
 |
Ông Phùng Xuân Nhạ trong buổi kiểm tra các cơ sở giáo dục ở Đồng Tháp sáng 14/2. |
Bộ trưởng cho biết, hiện nay đã có một số địa phương báo cáo việc sẽ cho học sinh đi học trở lại từ ngày 17/2 sau 2 tuần tạm nghỉ để phòng, phòng chống dịch covid-19.
“Tôi được biết lãnh đạo những địa phương này trên cơ sở tham mưu của Sở Y tế và Sở GDĐT, đã cân nhắc kỹ tình hình dịch bệnh ở địa phương để đưa ra quyết định cho học sinh đi học trở lại” - Bộ trưởng cho hay.
 |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại trường Tiểu học Phú Mỹ, thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp. |
Tuy nhiên, theo người đứng đầu ngành giáo dục, do tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp nên các địa phương cần cân nhắc rất kỹ phương án cho học sinh đi học trở lại, chỉ cho học sinh đi học trở lại khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết thêm, Bộ GD-ĐT cũng đã có các kịch bản ứng phó với tình hình dịch, trong đó có việc lùi các mốc thời gian trong kế hoạch năm học chung, đặc biệt là sẽ lùi thời điểm kết thúc năm học. Đây là cơ sở để các địa phương thuận lợi trong việc giãn khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 và triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh, trong đó có phương án cho học sinh tiếp tục nghỉ học (nếu cần thiết).
“Việc lùi thời điểm kết thúc năm học sẽ gây một số khó khăn cho ngành và các địa phương tuy nhiên qua phân tích vẫn có thể khắc phục được bằng các giải pháp quản lý phù hợp của từng nhà trường, tại từng địa phương. Việc phòng, chống dịch bệnh dù được chuẩn bị tốt đến mấy cũng không thể chủ quan. Vì vậy, các địa phương phải đặc biệt chú ý đến khâu an toàn, an toàn mới đi học, đi học phải an toàn. Tính mạng, sức khỏe của học sinh, giáo viên là trên hết” - Bộ trưởng khẳng định.
Cho nghỉ thêm hoặc thay đổi quyết định vào chiều nay
Cho đến 18h chiều nay, lãnh đạo các thành phố lớn như đã quyết định cho học sinh nghỉ thêm, sau các buổi họp thảo luận với các ngành, quận huyện ở địa phương. Hà Nội cho học sinh nghỉ thêm 1 tuần, còn TP.HCM "chốt" nghỉ hết tháng 2. Bên cạnh đó, TP.HCM còn đưa ra dự định sẽ đề xuất với Chính phủ cho nghỉ hết tháng 3.
Cho đến 15h cùng ngày, Ban chỉ đạo phòng chống dịch của Bộ GD-ĐT đã nhận được báo cáo của 33 tỉnh, thành về việc tiếp tục cho đi học tiếp. Tuy nhiên đến chiều tối nay, đã có một số địa phương quyết định thay đổi. Chẳng hạn, Đồng Nai, Tuyên Quang đã "quyết" lại là cho nghỉ. Tỉnh Thanh Hoá cũng "chốt" cho nghỉ 1 tuần nữa. Tỉnh Hải Dương vẫn cho đi học từ tuần sau, riêng khối mầm non và tiểu học nghỉ đến hết ngày 19/2.
Thuý Nga - Minh Thu - Song Nguyên

33 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học từ tuần tới
- Đã có 33 tỉnh/thành phố báo cáo về Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch virus Covid-19) Bộ GD-ĐT về việc cho học sinh trở lại trường từ ngày 17/2.
" alt=""/>Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ lùi thời điểm kết thúc năm học

- "Báo chí đã và đangtrở thành một trong những kênh cung cấp thông tin có giá trị cho lực lượng côngan trong phòng ngừa, điều tra, khám phá tội phạm",Thượng tướng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm nhấn mạnh, Bộ Công an sáng nay tổ chức gặp mặt, tọa đàm “Vai trò của báo chí trong sựnghiệp bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an nhân dân” nhân kỷniệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

|
Toàn cảnh buổi gặp mặt, tọa đàm
|
Tại đây, các đại biểu đều khẳng định vai trò của báo chí trong sự nghiệp bảovệ an ninh trật tự (ANTT) và xây dựng lực lượng Công an nhân dân (CAND) trongnhững năm qua, nhất là giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, nêu những giải pháp,đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác phối hợp giữa hai bên.
Chủ trì buổi gặp mặt, Thượng tướng, Bộ trưởng Tô Lâm ghi nhận, bày tỏ sự cảmơn đối với sự quan tâm cộng tác, giúp đỡ hiệu quả của các cơ quan báo chí và độingũ những người làm báo đối với lực lượng CAND và sự nghiệp bảo vệ ANTT trongnhững năm qua.

