Cơ hội thực tập trong môi trường chuyên nghiệp sẽ đem đến cho bạn những kiến thức và trải nghiệm vô cùng hữu ích
6/ Học hỏi từ những lời gợi ý
Dân gian có câu “Gừng càng già càng cay”. Đừng vội xem thường lời khuyên từ các bậc tiền bối. Cho dù bạn đã may mắn tìm ra được vị trí thật sự phù hợp với mình thì con đường dẫn đến thành công vẫn còn lắm gian nan và thử thách. Chính những lời cố vấn, gợi ý của những người giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc hiện tại, nhận thức được những điều cần thiết cho nấc thang kế tiếp trong sự nghiệp của mình.
![]() |
Những lời chỉ dạy của các bậc tiền bối sẽ là chìa khóa “vàng” giúp bạn tìm ra hướng phát triển trong nghề nghiệp của mình |
5/ Mạnh dạn thử thách
Đừng để cho bản thân trở nên “nhàm chán” khi lúc nào cũng lặp đi lặp lại những từ “Bác sĩ, Kỹ sư, Giáo viên, Cảnh sát…” để nói về nghề nghiệp lý tưởng trong tương lai. Hãy mạnh dạn lựa chọn cho mình một lối đi riêng; thử sức và khám phá bản thân qua những công việc độc,lạ và chất. Biết đâu khi đó, bạn mới tìm thấy được chính mình.
4/ Rút tỉa kinh nghiệm
Có lẽ cách nhanh và hiệu quả nhất để tìm hiểu về một công việc cụ thể chính là việc trao đổi trực tiếp với những người làm trong lĩnh vực đó. Vì vậy, hãy tạo cơ hội mở rộng mối quan hệ của mình, làm quen và học hỏi kinh nghiệm từ họ, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan và chính xác về nhu cầu xã hội cũng như bổ sung được những kỹ năng chuyên môn cần thiết cho công việc sau này.
3/ Vận dụng tốt công thức G+P+V
Sau khi thu thập được đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết, hãy nhìn lại những gì mình có và tìm ra đáp án cho 3 chữ G (Gifts - Tài năng), P (Passion - Đam mê) và V (Values - Giá trị của bản thân). Đó sẽ là một công thức hoàn hảo để bạn có thể tìm ra công việc thích hợp cho bản thân.
2/ Lên kế hoạch nghề nghiệp
Tất cả mọi việc đều cần có một mục tiêu và kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó. Muốn thuận lợi tìm ra được một công việc hoàn hảo, bạn sẽ phải xây dựng một kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn: tự đánh giá bản thân, các bước phát triển sự nghiệp, hiện thực hóa kế hoạch và củng cố uy tín của bản thân. Cho dù ước mơ của bạn có thay đổi, tất cả những điều này vẫn luôn hữu dụng cho nghề nghiệp tương lai.
1/ Sẵn sàng cho cuộc chạy dài hơi
Giờ bạn đã biết được con đường nghề nghiệp mình thật sự muốn theo đuổi là gì. Nhưng hãy luôn nhớ rằng, tất cả những ý tưởng và kế hoạch này rồi sẽ có lúc thay đổi theo từng giai đoạn cuộc đời. Để chạm đến vạch đích cuối cùng trong “đường đua” này, bạn cần rất nhiều thời gian, quyết tâm, nỗ lực và kiên trì. Đây đích thực là một cuộc chạy marathon chứ không đơn giản chỉ là một cuộc chạy nước rút.
![]() |
Chính “sức bền” của bản thân sẽ giúp bạn chạm đến vạch đích của con đường nghề nghiệp (Theo Lifehacker) |
Hội thảo “Thông tin Cử nhân Quốc tế”với sự tham dự của PGS. TS. Tâm lý Huỳnh Văn Sơn Thời gian: Chủ nhật 15/03/2015, từ 09:00 - 11:00 Địa điểm: Ân Nam Cafe - 52 Trương Định, P.7, Q.3, TP.HCM Link đăng ký tham dự: http://www.iei.edu.vn/hoi-thao-thong-tin-chuong-trinh-cu-nhan-quoc-te-ttc-58-tt-798.aspx
|
Doãn Phong
" alt=""/>10 bước đơn giản để chọn đúng nghềThầy Thảo đang hướng dẫn các em học sinh lớp 1 ở bản Aki viết bảng chữ cái |
Xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) có 18 bản với 100% đồng bào Macoong sinh sống.
Những bản như Aki, Tuộc, Troi, Cờ Đỏ… là những địa bàn khó khăn không chỉ về cuộc sống mà còn về sự dạy và học.
Những đứa trẻ ở bản Troi tự chơi với nhau sau giờ học |
Ngoài điểm trường chính, chỉ duy nhất điểm trường Cờ Đỏ có lớp mầm non, các điểm trường còn lại chỉ có bậc tiểu học với hai thầy giáo cắm bản.
Bản Aki là bản có đường đi khó nhất, cả bản có 12 em học sinh, trong đó lớp 1 ba em, lớp 2 ba em, lớp 3 hai em, lớp 4 hai em, lớp 5 hai em học ghép lại với nhau.
