy bay, tôi lại muốn chính mình ngồi ở vị trí đó", Toàn kể.
VinAviation School chính là cơ hội của Toàn. Đây là một phần trong chương trình phi lợi nhuận của Vingroup nhằm đào tạo phi công với chi phí thấp hơn thị trường. Ngay sau khi biết chương trình, Toàn đã đăng ký và chỉ một thời gian ngắn sau đó, Toàn và những học viên khác đã được nhập học tại trường Aviator College, bắt đầu hành trình 12 tháng ở nước Mỹ.
"Khi tôi nghỉ việc, nhiều người bất ngờ lắm, hỏi vì sao có công việc tốt lại bỏ hết, làm lại từ đầu. Thế nhưng, chỉ tôi mới biết, mình thực sự cần làm vậy để không bao giờ tiếc nuối", tân học viên của Aviator College nói.
"Tôi yên tâm vì có điều kiện tốt nhất"
Sự tin tưởng vào chương trình của Vingroup cũng là điều mà Nghiêm Đức Hiếu, bạn cùng khóa với Trần Nguyễn Minh Toàn nhắc tới khi nói về quyết định rẽ ngang ngành báo chí, theo đuổi ước mơ của mình.
Thế nhưng, điều đặc biệt là, chính Hiếu cũng bất ngờ với niềm tin thậm chí còn lớn hơn thế từ gia đình mình. Hiếu kể, trước đó, chính anh đã hai lần ngỏ ý với gia đình để được học phi công ở Thái Lan hoặc Mỹ nhưng đều nhận được cái lắc đầu.
"Thế nên, khi đăng ký vào VinAviation School, tôi không nói trước với gia đình, chỉ lúc thi đỗ mới dám nói với mẹ. Không ngờ mẹ nghe tới Vingroup thì rất tin tưởng và đã đồng ý luôn. Chi phí dự kiến cả khóa là 2,8 tỷ đồng gia đình chấp nhận được. Thực tế, nếu đi học tự túc ở nước ngoài, tổng số tiền phải lên tới hơn 4 tỷ đồng", Hiếu kể.
 |
20 học viên VAS hoà nhập rất nhanh với môi trường học tập mới |
Báo tin về nhà khi vừa đặt chân tới Mỹ, Hiếu cười rằng, đúng là hiện tại cậu không có gì phải lo lắng. "Cảm giác hiện tại là vô cùng hào hứng, nhất là khi đi trong trường, nhìn qua cửa sổ thấy lần lượt từng chiếc máy bay lên xuống. Điều tôi sẽ cố gắng là chăm chỉ, học thật tốt trong 12 tháng tiếp theo ở Mỹ. Được làm phi công là cái đích để quyết tâm của tôi", Hiếu nói.
Trần Nguyễn Minh Toàn cũng không giấu quyết tâm ấy. Theo Toàn, học viên của VinAviation School có lợi thế là được đào tạo ở ngôi trường có tiếng về đào tạo hàng không như Aviator College. Tại đây, các học viên của VAS sẽ được đào tạo theo chuẩn FAA (Mỹ) và EASA (Châu Âu). Tốt nghiệp Aviator, học viên sẽ nhận được bằng phi công tư nhân (PPL), phi công thương mại (CPL) và chứng chỉ bay định năng (IR) do Cục Hàng không Liên bang Mỹ cấp.
"Tôi thấy yên tâm vì ở đây có điều kiện tốt nhất. Số lượng máy bay cũng đảm bảo để học viên được thực hành theo đúng quy chuẩn. Đoàn học viên của VinAviation School cũng được đón tiếp rất nồng ấm, đây là điều đáng quý với người xa nhà như chúng tôi", Toàn chia sẻ.
Minh Tuấn
" alt=""/>Hành trình nửa vòng trái đất của các học viên VinAviation School

- Con trai đầu lòng bị bại não, niềm khao khát có được đứa con lành lặn của vợ chồng chị Hoài tiếp tục sụp đổ khi con trai thứ hai cũng mang chứng bệnh như vậy. Kiệt quệ vì bệnh tật của các con, đôi vợ chồng trẻ lâm vào cảnh cùng cực, nợ nần chồng chất.Mẹ vét túi vài trăm ngàn, con gãy cổ cần 30 triệu đồng phẫu thuật gấp
Gia cảnh éo le, chàng trai gặp tai nạn nguy kịch mong được giúp đỡ
Đó là câu chuyện bi đát của gia đình chị Lê Thị Hoài (SN 1995, ở khối Tân Hải, phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An). Hai đứa con tội nghiệp của vợ chồng chị hiện đang được điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Châm cứu Trung ương.