|
Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt
|
Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, báo chí đã kịp thời nhận diện, chủ động đấutranh, vạch trần âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động chống phá, phạm tội củacác thế lực thù địch và các loại tội phạm.
Thực tiễn công tác bảo đảm an ninh, trật tự cho thấy, báo chí đã và đang trởthành một trong những kênh cung cấp thông tin có giá trị cho lực lượng công antrong phòng ngừa, điều tra, khám phá tội phạm.
Nhiều vụ án lớn, nhiều băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức, manh động,liều lĩnh được phát hiện, phản ánh qua báo chí, cung cấp thông tin ban đầu đểtrên cơ sở đó lực lượng công an phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức xácminh, điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh các đối tượng trước pháp luật.
Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Tô Lâm cũng chia sẻ, lực lượng công an trong suốthơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành luôn có sự đồng hành, giúp đỡ củacơ quan báo chí. Điều này thể hiện rõ nét thông qua các hoạt động tuyên truyền,biểu dương những thành tích, chiến công của lực lượng CAND trong đấu tranhphòng, chống tội phạm; làm cho nhân dân hiểu được những khó khăn, vất vả, giankhổ, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ, từ đó thêm tin yêu, cảm phục, tích cực giúpđỡ, ủng hộ lực lượng Công an hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, công tác công an bản chất là công tác dân vận, để mọi tầng lớp nhân dân tổchức triển khai thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước. Do đó công tác tuyên truyền vận động nhân dân là vô cùng quan trọng. Thựchiện được nhiệm vụ này không ai làm hay hơn, tốt hơn lực lượng báo chí.
"Để mọi người dân cảm nhận được cuộc sống hòa bình, yên lành, yên tâm, tintưởng…lực lượng báo chí CAND mặc dù lớn mạnh nhưng cũng không thể hoàn thànhnhiệm vụ này, nếu không có sự giúp đỡ, đùm bọc của nhân dân, sự vào cuộc, chỉđạo, dẫn dắt, phối hợp của các cơ quan báo chí" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

|
Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, cần phải có sự thống nhất cao về nhận thức, hành động giữa hai lực lượng. |
Mục tiêu của lực lượng CAND, không phải chỉ là phá hàng nghìn vụ án, bắt hàngnghìn đối tượng mà phải bảo vệ được chế độ, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyềnđất nước, xây dựng xã hội trật tự kỷ cương, lành mạnh.
"Đối với lực lượng CAND, báo chí cách mạng không chỉ là phương tiện, mà cònlà tấm gương mà lực lượng CAND phải tự soi mình, tự nhìn thấy những khiếmkhuyết, nhược điểm, những vết nhọ trên mặt mình mà chấn chỉnh" - lời Bộ trưởng.
Qua đây, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh, cần có sự thống nhất cao về nhậnthức, hành động giữa hai lực lượng. Bộ trưởngTô Lâm đề nghị Công an các đơn vị, địa phương cần trân trọng và tiếp tục pháthuy truyền thống đoàn kết, gắn bó tốt đẹp, sự giúp đỡ quý báu của báo chí cáchmạng đối với sự nghiệp bảo vệ ANTT trong thời gian qua.
Đồng thời, Bộ trưởng Công an cũng mong nhận được sự quan tâm,ủng hộ nhiều hơn nữa từ phía các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báotrong thăm dò, định hướng dư luận xã hội và bảo vệ ANTT.