Thầy Nguyễn Văn Thảo, một trong hai thầy giáo cắm bản cho biết, ngay từ khi sinh ra đến lúc được đến lớp, các em chỉ nói tiếng của dân tộc mình nên việc dạy và học trở nên rất khó khăn. Để dạy cho các em hiểu, phần lớn các thầy cắm bản đều phải biết tiếng dân tộc.
“Tôi dạy lớp 1, 2 - khi muốn các cháu cầm bút để hướng dẫn cách viết chữ o tôi không thể nói tiếng Việt, nên các cháu sẽ không hiểu. Do đó, tôi phải học tiếng mẹ đẻ của các cháu để hướng dẫn chúng viết và đọc. Khi các cháu học được bảng chữ cái, biết ghép vần thì thầy mới dùng tiếng Việt để giảng bài”- thầy Thảo kể.
Một góc bản Troi |
Đến tuổi học lớp 1, các thầy giáo cắm bản mới vận động đến lớp, lúc đó đám trẻ con mới bắt đầu trọ trẹ đọc, viết tiếng Việt mà như học “ngoại ngữ”.
“Ở những địa bàn xa như thế này, các cô mầm non không thể đi cắm bản được. Khổ nhất cũng chỉ là con đường thôi, họ còn gia đình, con cái nữa. Cũng ngặt một nỗi là không có thầy dạy…mần non”, thầy Thảo pha trò với chúng tôi.
Những thầy cô “đặc biệt”
Điều kiện các bản phần lớn còn gặp rất nhiều khó khăn, địa bàn lại xa nên các thầy trong trường Tiểu học số 2 Thượng Trạch thường luân phiên nhau cắm bản.
Phần lớn các bản đều không có điện thắp sáng, sóng điện thoại, đường đi lại khó khăn nên khách ngoài lực lượng bộ đội Biên phòng và các cán bộ xã, rất ít khi các thầy có khách xuôi ghé thăm.
Lớp học mầm non ở bản Cờ Đỏ |
“Ngày thì lên lớp và vận động các em đến lớp, đêm đến hai anh em nằm hai phòng, nói chuyện dăm ba câu đã lên giường đi ngủ. Vì không có điện thắp sáng nên đêm dài lắm”, thầy Đỗ Hồng Thái cho biết.
Rời Aki, chúng tôi đến bản Troi, bản này có 15 em học sinh với hai thầy Nguyễn Thế Hạnh và Nguyễn Văn Chung cắm bản.
“Thực ra tên tôi là tên con gái, ở đây lại rất buồn nên hai anh em vẫn hay gọi trêu nhau là vợ - chồng cho vui, đỡ nhớ nhà, nhớ vợ con hơn”, thầy Hạnh cười nói.
Ngoài điểm trường chính, chỉ ở bản Cờ Đỏ trẻ em mới được đi học mầm non. Cô giáo duy nhất cắm bản là cô Nguyễn Thị Minh, ở Hạ Trạch.
“Tôi đã lên cắm bản ở đây được 4 năm, mỗi lần đi tôi đều gần như “mất tích” mười ngày, nửa tháng. Nhớ hai con quay quắt nên mỗi lần ra đi là con khóc mẹ khóc. Giá như có điện, hằng ngày gọi về cho con cũng đỡ nhớ hơn”, cô Minh chia sẻ.
Thấy cô giáo cứ thui thủi một mình, dân bản đi bắt được con cá dưới suối, hái được bó rau rừng cũng đưa sang biếu cô. Tình cảm của đồng bào làm cô phần nào nguôi nỗi nhớ nhà.
Rời Thượng Trạch khi chiều xuống, chúng tôi vẫn bị ám ảnh bởi tiếng khóc ré lên khi thấy khách lạ của mấy đứa trẻ con ở bản Cờ Đỏ và giọng ê a đọc bảng chữ cái tiếng Việt mà như đọc ngoại ngữ của mấy em học sinh lớp 1.
Khoảnh khắc ô tô lật lăn như bi đâm vào đầu xe tải
Người phụ nữ choáng váng sau phút đối mặt tử thần
Bé trai thoát chết thần kỳ sau pha va chạm trước đầu xe buýt
Thanh niên lao xuống trước đầu tàu hỏa tự tử và cái kết
Bán tải bị vòi rồng xoay tròn trên mặt đất như đồ chơi
Xe tải bốc cháy ngùn ngụt, tài xế vẫn chạy bon bon
Giông cực mạnh lôi tuột xe bán tải ra khỏi nhà
Cướp dây chuyền bị nhân viên cửa hàng hạ gục
Tài xế 'phê' ma túy gây tai nạn kinh hoàng
H.N.(tổng hợp)
Chờ đèn đỏ quá lâu, tài xế hành động gây sốc; Cô gái la hét hoảng loạn vì rắn độc; Ô tô đang đổ xăng phát nổ kinh hoàng;... là những clip nóng nhất mạng xã hội tuần qua.
" alt=""/>Clip trộm tẩu thoát khi cô gái vừa mở cửa nóng nhất mạng xã hội