Chị Hoài cho hay, năm 2014, chị kết hôn cùng anh Phan Hồng Ba (SN 1993). Cùng xuất thân nghèo khó, anh chị chịu khó làm lụng, mong sinh con khỏe mạnh và nuôi được con ăn học thành người.
 |
Cả hai con trai của chị Hoài đều bị bại não |
Hạnh phúc vỡ òa khi cuối năm 2014, cậu bé Phan Hải Phong cất tiếng khóc chào đời. Thế nhưng niềm vui ấy sớm biến thành nỗi lo khi đến tháng thứ 2, Phong có hiện tượng co giật, khóc lóc cả ngày lẫn đêm không ngớt. Đưa đi bệnh viện khám, vợ chồng chị đau khổ khi biết con trai đã bị bại não.
Sau những ngày tháng vật lộn với bệnh tật cùng đứa con đầu lòng, anh chị quyết định sinh thêm con thứ hai với hy vọng cháu sẽ mạnh khỏe, lành lặn. Nghiệt ngã thay, bé Phan Thiên Ân (SN 2016) ra đời cũng mang căn bệnh giống như anh mình.
Nhìn hai đứa con bé bỏng mang bệnh nặng ngày một yếu ớt, vợ chồng anh Ba, chị Hoài đau lòng đến thắt ruột thắt gan. Chỉ cần nghe ở đâu có thầy giỏi, anh chị đều cất công tìm đến, có lúc còn bế con vào tận trong miền Nam tìm thầy điều trị. Vậy nhưng tiền thì mất mà bệnh vẫn đâu hoàn đấy.
 |
Hai bé được điều trị nhiều năm nay nhưng kết quả chưa khả quan |
“Bác sĩ nói trường hợp của hai cháu thuộc vào diện bại não nhẹ, vẫn có khả năng chữa khỏi nếu như được cấy tế bào gốc. Nhưng chi phí một lần cấy là 350 triệu, một bé phải cấy đến 3-4 lần…”, chị Hoài ngập ngừng. sầ
Con số đó lớn quá, có nằm mơ chị cũng không dám nghĩ đến. Mỗi lần lo cho các con vào viện điều trị đã là cả một cố gắng gần như quá sức, nói gì đến khoản tiền khổng lồ kia. Mọi nơi vay mượn được anh chị cũng đã hỏi vay, đến nay không còn khả năng xoay sở được nữa.
Hơn 4 năm qua, vợ chồng chị Hoài đưa các con đi khắp các bệnh viện từ Bắc vào Nam. Tiền bạc, tài sản trong nhà cứ lần lượt “đội nón ra đi". Sinh hoạt phí của gia đình, thuốc men cho hai người con trông chờ vào thu nhập ít ỏi của anh Ba. Anh đi đánh cá thuê ngoài biển, công việc nặng nhọc mà tiền chẳng kiếm được mấy.
 |
Chị Hoài đau khổ, sợ hãi vì không biết làm thế nào có tiền cho con chữa bệnh |
Con bệnh, chị Hoài ở nhà chăm sóc cả hai đứa, không thể đi làm kiếm tiền. Vay mượn nợ nần ngày một chồng chất. Tiền ngân hàng cũng đã đến hạn phải trả. Tình cảnh cứ rối bòng bong. Bất lực, chị chỉ biết ôm con khóc nức nở.
Ngày ngày, chị Hoài phải “đánh vật” mới trông được cả hai đứa, quên ăn quên ngủ. “Có hôm các con ngủ rồi, tôi mới nghe thấy tiếng bụng sôi lục bục, đầu váng vất”, chị nhớ lại. Vất vả, khổ cực là thế nhưng người mẹ chưa bao giờ nghĩ đến chuyện từ bỏ chữa bệnh cho con mình.
Chào chị ra về, câu hỏi cứ băn khoăn, trăn trở trong đầu chúng tôi. Tương lai các cháu sẽ thế nào, anh chị phải làm sao? Ai cũng hỏi nhưng không một ai đưa ra được câu trả lời.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Lê Thị Hoài, khối Tân Hải, phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. SĐT 0355497057 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.309 (các con chị Hoài) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
|
" alt=""/>Cảnh khốn cùng của gia đình nghèo có hai con bệnh bại não