Trăn trở lớn nhất của Bộ trưởng Tô Lâm
Dù bận rộn với lịch làm việc dày đặc cuối năm, Bộ trưởng Công an Tô Lâm vẫn dành cho VietNamNet buổi trò chuyện.
" alt=""/>Bộ trưởng Tô Lâm: Báo chí là nơi lực lượng công an tự soi mình
Vợ chồng là phải đồng cam cộng khổ và có phúc cùng hưởng, luôn sát cánh bên nhau không rời cả khi khó khăn hay thuận lợi. Nếu chỉ vì chút khó khăn đã muốn rũ bỏ trách nhiệm thì tình nghĩa vợ chồng còn lại gì?Vợ bị tai nạn, chồng nhờ bố mẹ vợ chăm hộ
Vân (26 tuổi) chia sẻ cô và Trọng kết hôn được gần 2 năm và vẫn chưa sinh con. “Lương của hai vợ chồng chưa cao, mẹ chồng tôi lại thường xuyên đau yếu, vì thế chúng tôi muốn ổn định kinh tế thêm, sau đó mới lên kế hoạch mang thai”, Vân nói.
Cách đây 2 tháng Vân bị tai nạn giao thông gây nứt xương ống chân. May mắn không đến mức gãy xương nhưng Vân vẫn phải bó bột, mất thời gian khá lâu mới hồi phục. Trong sinh hoạt hàng ngày cô vẫn cần người chăm sóc.
“Sau khi xuất viện về nhà được 3 hôm thì chồng bỗng đưa ra một đề nghị khiến tôi sững sờ”, Vân kể. Trọng muốn Vân về nhà ngoại dưỡng thương, để bố mẹ vợ chăm sóc cho cô.
“Bên này anh phải đi làm cả ngày, mẹ thì già cả sức khỏe kém, thật sự không có ai chăm lo cho em được. Em ở đây thì chính bản thân em cũng phải chịu thiệt thòi. Phụ nữ đi lấy chồng chẳng phải vẫn thích về nhà mẹ đẻ hay sao? Đợt này em có thể về với bố mẹ khá lâu rồi, anh sẽ thường xuyên sang thăm em...”, Trọng giải thích với vợ.
 |
|
Vân lặng người không biết phải trả lời anh ra sao. Đề nghị của Trọng là điều mà cô chưa từng nghĩ tới. Gia đình cô điều kiện không tốt, bố mẹ hơn 60 tuổi vẫn bán hàng ở chợ để mưu sinh. Nếu phải chăm thêm một người bị thương nằm liệt giường thì ông bà cũng rất vất vả.
Trong lúc Vân còn đang miên man suy nghĩ thì nhận được điện thoại của mẹ giục cô nhanh về bên nhà. Lúc ấy cô mới biết Trọng đã gọi điện trước cho mẹ vợ để nhờ vả. Vân im lặng không nói thêm gì nữa, nhờ chồng thu dọn đồ đạc rồi về nhà mẹ đẻ.
Món quà tê tái cho anh chồng “khôn hết phần thiên hạ”
Vân tâm sự: “Tôi ở bên nhà mẹ đẻ gần 2 tháng thì chồng qua chơi được vài lần với lý do công việc bận rộn. Số tiền tôi dành dụm được từ trước đã trả hết chi phí điều trị trong bệnh viện, vậy nên thời gian đó đều là ông bà nuôi tôi”.
Có lần Vân nhắc chồng gửi tiền sinh hoạt cho bố mẹ cô thì Trọng trợn trừng kinh hãi: “Bố mẹ nuôi con gái mà còn đòi tiền à? Trần đời anh chưa thấy ai như vậy”.Ông bà chẳng bao giờ đòi hỏi hay ca thán, có điều Vân thương bố mẹ không có điều kiện, từ lúc cô về ông bà phải tốn kém mua sắm rất nhiều thứ.
Ông bà vừa quay cuồng với quầy hàng ở chợ, đến bữa lại về nấu cơm cho cô, đêm hôm cũng chẳng được ngon giấc vì con gái. Nhìn bố mẹ như vậy mà Vân thương đứt ruột.
Sau hơn 2 tháng sức khỏe của Vân hồi phục hoàn toàn, Trọng vui mừng tới đón vợ về. Thời gian qua cô đi vắng, trong nhà không ai cơm nước, dọn dẹp, anh luôn mong ngóng đến ngày này. Ai ngờ thấy chồng đến đón Vân lại tỉnh bơ: “Tôi không về đâu, tôi ở lại đây chăm sóc bố mẹ”.
“Anh ta to giọng bảo tôi đã đi lấy chồng thì nhà chồng mới là nhà mình, sao lại đòi ở lại nhà đẻ với bố mẹ”, Vân cho hay. Lúc ấy cô mới nhìn thẳng chồng chậm rãi nhấn mạnh từng chữ:
“Khỏe mạnh thì ở lại phục vụ anh và nhà chồng, còn ốm yếu không làm được gì thì về nhà đẻ cho bố mẹ chăm sóc? Anh thật sự khôn hết phần thiên hạ đấy. Kết hôn là để có người nương tựa, giúp đỡ lẫn nhau, cho đi và nhận lại tương đồng. Lấy chồng mà vẫn về làm khổ bố mẹ thì thôi tôi ở nhà phụng dưỡng báo hiếu ông bà! Đấy là tôi mới ốm nhẹ, nếu tình huống thảm hại hơn thì chắc anh đá ngay tôi ra đường rồi nhỉ?".
Nói xong Vân đưa ra lá đơn ly hôn đã ký sẵn khiến Trọng tái xám mặt mày. Đúng là anh đã ích kỷ và toan tính, không muốn phải vất vả, cực nhọc chăm sóc vợ nhưng anh không hề muốn ly hôn. Song dù Trọng có xin lỗi thế nào Vân cũng không tha thứ. Hai người chưa có con, niềm tin và tổn thương khó lấy lại, cô kiên quyết chọn phương án ly hôn.
Theo Gia Đình và Xã Hội

Quyết rời bỏ người đàn ông giàu có để trút hẳn gánh nặng đeo 3 năm
Tôi vừa rời bỏ một người đàn ông giàu có, 'hoàn hảo' với xã hội để chọn ra đi tay trắng và bình an. Mọi người bảo tôi điên rồ, nhưng hãy nghe 1 lần tôi nói.
" alt=""/>Vợ bị tai nạn, chồng lập tức nhờ nhà ngoại chăm hộ